Cập nhật diễn biến dịch bệnh Vũ Hán ngày 20/2: 1.600 người được giao nhiệm vụ ‘xóa tin đồn’

20/02/20, 02:35 Tin trong ngày

Cập nhật các diễn biến mới nhất tình hình dịch corona virus gây viêm phổi tại Vũ Hán, Trung Quốc vào ngày 20/2/2020 theo SCMP: Số người tử vong tại Trung Quốc là 2.005 người, số nhiễm là 75.122. Tại Việt Nam, có 16 ca nhiễm và không có trường hợp tử vong.

Tóm tắt’Dịch corona tại Việt Nam

Dịch corona tại Việt Nam 

Trực tiếp CẬP NHẬT DIỄN BIẾN DỊCH VIÊM PHỔI VŨ HÁN
  TOÀN CẦU TRUNG QUỐC VIỆT NAM
SỐ CA NHIỄM 75.122 74.129 16
SỐ CA TỬ VONG 2.005 2.000 0
SỐ NGƯỜI PHỤC HỒI 12.624   7
  • Sau tuyên bố hết dịch, tỉnh Khánh Hòa cho biết đã phát hiện 2 du khách Nga nghi ngờ nhiễm Covid-19. [NEW]
  • Tỉnh Khánh Hòa tuyên bố hết dịch. 
  • Tiệm bánh ACB của ông chủ Kao Lực Sĩ đang tạo ra cơn sốt bánh mì thanh long, giải cứu thanh long cho bà con nông dân. Tại điểm bán bánh, người mua phải xếp hàng chờ hơn 15 phút để mua, nhưng ai nấy cũng kiên nhẫn, bởi đây là một hành động đẹp và việc làm ý nghĩa trong mùa dịch. 
  • Học sinh ở một số tỉnh thành được cho nghỉ học đến 23/2, một số nơi khác nghỉ đến hết tháng 2. 
  • Bố của nữ công nhân trở về từ Vũ Hán được xác nhận là ca nhiễm thứ 16 tại Việt Nam. 
  • Theo RFI, tính đến ngày 12/02/2020 có 1.957 người nhập cảnh ở TP. HCM đang được giám sát.
  • Tỉnh Vĩnh Phúc quyết định cách ly xã Lôi Sơn, huyện bình xuyên, người dân được hỗ trợ 40.000/ngày. 
  • Nhiều tỉnh thành trên cả nước, người dân phát tặng khẩu trang miễn phí 
Khắp nơi trên cả nước, người dân mở các điểm phát tặng khẩu trang miễn phí phòng dịch virus corona. (Ảnh: Đông Phương)

