GS Chương Thiên Lượng: Nguyên nhân dịch bùng phát ác liệt ở TQ và cách vượt qua kiếp nạn

03/01/23, 09:00 Góc Nhìn

Giáo sư Chương Thiên Lượng, một nhà bình luận của giới truyền thông, đã thuật lại cụ thể những câu chuyện về bệnh dịch trong lịch sử cổ đại và hiện đại, về đợt bùng phát dịch kiểu sóng thần hiện nay ở Trung Quốc đại lục với số lượng lớn người chết, đồng thời ông đã chia sẻ phương pháp vượt qua kiếp nạn.

Giáo sư Chương Thiên Lượng. (Ảnh qua Youtube)

Hiện tượng lịch sử Không ngừng lặp lại: Ôn dịch thường phát sinh vào cuối mỗi triều đại

Làm sao chúng ta có thể tránh được bệnh dịch? Tất nhiên nhiều người sẽ nói cần rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, cố gắng không đến những nơi đông người, đây là tất cả những điều chúng ta cần chú ý về mặt vệ sinh cá nhân nói chung và là những điều chúng ta có thể làm ngay bây giờ. Nhưng điều tôi muốn nói đến là một cách khác để tránh bệnh dịch.

Nhiều bạn bè biết rằng tôi đã từng thực hiện một loạt bài giảng lịch sử quy mô lớn tên là “Tiếu đàm phong vân”, về cơ bản kể về lịch sử chính thức của Trung Quốc, bắt đầu từ thời Đông Chu cho đến cuối thời nhà Minh. Trên thực tế, khi tôi nghiên cứu lịch sử, tôi đã phát hiện ra một hiện tượng, đó là mỗi khi một triều đại kết thúc, bệnh dịch thường xảy ra.

Ví dụ, trong 70 năm trước khi nhà Thanh sụp đổ, có những bệnh dịch kéo dài hơn 50 năm. Khi Sùng Trinh làm hoàng đế vào những năm cuối cùng của triều đại nhà Minh, bệnh dịch gần như liên miên, Sùng Trinh làm hoàng đế tổng cộng 17 năm, ông làm hoàng đế từ năm 1627 đến 1644, trong thời kỳ này hầu như ôn dịch không ngừng, thời tiết lạnh bất thường, lương thực không đủ.

Trước cuộc nổi dậy của đội khăn vàng vào cuối thời Đông Hán, cũng là lúc bệnh dịch hoành hành. Vào thời Hán Linh Đế, bệnh dịch bùng phát, hầu như nhà nào cũng có người chết, tốc độ lây lan rất nhanh. Trương Trọng Cảnh, một Trung y nổi tiếng trong triều đại nhà Hán, được mệnh danh là “Y Thánh” trong y học Trung Hoa. Vì đại dịch là một loại thương hàn thịnh hành thời bấy giờ, khiến vô số người chết, trong đó có người nhà Trương Trọng Cảnh, khoảng 60% số người đã chết vì dịch, vì vậy Trương Trọng Cảnh sau đó đã viết cuốn “Kim quỹ yếu lược” để điều trị bệnh thương hàn. Trương Trọng Cảnh đã viết nhiều sách y học, một trong số đó là “Thương hàn tạp bệnh luận”, nhằm vào bệnh thương hàn, vì bệnh thương hàn là một loại bệnh dịch vào cuối thời Đông Hán.

Ôn dịch có mắt: Đại dịch hạch cuối thời nhà Minh không lây nhiễm quân Thanh

Khi Sùng Trinh là hoàng đế, cũng là thời điểm ôn dịch, nhưng bệnh dịch này có một hiện tượng đặc biệt kỳ lạ, đó là nó chỉ lây nhiễm cho những người được nhắm mục tiêu, còn một số người không hề nhiễm. Chuyện gì đã xảy ra? Trước khi Lý Tự Thành tấn công Bắc Kinh, trên thực tế, quân của Lý Tự Thành đã bị quan quân đánh cho chạy khắp nơi, vào thời điểm tồi tệ nhất ông ta chỉ còn lại 18 người bên cạnh, bị vây ở trong núi Thương Lạc. Nhưng tại sao ông ta lại có thể xoay người chuyển bại thành thắng, sau đó diệt trừ Đại Minh?

Khi Lý Tự Thành từ Thiểm Tây xuất binh, đó là tháng Giêng âm lịch năm 1644. Ngay sau Tết Nguyên đán, Lý Tự Thành khởi hành từ Tây An và hành quân về phía Đông tiến đánh Bắc Kinh. Thử nghĩ xem từ Tây An đến Bắc Kinh bao xa, máy bay còn phải bay 3 tiếng đồng hồ, nhưng quân của Lý Tự Thành suốt đường đi gần như không gặp phải bất kỳ sự kháng cự hữu hiệu nào. Vì sao? Chính vì nạn dịch dọc đường đã làm tiêu hao sức chiến đấu của quân Minh. Vào mùa đông năm Sùng Trinh thứ 16, khoảng 40% người dân ở Bắc Kinh đã chết, bệnh dịch phổ biến vào thời điểm đó được gọi là dịch hạch, người chết ở kinh thành nhiều đến mức không kịp làm quan tài. Lúc đó, theo thống kê chính thức, hơn 200.000 người chết đã được đưa ra từ 9 cửa thành trong một ngày. Có thể thấy đây là trận ôn dịch đáng sợ cỡ nào.

Khi Sùng Trinh là hoàng đế, cũng là thời điểm ôn dịch hoành hành. (Ảnh qua NTDVN)

Vì vậy, khi Lý Tự Thành đến Bắc Kinh, quân Minh chỉ còn lại 50.000 ở Bắc Kinh, vốn là 200.000 quân thủ kinh thành, nhưng đã chết 150.000 người. Có tổng cộng 150.000 trận địa ở Bắc Kinh, vậy 50.000 quan binh thì 1 người phải trấn thủ 3 trận địa, như thế căn bản là không kịp trở tay. Sau đó, những người lính đó lần lượt trở nên yếu ớt vì dịch bệnh và nạn đói, nên không thể đứng lên được nữa. Do đó, khi Lý Tự Thành tấn công Bắc Kinh, về cơ bản ông không gặp phải bất kỳ sự kháng cự hiệu quả nào. Khi Lý Tự Thành tiến vào Bắc Kinh, quân của Lý Tự Thành cũng bắt đầu bị lây nhiễm.

Sau khi Lý Tự Thành tiến vào Bắc Kinh, trong vòng 1 tháng, quân Thanh liền tiến vào. Quân Thanh tiến vào là vì Lý Tự Thành cưới ái thiếp của Ngô Tam Quế là Trần Viên Viên. Ban đầu, Ngô Tam Quế muốn đầu hàng Lý Tự Thành, nhưng khi quân Lý Tự Thành xông tới, Ngô Tam Quế được Duệ Thân Vương Đa Nhĩ Cổn trợ giúp, kết quả đánh bại Lý Tự Thành. Sau khi thất bại, Lý Tự Thành bắt đầu rút lui về kinh đô, cũng chính là thời gian 1 ngày ông trở lại Bắc Kinh để đăng cơ làm hoàng đế, qua ngày thứ 2 liền rời khỏi Bắc Kinh.

Khi đó quân Thanh đang truy đuổi Lý Tự Thành đến tận Bắc Kinh thì xảy ra một hiện tượng rất kỳ lạ: Trước khi Lý Tự Thành đánh vào Bắc Kinh, bệnh dịch hoành hành ở Bắc Kinh và quân đội của Lý Tự Thành cũng bị nhiễm, nhưng sau khi binh lính nhà Thanh tiến vào, suốt chặng đường truy đuổi Lý Tự Thành, không ai trong binh lính nhà Thanh bị nhiễm bệnh dịch hạch. Đây là một hiện tượng đặc biệt kỳ lạ.