Diễn biến dịch corona ở Trung Quốc 

  • Tỉnh Hà Nam chính thức công bố 2 trường hợp nhiễm virus corona với thời gian ủ bệnh siêu dài, trong đó một trường hợp 94 ngày, và trường hợp còn lại là 34 ngày. Thời gian ủ bệnh dài có thể gia tăng khả năng lây nhiễm, khó phát hiện bệnh. [NEW]
  • Trong tình trạng thiếu thốn vật tư, y tế, các bác sĩ điều trị bệnh nhân cho biết hiện giờ phương pháp điều trị là “tùy ý”, căn cứ theo hiện trạng bệnh nhân và thiết bị hiện có để tiến hành xử lý, phần lớn bệnh nhân không được điều trị đúng cách. [NEW]
  • Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 mạnh hơn virus SARS 20 lần. Trong khi đó, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc tuyên bố “có thể phòng ngừa và điều trị được”. [NEW]
  • Cái chết của đạo diễn Thường Khải đã tạo nên rất nhiều sự chú ý bởi ông là một người có tiếng tăm. Theo sau cái chết của ông, người ta cũng phát hiện được rằng, người chị đã qua đời của Thường Khải chính là nữ y tá tại bệnh viện Vũ Xương. Khi chị gái của Thường Khải tử vong do nhiễm virus, đã có cá nhân đăng tải thông tin lên mạng, nhưng nhà cầm quyền tuyên bố đó là tin đồn từ thế lực nước ngoài. Vụ việc lại tiếp tục dấy lên những chỉ trích đối với hành động che giấu của chính quyền. [NEW]
  • Tình hình lây lan dịch bệnh ngày càng khó lường, 3 gia đình ăn cùng một nhà hàng ở Quảng Châu đã nhiễm bệnh, quận Phiên Ngung đã đóng cửa phong tỏa sau khi phát hiện một người giấu bệnh đã tiếp xúc với rất nhiều y bác sĩ không có phòng hộ. 
  • Giám đốc bệnh viện Vũ Xương ở Vũ Hán là Lưu Minh Trí qua đời vì nhiễm virus corona chủng mới. Trở thành giám đốc bệnh viện đầu tiên nhiễm bệnh và qua đời. Thời điểm hiện tại Trung Quốc đã có 3 giáo sư và 6 viện sĩ qua đời.
  • Việc những người nhiễm bệnh đột ngột ngã quỵ trên đường phố được các chuyên gia lý giải nguyên nhân có thể là do “bão cytokine”, hội chứng giải phóng cytokine, xảy ra khi hệ miễn dịch chống lại mầm bệnh. Bão cytokine cấp độ nặng nhất có thể gây tử vong. 
  • 40 cabin đốt rác và xác động vật đã được đưa đến hỗ trợ Vũ Hán. Mỗi cabin có thể thiêu hủy trong vòng 2s và mỗi ngày có thể xử lý 5 tấn xác chết. Có người đã thốt lên: “Thật kinh khủng… có bao nhiêu người đã chết”.
Cabin đốt xác được kiểm nghiệm và thông qua hồi tháng 1, đã được đưa đến Vũ Hán nhằm hỗ trợ vùng dịch bệnh
Cabin đốt xác được kiểm nghiệm và thông qua hồi tháng 1, đã được đưa đến Vũ Hán nhằm hỗ trợ vùng dịch bệnh. (Ảnh: Weibo)
  • Căn tin bệnh viện Đệ Nhất ở Vũ Hán cầu cứu, yêu cầu được viện trợ thực phẩm. 
  • Tình hình dịch bệnh tại Vũ Hán chưa có dấu hiệu dừng lại, trong khi đó dịch châu chấu ở châu Phi lan sáng Pakistan, Ấn Độ và hiện đang tiến về phía Trung Quốc, mặc dù các chuyên gia khẳng định việc này sẽ không xảy ra.
  • Truyền thông Trung Quốc hôm 17/2 đưa tin ông Thường Khải (Chang Kai), một đạo diễn tại Hãng phim Hồ Bắc, đã qua đời vì nhiễm virus corona chủng mới (covid-19), cha mẹ và chị của ông cũng qua đời. Bản di chúc của Thường Khải để lại cho biết, cha mẹ ông khi nhiễm bệnh đã đến bệnh viện nhưng không có giường nằm, hai vợ chồng Thường Khải đã khẩn nài hết nước mắt nhưng không thể làm gì hơn. Lời cuối cùng, ông nói: “Vĩnh biệt, những người tôi yêu và những người yêu tôi”.
  • Thành phố Vũ Hán đã bị cách ly hoàn toàn, nhưng thêm vào đó một số nhà dân có người nhiễm bệnh đã bị khóa cửa ngoài và đóng đinh vào cửa. Rốt cuộc là phòng dịch bệnh hay thảm sát? Việc cung cấp thực phẩm cho các gia đình bị cách ly cũng không được đảm bảo, từng có vụ việc một phụ nữ vì quá đói đã tìm cách ra ngoài và ngã lầu tử vong. 
Một nhà dân bị đóng đinh khóa trái cửa để cách ly trong diễn biến dịch bệnh tại Vũ Hán.
Một nhà dân bị đóng đinh khóa trái cửa để cách ly trong diễn biến dịch bệnh tại Vũ Hán.
  • Các lò hỏa táng tại Vũ Hán đăng tin tuyển nhân viên có thể làm đêm với yêu cầu “mạnh mẽ và không sợ ma”. Một số cư dân mạng cho biết, thực tế có những cái xác bị hỏa táng không phải là xác chết mà là người còn sống.
  • Một cụ già từng đến Vũ Hán rồi sau đó nhập viện tại quận Phiên Ngung, thành phố Quảng Châu cách đây 10 ngày, nhưng che giấu việc mình từng đến Vũ Hán. Kết quả, cụ già nhiễm bệnh và lây nhiễm cho các y bác sĩ điều trị. Bệnh viện này buộc phải tiến hành cách ly, 200.000 cư dân địa phương như ngồi trên đống lửa. 