Đương nhiên cũng có người đưa ra lời giải thích, nói rằng bởi vì truyền bá ôn dịch chủ yếu là do bọ chét, bọ chét đặc biệt ghét mùi ngựa, mà quân Thanh đều là kỵ binh, cho nên bọ chét không cắn quân Thanh. Nhưng điều này giải thích không thông, bởi vì vào thời nhà Minh có khoảng 100.000 con ngựa ở kinh đô, qua đợt dịch chết hết chỉ còn lại 1.000 con ngựa. Cho nên không thể nói vì có ngựa nên dịch không lưu hành. Điều đặc biệt kỳ lạ là bệnh dịch đang đuổi theo quân Minh, tấn công nghiêm trọng nhất vào quân Minh, tiếp theo là tấn công vào quân của Lý Tự Thành, nhưng về cơ bản lại không có công kích gì đối với quân Thanh.

Bạn không thấy lạ sao? Bệnh dịch có tính định hướng của nó, đây là chỗ mê khó lý giải. Ở đây dù bạn có tin hay không thì tôi cũng muốn nói với mọi người rằng ôn dịch là có Thần đang quản, cho nên người Trung Quốc có câu nói là “Ôn Thần”, thời điểm Thần cho nó lây lan, con đường lây lan, và nó muốn mạng của ai đều đã được an bài. Khi Ôn Thần đi thì bệnh dịch cũng biến mất.

Câu chuyện về nguồn gốc Lễ Vượt Qua trong ‘Kinh Thánh’ cho chúng ta biết điều gì?

Tôi muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện khác, có một chuyện trong Kinh Thánh, Jehovah muốn dẫn dắt người Do Thái ra khỏi Ai Cập, người Do Thái làm nô lệ ở Ai Cập qua nhiều thế hệ. Jehovah nói với Moses – thủ lĩnh của người Do Thái, ngươi hãy dẫn dân Do Thái đi và đưa họ vào xứ Canaan, xứ đượm sữa và mật. Đó là nơi Đức Jehovah đã hứa cho dân Do Thái. Moses đến nói chuyện với Pharaoh của Ai Cập, nhưng Pharaoh không đồng ý, vì vậy Jehovah đã gửi đến cho họ những tai họa, một trong số đó là bệnh dịch.

Vì vậy, Đức Jehovah đã phân phó Moses và Aaron rằng: Hãy lấy một nắm tro và đưa lên trời trước mặt Pharaoh, mà nói rằng: Tro sẽ trở thành cát bụi khắp xứ Ai Cập, làm bỏng rộp người và thú vật. Kết quả của việc này là bệnh dịch ở Ai Cập lan rộng, chính là cách Jehovah thực thi Thiên Pháp.

Dù vậy, Pharaoh không chịu để dân Do Thái đi, nên Đức Jehovah liền đưa ra một quyết định, sự kiện này về sau trở thành ngày lễ mà người Do Thái gọi là Lễ Vượt Qua. Đức Jehovah phán rằng Ngài sẽ giết con đầu lòng của mọi người Ai Cập, bất kể là người hay gia súc, chẳng hạn như con trai đầu lòng của gia đình họ, hoặc con ngựa con đầu lòng của họ, tất cả những con đầu lòng như vậy, dù là người hay gia súc, đều bị giết. Đây là tai vạ thứ mười mà Đức Jehovah giáng xuống lúc bấy giờ chỉ để cảnh cáo Pharaoh

Trước thảm họa, Đức Jehovah nói với Moses hãy bảo tất cả người Do Thái lấy máu cừu đánh dấu trên thanh ngang cửa nhà mình.  Đêm đó, khi Thần ôn dịch đến giết con đầu lòng của người Ai Cập, nếu họ nhìn thấy dấu máu của cừu, họ sẽ bỏ qua, không mang đến tai họa cho gia đình đó. Sau đó, chuyện này thật sự phát sinh, và tất cả những người bôi máu cừu trước cửa nhà đều bình yên. Nhưng con đầu lòng, ngựa con đầu lòng, cừu con và những con giống như vậy trong nhà của những người Ai Cập khác đều chết.