  • Một file ghi âm cuộc đối thoại nội bộ giữa các quan chức Trung Quốc bị rò rỉ trên mạng, thông tin từ đoạn ghi âm cho thấy tình hình dịch bệnh rất nghiêm trọng, có những trường hợp người nhiễm bệnh không có triệu chứng nào cho đến lúc chết (cái chết xảy ra đột ngột). 
  • Báo cáo nội bộ từ chính quyền Trung Quốc cho thấy virus Covid-19 xuất hiện biến thể, không thể chữa khỏi và có thể để lại di chứng. 
  • Một tiếng nổ rất lớn gần bệnh viện Lôi Thần Sơn, không ai biết đó là âm thanh của cái gì, hiện tại một số người giải thích đó là âm thanh của máy bay vận chuyện vật tư đến bệnh viện.
  • Trong tình trạng bị phong tỏa nhà, phố và cả tỉnh thành, việc truyền nhiễm bệnh tại Hồ Bắc trở nên nghiêm trọng. Tại thôn Thiên Môn Phong đã xảy ra án mạng, trưởng thôn bị chặt đầu. 
  • Các bác sĩ kêu gọi nhà sư, linh mục cầu nguyện cho các linh hồn ở Vũ Hán vì quá nhiều bất công và ban đêm đầy tiếng khóc của họ. 
  • Phó Giám đốc bệnh viện Trung Sơn Thượng Hải là Chung Minh, trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến với phóng viên đã cho biết, bệnh viêm phổi do Covid-19 gây ra không những gây tổn thương phổi mà còn tấn công gan tim thận và hệ thống tuần hoàn máu. Thuốc Remdesivir được đưa vào sử dụng tại bệnh viện Kim Ngân Đàm hiện tại chỉ được chỉ định cho bệnh nhân nhẹ, bệnh khởi phát trong vòng 8 ngày. Trong khi đó bệnh nhân nguy kịch rất khó để cứu chữa, vì bệnh nhân sẽ bước vào giai đoạn suy kiệt nội tạng rất nhanh, bệnh tấn công tim gây viêm cơ tim cấp tính có thể dẫn đến đột ngột tử vong.
  • 20 sĩ quan cảnh sát của chính quyền Trung Quốc xác nhận tử vong trong đợt dịch viêm phổi gây ra do virus corona. 
  • Ngày càng nhiều trường hợp tử tử do nhiễm bệnh, đặc biệt ở người lớn tuổi, thiếu thốn chăm sóc y tế, sợ lây lan cho thành viên trong gia đình, tuyệt vọng không lối thoát. Một cô gái có người cha nhiễm bệnh đã tìm cách tự sát cho biết: “Người Vũ Hán sinh ra vốn lạc quan, nhưng hiện giờ họ không thể lạc quan nổi”. 
  • Truyền thông Hồng Kông đưa tin, lực lượng quân đội và cảnh sát vũ trang Trung Quốc đang có biểu hiện nhiễm bệnh nghiêm trọng, 46 thành viên quân đội và gia đình thuộc lực lượng hải quân xác nhận nhiễm bệnh. Theo đó, 2.500 quân nhân bị cách ly. 
  • Tính đến ngày 10/2, 4 thành phố lớn ở Trung Quốc là Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Trùng Khánh đã tuyên bố đóng cửa. Tập Cận Bình đeo khẩu trang khi xuất hiện ở Triều Dương, thẩm tra công tác phòng chống dịch bệnh. 80 thành phố ở Trung Quốc đã bị phong tỏa. 
  • Công dân Hoa Kỳ đầu tiên qua đời ở Vũ Hán do nhiễm virus corona là giáo sư di truyền học Hồng Lăng từ đại học Khoa học Công nghệ Hoa Trung tại Vũ Hán. Ông là chuyên gia về các căn bệnh hiếm gặp ở người. 
  • Hơn 9.000 người ở thành phố Thiên Tân sẽ bị cách ly do liên quan đến ổ dịch tại siêu thị bách hóa Bảo Trì, người bị cách ly bao gồm nhân viên siêu thị và khách hàng đã có mặt tại đó vào ngày 31/1. 
  • Một người đàn ông 56 tuổi ở Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, sau khi ra khỏi nhà và không đeo khẩu trang, đến siêu thị mua thực phẩm và đã nhiễm bệnh. Theo điều tra, ông chỉ có 15s tiếp xúc với một với một phụ nữ 61 tuổi nhiễm bệnh lúc đi siêu thị. 
  • Ngày 5/2, tỉnh Liêu Ninh tuyên bố đóng cửa 14 thành phố, tỉnh Giang Tây cũng tuyên bố đóng cửa tất cả các khu vực. Như vậy tính đến thời điểm ngày 6/2, toàn Trung Quốc có 3 tỉnh thành với 65 thành phố tuyên bố phong tỏa. 
  • Trang Reuter cho biết, chính quyền Trung Quốc dự định hoãn Đại hội Nhân dân toàn quốc trong diễn biến dịch bệnh dự đoán chưa thể kết thúc vào tháng 3/2020. Trong các phiên họp gần đây của chính quyền Trung Quốc, nhiều quan chức đã thoái thác vì không muốn tiếp xúc với Lý Khắc Cường, người mới trở về từ Vũ Hán. 
  • Sáng 5/2, 350 người Mỹ đã lên chuyến bay rời khỏi Vũ Hán, một số người trong đoàn sẽ bị cách ly trong 14 ngày.
  • Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, Triều Tiên cũng xuất hiện 7 ca nhiễm virus corona. 
  • Bác sĩ chuyên khoa mắt Lý Văn Lượng qua đời. 

Bác sĩ Lý Văn Lượng là 1 trong 8 vị bác sĩ dũng cảm công bố thông tin dịch bệnh tại Vũ Hán đã qua đời ở tuổi 34 vào ngày 6/2 do nhiễm virus corona. Bác sĩ Lý và đồng nghiệp từng công khai sự bùng phát của dịch bệnh từ chợ hải sản vào chiền 30/12/2019. Hai ngày sau đó, bác sĩ Lý bị cảnh sát triệu tập. Ngày 10/1, ông có triệu chứng ho sốt và đã tự cách ly. Đến ngày 12/1, ông được đưa đi điều trị, nhưng đến ngày 24/1 mới được xét nghiệm chuẩn đoán có nhiễm virus corona hay không. Kết quả nhiễm virus có vào ngày 1/2. Việc chuẩn đoán nhiễm virus corona của bác sĩ Lý tại sao lại bị trì hoãn đến hơn 10 ngày? 

Bác sĩ chuyên khoa mắt Lý Văn Lượng, 1 trong 8 vị bác sĩ dũng cảm công bố thông tin dịch bệnh tại Vũ Hán đã qua đời ở tuổi 34 vào ngày 6/2 do nhiễm virus corona.
Bác sĩ chuyên khoa mắt Lý Văn Lượng, 1 trong 8 vị bác sĩ dũng cảm công bố thông tin dịch bệnh tại Vũ Hán đã qua đời ở tuổi 34 vào ngày 6/2 do nhiễm virus corona.

Chính quyền Trung Quốc ứng phó dịch bệnh Vũ Hán như thế nào?

  • Ba nhà báo của tờ Wall Street Journal là Lý Triệu Hoa, Đặng Siêu và một phóng viên người Ý đã bị chính quyền Trung Quốc tịch thu thẻ phóng viên. Nguyên nhân được cho là vì họ đã đăng bài chỉ trích phản ứng ban đầu của ĐCSTQ đối với tình hình dịch bệnh Vũ Hán. [NEW]
  • Đội ngũ chuyên gia y tế của WHO đã đến Trung Quốc nhưng không được đưa đến Vũ Hán và các thành phố khác ở Hồ Bắc. Họ chỉ đến Bắc Kinh, Quảng Đông và Tứ Xuyên. Tờ SCMP trích dẫn nhận định của Giáo sư Adam Kamradt-Scott công tác tại đại học Sydney: “Điều này phù hợp với nỗ lực của ĐCSTQ nhằm che giấu sự thật về dịch bệnh”. [NEW]
  • Ngăn chặn tin đồn và đàn áp chính kiến quan trọng hơn ngăn ngừa dịch bệnh, cựu giáo sư đại học Thanh Hoa là Hứa Chương Nhuận hiện đang bị quản thúc tại gia sau khi từ An Huy trở về Bắc Kinh, tài khoản Weichat của ông cũng bị khóa. Ông Hứa Chương Nhuận chính là người đã đăng bài viết “Những người tức giận không còn sợ hãi”, chỉ trích Tập Cận Bình xử lý kém việc lây lan dịch bệnh. [NEW]
  • Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã cho phát hành 600 tỉ nhân dân tệ tiền giấy để ngăn ngừa dịch bệnh. Động thái này được cho là bước chuẩn bị cho việc ngắt kết nối Internet hoàn toàn ở nhiều tỉnh thành và để duy trì ổn định. Lạm phát quy mô lớn cũng sẽ xuất hiện. [NEW]
Bản in của tờ báo Kathmandu Post ngày 18/2 với tiêu đề "Sự che giấu của Trung Quốc đã khiến cuộc khủng hoảng coronavirus ngày càng tệ hơn".
Bản in của tờ báo Kathmandu Post ngày 18/2 với tiêu đề “Sự che giấu của Trung Quốc đã khiến cuộc khủng hoảng coronavirus ngày càng tệ hơn”. (Ảnh: NTDTV)
  • Tin độc quyền từ Epoch Times cho biết, một tài liệu nội bộ của Ban Tuyên giáo Hồ Bắc tiết lộ rằng chính quyền Hồ Bắc đã thành lập 11 nhóm tuyên truyền thời chiến. Hơn 1.600 người đã được huy động để theo dõi dịch bệnh trực tuyến 24 giờ mỗi ngày, xóa thông tin nhạy cảm và sử dụng các phương pháp “xóa tin đồn trực tuyến (online)” và “đả kích ngoại tuyến (offline)” để đối phó với thông tin thật được lan truyền trên Internet. Vào ngày 14/2, nhóm người này đã xóa được hơn 54.000 tin đồn và theo dõi được hơn 400.000 bình luận. [NEW]
  • Hôm 17/2, Sở Y Tế Thượng Hải cho biết sẽ tiến hành tiêm huyết tương người khỏi bệnh để điều trị người nhiễm Covid-19. Chuyên gia Mỹ cảnh báo đây không phải là biện pháp điều trị hữu hiệu và cần nghiên cứu chuyên sâu.
  • Ngày 17/2, Trường Đảng Trung Ương ĐCSTQ ở Bắc Kinh tuyên bố “kiến quyết không để Bắc Kinh sụp đổ”. Phó Giám đốc trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Bắc Kinh cho biết 1 người thuộc một đơn vị ở Bắc Kinh đã nhiễm bệnh và có 71 người bị cách ly để theo dõi, trong đó đã có người có kết quả dương tính. 
  • Hôm 16/2, hai tài liệu nội bộ ĐCSTQ đã được công bố trực tuyến cho biết, Đại học Kỹ thuật Hải quân và Trung tâm Y tế công thuộc Đại học Phục Đán Thượng Hải đã phát ra công văn yêu cầu thực hiện các biện pháp ứng phó dịch bệnh vào ngày 2/1. Điều này càng cho thấy việc chính quyền Trung Quốc đã che giấu dịch bệnh khiến tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát. 
  • Để kiểm soát tình hình dịch bệnh, ĐCSTQ đã hình thành nhóm “Hồng tụ chương” để bắt giữ và đánh đập người dân. Những người đeo dải băng đỏ ở cánh tay trái này được xem là phiên bản Hồng Vệ binh thời dịch bệnh virus corona. 
  • Một nữ y tá bệnh viện sau khi đăng thông tin tiết lộ việc thiếu vật tư y tế, quần áo bảo hộ làm gia tăng nguy cơ phơi nhiễm, cô đã bị bắt viết kiểm điểm 3 lần và nhận tội “tung tin đồn”. Cư dân mạng nhận định: “Đầu tiên là tước quyền nói, sau đó là đả kích sự tôn nghiêm của bạn và cuối cùng là buộc bạn vứt bỏ lương tri, điều ác độc như thế này chỉ có ma quỷ mới có thể làm ra được”. 
Ba lần viết kiểm điểm của nữ y tá vì tiết lộ việc thiếu quần áo bảo hộ tăng nguy cơ phơi nhiễm bệnh. Nữ y tá cuối cùng phải thừa nhận "tung tin đồn".
Ba lần viết kiểm điểm của nữ y tá vì tiết lộ việc thiếu quần áo bảo hộ tăng nguy cơ phơi nhiễm bệnh. Nữ y tá cuối cùng phải thừa nhận “tung tin đồn”.
  • Đại hội Nhân dân Toàn Quốc lần thứ 13 ở Trung Quốc sẽ được xem xét trì hoãn để giảm nguy cơ nhiễm chéo và củng cố các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.
  • Truyền thông đại lục hôm 15/2 đã cho đăng tải bài phát biểu của ông Tập Cận Bình vào hôm 3/2, trong đó ông Tập Cận Bình nói rằng ông đã đưa ra yêu cầu phòng ngừa và kiếm soát dịch bệnh vào ngày 7/1. Điều này cho thấy ông Tập đã tiếp nhận thông tin dịch bệnh từ ngày 7/1 và đã có chỉ thị. Vào ngày 10/2, nhiều quan chức Vũ Hán và Hồ Bắc bị cách chức. Mâu thuẫn giữa chính quyền Trung Quốc ở địa phương và trung ương đã cho thấy dấu hiệu khủng hoảng chính trị phe phái tại Trung Quốc đang ngày càng sâu sắc. 
  • Nhiều người không đeo khẩu trang đã bị lực lượng cảnh sát và đội an ninh dùng bạo lực bắt giữ.
Cảnh sát và nhân viên an ninh dùng bạo lực bắt giữ những người không đeo khẩu trang.
Cảnh sát và nhân viên an ninh dùng bạo lực bắt giữ những người không đeo khẩu trang. (Ảnh chụp màn hình)
  • Cô gái Vũ Hán với biệt danh “Berman” được gọi là Lý Văn Lượng thứ hai. Vào ngày 24/1, cô gái nhập viện vì bị viêm phổi do nhiễm virus corona, sau đó cô đăng video kể về những bất công mà mình phải chịu trọng quá trình điều trị, cách ly. Tuy nhiên trong video thứ hai, Berman lại gửi lời xin lỗi và nói rằng “chúng ta phải tin vào đất nước, tin vào chính phủ”. Hiện trên Weibo xuất hiện thông tin cho biết cô gái đã qua đời, người đăng bài viết cũng nói rằng cô đã bị ép buộc nói những lời này để có được điều kiện chăm sóc y tế tốt hơn.
Cô gái có biệt danh "Berman" được cho là đã qua đời và từng bị ép buộc "cải chính" những cáo buộc của mình đối với hoạt động chăm sóc người nhiễm dịch viêm phổi.
Cô gái có biệt danh “Berman” được cho là đã qua đời và từng bị ép buộc “cải chính” những cáo buộc của mình đối với hoạt động chăm sóc người nhiễm dịch viêm phổi ở Vũ Hán. (Ảnh: NTDTV)
  • Một phụ trách xã Giang Ngạn ở Vũ Hán đã khóc trong một bản ghi âm nói rằng: “Nếu không nói, thì tôi không thể đối mặt với người dân của xã, cũng thấy hổ thẹn với lương tâm của chính mình”. “Người dân Vũ Hán hiện giờ rất nhiều điều bất bình, giống như nồi áp suất sắp nổ tung, nếu cứ tiếp tục như vậy, Vũ Hán chắc sẽ có chuyện lớn”.
  • Một độc giả của Epoch Times gửi lời cảm ơn đến tòa soạn và nói rằng “Chính bài báo của các bạn đã cứu sống tôi và cuộc sống gia đình tôi, nếu tôi không quay về thì hậu quả thật không thể tưởng tượng”.
  • Sau Phương Bân Vũ Hán, “Phương Bân” Quảng Tây đã hét lên: “ĐCSTQ mang thảm họa đến cho cả nước, mà chịu đựng nhiều nhất vẫn là người dân”
  • Đề xuất cử chuyên gia Hoa Kỳ đến hỗ trợ Vũ Hán vẫn chưa được phía Trung Quốc tiếp nhận, hiện tại nhóm tiên phong của WHO đến Trung Quốc cũng không có sự tham gia của chuyên gia Hoa Kỳ. 
  • Hôm 10/2, cư dân Vũ Hán tiết lộ chính quyền một số địa phương thông báo ngắt kết nối Internet một phần để ngăn chặn tin tức dịch bệnh bị phơi bày.
  • 20.000 bác sĩ và y tá đã đến hỗ trợ Vũ Hán, vài người trong số họ nhắn nhủ rằng giới tinh hoa Trung Quốc có thể một đi không trở lại
  • Phương Bân, người từng đến các cơ quan chữ thập đỏ, bệnh viện để ghi hình trực tiếp tình hình dịch bệnh Vũ Hán, đã bị cảnh sát bắt giữ. Thông tin được xác nhận từ phóng viên địa phương và bạn bè của anh. 
  • Phóng viên Trần Thu Thực (Chen Qiushi) được gia đình báo mất tích hôm 7/2 khi đang ở Vũ Hán thu thập tin tức và thông tin về dịch bệnh. 
  • 5 trường hợp bác sĩ tương tự bác sĩ Lý Văn Lượng, cố gắng cung cấp thông tin về dịch bệnh đã bị công an giam giữ 5 đến 10 ngày. Những người này ở Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam, Chung Tường ở Hồ Bắc và tỉnh Thanh Hải.
  • Nhiều trường hợp tự tử đã xảy ra sau khi phát hiện nhiễm virus corona. Trong đó có một trường hợp một người đàn ông đói, kiệt sức và nhiễm bệnh đã than khóc và sau đó từ nhảy cầu bộ hành xuống đường tử vong. Người ghi hình những cảnh tượng diễn ra vào thời điểm đó đã được cảnh sát nhắc nhở “không được đăng video lên mạng”.

Video: Tiếng kêu thảm thiết từ hòm sắt vận chuyển bệnh nhân

  • Một cô gái được cho là ở tỉnh Hắc Long Giang do không nhận được thông báo cấm lưu thông phương tiện cơ giới, cô bị cảnh sát chặn lại và lôi ra khỏi xe, sau một lúc giằng co, cô gái đã bị bất tỉnh, cư dân mạng cho rằng cô bị cảnh sát gây tổn thương phần cổ dẫn đến tê liệt hoặc có thể mất mạng. 
Cô gái ở tỉnh Hắc Long Giang bị cảnh sát giằng co lôi ra khỏi xe và bất tỉnh. Nhiều người cho rằng cô bị gãy cổ có thể dẫn đến liệt hoặc mất mạng.
Cô gái ở tỉnh Hắc Long Giang bị cảnh sát giằng co lôi ra khỏi xe và bất tỉnh. Nhiều người cho rằng cô bị gãy cổ có thể dẫn đến liệt hoặc mất mạng.
  • Cái chết “2 lần” của bác sĩ Lý Văn Lượng đã châm ngòi chuỗi những bất bình dồn nén lâu nay trong xã hội Trung Quốc, đặc biệt là việc chính quyền Trung Quốc che giấu dịch bệnh dẫn đến tình trạng dịch bệnh ngoài mức kiểm soát như hiện nay. Phong trào #tôi muốn nói nổ ra trên mạng đã nhận được 1,8 triệu lượt đọc và tạo ra 8.164 cuộc thảo luận. Tuy nhiên, các bài viết liên quan sau đó đã bị xóa.
  • Ký túc xá sinh viên bị trưng dụng làm điểm kiểm dịch, đồ đạc bị vứt xuống sàn. 
Đồ đạc của sinh viên bị vứt ra khỏi phòng, ký túc xá được trưng dụng làm điểm kiểm dịch. Dịch corona bùng phát ở Trung Quốc.
Đồ đạc của sinh viên bị vứt ra khỏi phòng, ký túc xá được trưng dụng làm điểm kiểm dịch.

Số người chết và nhiễm bệnh thật sự trong dịch viêm phổi ở Trung Quốc

  • Chuyên gia bệnh truyền nhiễm của Imperial College London đã đưa ra bản báo cáo đánh giá thứ 4 về tình hình dịch bệnh ở Vũ Hán, theo đó đến cuối tháng 1 sẽ có hơn 20.000 người nhiễm bệnh mỗi ngày ở Vũ Hán, và tỉ lệ tử vong tính riêng tại Hồ Bắc có thể lên tới 18%. 
  • Ngành công nghiệp xử lý xác chết yêu cầu cung cấp hàng triệu túi đựng xác chết làm dấy lên những nghi ngờ về số người chết thật sự trong đợi dịch bệnh này. 
  • Theo một nghiên cứu của các chuyên gia bệnh truyền nhiễm ở Anh, mỗi ngày Trung Quốc có thêm khoảng 50.000 người nhiễm bệnh. Tình trạng cô lập diện rộng làm gia tăng số người nhiễm bệnh, thông tin trên các phương tiện truyền thông cho thấy có gia đình tử vong nhưng thi thể không được thu thập mà bị vứt trực tiếp ra đường. 
  • Phóng viên Epoch Times đã có những cuộc phỏng vấn độc quyền với chủ của một lò hỏa thiêu, tính toán từ những thông tin được cung cấp cho thấy số người chết ít nhất là hơn 10.000 người. 
  • Lượng khí Lưu huỳnh Dioxit bốc lên từ khu vực Vũ Hán tương đương lượng hỏa táng hơn 14.000 thi thể. 
  • Phóng viên Epoch Times phát hiện có khoảng ít nhất 341 xác người được hỏa táng mỗi ngày tại 2 lò hỏa thiêu, theo đó những người chết không phải vì dịch bệnh phải chờ đợi hơn 1 tuần mới được xử lý. Như vậy, tình hình dịch bệnh tại Vũ Hán có thể đã vượt xa những thông báo chính thức từ chính quyền Trung Quốc. 

Truy tìm nguồn gốc virus corona gây đại dịch tại Trung Quốc

  • Một chuyên gia y tế của Trung Quốc là Ngô Văn Quyên, trưởng khoa hồi sức tích cực (ICU) ở bệnh viện Kim Ngân Đàm, trong buổi phỏng vấn với BBC đã cho biết, “bệnh nhân số 0” là một người đàn ông 70 tuổi, mắc bệnh Alzheimer và bị liệt, từ lâu đã không thể đi ra ngoài. Bệnh nhân số 0 là người phát hiện nhiễm bệnh đầu tiên và là nhân vật quan trọng để xác định nguồn gốc virus đang gây sự chú ý. [NEW]
  • Chính phủ Liên bang Nga chính thức công bố: Virus viêm phổi Vũ Hán là “nhân tạo”.[NEW]

  • James Lyons-Weiler, nhà nghiên cứu cấp cao ở đại học Pittsburgh trong các buổi phỏng vấn với báo chí đã cho biết, virus corona chủng mới (covid-19) sử dụng công nghệ nhân tạo và khẳng định là đến từ phòng thí nghiệm. Ông nói rằng, những nhân tố lạ được tìm thấy trong bộ gen Covid-19 không thể tồn tại trong môi trường hoang dã. 
  • Trước thông tin chưa xác định nguồn gốc virus corona đến từ chợ hải sản hay phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, giáo sư trường đại học công nghệ Nam Hoa đã đăng bài báo cáo “Nguồn gốc có thể của chủng virus corona mới”. Bài báo cung cấp thông tin cho biết, Trung tâm phòng chống dịch bệnh Vũ Hán, cách chợ hải sản khoảng 280m, cũng từng nghiên cứu dơi và xảy ra việc nhà nghiên cứu bị dơi cắn. Theo bài báo cáo này, trung tâm phòng chống dịch bệnh Vũ Hán cũng có thể là nguồn phát tán dịch bệnh.
  • Hiện tại Trung Quốc đang truy tìm tung tích của “bệnh nhân số 0”, người đầu tiên nhiễm virus corona gây viêm phổi và lây truyền nó cho người khác. Một số người chỉ ra rằng bệnh nhân số 0 này là Hoàng Yến Linh, một nghiên cứu viên tại Phòng thí nghiệm P4 thuộc Viện nghiên cứu virus Vũ Hán. Theo nguồn tin này thì cô Hoàng đã qua đời, và thi thể cô sau đó đã lây nhiễm bệnh cho nhân viên hỏa táng. Tuy nhiên, chuyên viên nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm P4 là Thạch Chính Lệ và nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm virus cúm là Trần Toàn nói rằng họ không biết trong viện nghiên cứu có Hoàng Yến Linh hay không, và khẳng định “Không ai nhiễm bệnh từ Viện nghiên cứu Vũ Hán”. 
  • Tỷ phú Quách Văn Quý hôm 8/2 đã đăng video tiết lộ, dịch bệnh Vũ Hán là kết quả đấu tranh nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tuyệt nhiên không phải là hành vi có tổ chức. 
  • Được cho là nguồn gốc phát tán dịch bệnh, thế nhưng chợ hải sản Nam Hoa đã đóng cửa và không để lại vết tích nào nhằm giúp các nhà khoa học có thể tìm ra vật chủ trung gian lây truyền chủng virus corona mới. Theo đó, khi chưa xác định được vật chủ trung gian, thì nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh vẫn chưa được loại bỏ triệt để. 
  • Phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán bị phát hiện thay đổi thiết kế trong quá trình xây dựng thi công, theo đó phía Trung Quốc đã không làm theo thiết kế thỏa thuận với Pháp, và thiết kế bị thay đổi này làm tăng khả năng rò rỉ virus.
  • Nhà trắng yêu cầu các chuyên gia Hoa Kỳ tiến hành điều tra nguồn gốc chủng virus corona mới gây dịch bệnh tại Vũ Hán trước những nghi ngờ cho thấy virus này có thể xuất phát từ Phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán.
  • Tiến sĩ Francis Boyle, người đã soạn thảo Đạo luật chống khủng bố Vũ khí Sinh học 1989 của Mỹ đã đưa ra một tuyên bố chi tiết, xác nhận virus corona Vũ Hán 2019 là một dạng vũ khí tấn công Chiến tranh Sinh học. 
  • Trong đại dịch corona, dân Trung Quốc lùng mua thuốc trị HIV. Nguyên nhân xuất phát từ thông tin thuốc trị HIV có thể chửa khỏi dịch bệnh, theo đó nhiều nghi vấn dấy lên cho rằng virus corona là sản phẩm nghiên cứu do Phòng thí nghiệm P4 thuộc Viện virus học Vũ Hán triển khai.

(Thông tin được cập nhật từ Epoch Times và NTDTV)

Tình hình dịch viêm phổi do virus corona trên thế giới

  • Số ca nhiễm bệnh trên Diamond Princess tính đến ngày 20/2 là 620 người. Chuyên gia phòng chống dịch bệnh Kentaro Iwata của Nhật đã đăng tải video ông bị đuổi không được tham gia vào việc phòng chống lây nhiễm bệnh trên con tàu này. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng bảo vệ an toàn cho những người trên con tàu Diamond Princess. [NEW]
  • Nhật hoàng không tổ chức sinh nhật vì dịch Covid-19. [NEW]
  • Tại Nhật Bản tính đến ngày 18/2 đã xác nhận có 519 ca nhiễm bệnh, trong đó có 454 người nhiễm bệnh là hành khách tàu Diamond Princess. 
  • Tính đến ngày 19/2, Mỹ đã có 24 ca nhiễm Covid-19, tình hình cúm mùa song song khiến một số bệnh viện ở Hoa Kỳ thiếu khẩu trang, theo đó việc phụ thuộc vào nguồn cung vật tư y tế cũng trở thành vấn đề.
  • Nhật Bản phát hiện 99 ca dương tính với virus corona, đưa số người nhiễm bệnh trên du thuyền Diamond Princess lên 454. Trong khi đó, phía Mỹ cũng thông báo có 14 người xác định nhiễm virus covid-19 trong đoàn du khách trở về Mỹ.
  • Bộ Y tế Ontario, Canada cho biết hai bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại địa phận của họ đã được điều trị khỏi các triệu chứng, tuy nhiên mầm virus có thể vẫn tồn tại trong cơ thể nên bệnh nhân sau khi được xuất viện đã nhận yêu cầu tự cách ly tại nhà.
  • Ổ dịch Covid-19 trên tàu du lịch Diamond Princess đang bị cách ly tại cảng Yokohama, Nhật Bản đang diễn biến theo chiều hướng hết sức phức tạp. Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato, cho biết đã phát hiện thêm 44 trường hợp nhiễm corona, nâng tổng số ca nhiễm trên tàu lên 218 người.
  • Một cụ bà ở Nhật đã qua đời vì nhiễm Covid-19. 
  • WHO công bố tên chính thức của virus corona gây dịch viêm phổi ở Trung Quốc là Covid-19, trong đó ‘co’ là corona, ‘vi’ là virus, ‘d’ là disease.
  • Tổng thống Donald Trump đưa ra dự đoán dịch bệnh sẽ kết thúc vào tháng 4. 
  • Frank Plummer, chuyên gia về SARS, cúm H1N1 và virus Ebola đã chết do đau tim khi tham dự hội nghiên cứu ở Kenya. Một số cơ quan truyền thông Ấn Độ cho rằng nguyên nhân cái chết của ông giữa tâm bão corona tại Trung Quốc có thể không đơn giản.
  • Khoảng một nghìn người Đài loan tiếp tục bị kẹt lại Vũ Hán do những những hiềm khích giữa Bắc Kinh và Đài Bắc. 
  • Một công dân Mỹ và một công dân Nhật Bản được xác nhận đã chết tại Vũ Hán do nhiễm virus corona. 
  • Mỹ tuyên bố hỗ trợ 100 triệu USD cho Trung Quốc và các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch corona. Trước đó, Hoa Kỳ đã gửi tặng Trung Quốc 17.8 tấn vật tư y tế bao gồm khẩu trang, quần áo bảo hộ, gạc y tế và các vật dụng thiết yếu khác.

Triệu chứng nhiễm virus corona – Covid-19

Triệu chứng khi nhiễm virus corona.
Các triệu chứng bệnh viêm phổi gây ra bởi 2019-nCoV.

Các triệu chứng được báo cáo gồm sốt trong 90% trường hợp mắc bệnh, mệt mỏi và ho khan trong 80% trường hợp, 20% bị khó thở và suy hô hấp chiếm 15%. X-quang ngực đã tiết lộ các dấu hiệu ở cả hai phổi. 

Báo Guardian cho biết trong các trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân còn suy yếu nội tạng. Do đây là viêm phổi do virus, thuốc kháng sinh không có tác dụng, các loại thuốc chống virus hiện tại được dùng cho bệnh cúm thông thường cũng không hiệu quả.

2019-nCoV còn có khả năng gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi hay viêm cuống phổi đối với những trường hợp có hệ miễn dịch kém, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ em. 2019-nCoV lây từ người sang người thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. 

Cách phòng ngừa nhiễm Covid-19 

Dưới đây là khuyến cáo của Bộ y tế về phòng ngừa virus corona:

  1. Nếu đang có dấu hiệu như sốt, ho hoặc khó thở, cần tránh đi lại, du lịch. Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ của bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cần chia sẻ thông tin về lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
  2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không nên chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Hạn chế tiếp xúc với những người bị ho, sốt.
  3. Che kín miệng và sử dụng khăn giấy hoặc tay áo khi ho hoặc hắt hơi. Bỏ khăn giấy vào thùng rác ngay sau khi sử dụng, rồi rửa tay.
  4. Báo ngay cho các nhân viên hàng không, ô tô, đường sắt nếu xuất hiện dấu hiệu ốm khi di chuyển, du lịch. Đến cơ sở y tế cáng sớm càng tốt.
  5. Dùng các loại thực phẩm được đun nấu chín.
  6. Ở nơi công cộng, không khạc nhổ bừa bãi. Không nên tiếp xúc gần với động vật nuôi hoặc hoang dã.
  7. Khi tới chỗ đông người hoặc tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh nên đeo khẩu trang.
  8. Sử dụng khẩu trang đúng cách, khẩu trang phải che kín miệng khi đang sử dụng.
  9. Đối với các loại khẩu trang dùng 1 lần cần vứt bỏ ngay vào thùng rác sau khi dùng và sau khi bỏ khẩu trang cần rửa tay sạch.
Rửa tay đúng bằng xà phòng là biện pháp hữu hiệu phòng ngừa virus gây bệnh.
Rửa tay đúng bằng xà phòng là biện pháp hữu hiệu phòng ngừa virus gây bệnh.
  • Đối với những trường hợp vừa trở về từ Trung Quốc, cần lưu ý một số điều sau:

  1. Tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà trong vòng 14 ngày. Để được hỗ trợ khi cần, cần khai báo với các cơ sở ở nơi gần nhất
  2. Phải thông báo ngay với cơ sở y tế nơi gần nhất để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu xuất hiện các dấu hiệu như sốt, ho, khó thở, đồng thời cần đeo khẩu trang bảo vệ
  3. Để có biện pháp hỗ trợ tốt nhất, cần gọi điện trước để thông tin về triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây.
  • Đối với những trường hợp đến Trung Quốc, cần lưu ý một số vấn đề sau:
  1. Không nên đến Trung Quốc trong dịp này nếu không có việc thực sự cần thiết
  2. Với những trường hợp bắt buộc, hạn chế ra khỏi nhà, áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y Tế
  3. Phải thông báo ngay đến có sở y tế gần nhất nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở để được tư vấn, thăm khám, điều trị kịp thời
  4. Để có biện pháp hỗ trợ tốt nhất, cần gọi điện trước để thông tin về triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây.
Cách đeo và tháo khẩu trang đúng để ngăn ngừa lây nhiễm virus corona.
Cách đeo và tháo khẩu trang đúng để ngăn ngừa lây nhiễm virus corona. (Ảnh: CafeF)

Khải Hoàn (t/h)

 

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

    Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

    Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

x