Moses bảo tất cả người Do Thái lấy máu cừu đánh dấu trên thanh ngang cửa nhà mình. (Ảnh qua Pinterest)

Vì Thần ôn dịch đã thấy dấu hiệu nên không mang bệnh dịch đến những nhà này. Vì vậy, sự kiện này được gọi là vượt qua, những gia đình này đã vượt qua, vì vậy nó trở thành một lễ hội của người Do Thái kể từ đó, được gọi là Lễ Vượt Qua (passover). Chúa Jesus sau đó bị đóng đinh, cũng sau Lễ Vượt Qua.

Tôi muốn nói một vấn đề gì? Chính là nếu bạn thực sự tin tưởng có Thần, bạn sẽ biết kỳ thật ôn dịch là Thần đang quản, rất nhiều sự việc nếu dùng logic của con người thì rất khó giải thích rõ ràng, cũng giống như việc dịch bệnh chỉ nhắm vào binh lính nhà Minh hoặc quân Lý Tự Thành, nhưng lại không tấn công quân Thanh. Có rất nhiều sự việc là rất khó giải thích rõ.

Từ thời La Mã cổ đại, những người Do Thái hại giết Chúa Jesus đến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày nay, thiện ác tất báo đều giống nhau.

Vấn đề tôi muốn nói bây giờ là ĐCSTQ là một tà giáo, kể từ khi nắm quyền, nó đã tích cóp nợ máu, số người chết bất thường ở Trung Quốc đã lên tới 80 triệu đến 100 triệu! Như vậy trong trường hợp này, bạn có thể tưởng tượng rằng ĐCSTQ đã làm một việc xấu lớn như vậy, nhất định là có báo ứng, và quả báo này có thể xuất hiện dưới hình thức một bệnh dịch. Cũng giống như Đế chế La Mã cổ đại sau khi Nero đốt cháy thành phố, họ bức hại các tín đồ Kitô trong khoảng 300 năm. Mãi đến khoảng năm 318 sau Công nguyên, Hoàng đế Constantine đã ban hành Sắc lệnh Milan, và sau đó thiết lập Cơ đốc giáo làm quốc giáo. Cho đến lúc đó, cuộc đàn áp các tín đồ cơ đốc đã dừng lại vào đầu thế kỷ thứ tư sau Công nguyên. Tuy nhiên, các cuộc đàn áp tín đồ cơ đốc của Đế chế La Mã, chẳng hạn như cuộc đàn áp tàn khốc của Nero và Diocletian, đã dẫn đến 4 bệnh dịch lớn ở Rome, khiến khoảng một nửa dân số La Mã thiệt mạng.

Vì vậy, điều tôi muốn nói là ĐCSTQ đã nói về “niềm vui đấu với trời, niềm vui đấu với đất, niềm vui đấu với người”, khi nó đang đấu tranh thì nó là thứ gì? Nó chính là một tà giáo, nó dám chống lại Thần, Trời Đất, thì nhất định sẽ gặp báo ứng. Đặc biệt khi nó bức hại người tu luyện, dù là Phật tử Tây Tạng, hay nhất là học viên Pháp Luân Công, loại bức hại này là vô nhân đạo, nên ắt gặp quả báo.

Cũng có người nói, vậy thì tôi không phải là ĐCSTQ, tôi không đánh hay mắng người, vậy tại sao tôi cũng gặp điều không may? Kỳ thật chuyện này chính là như vậy, khi ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, bạn không tham gia vào cuộc bức hại, chỉ đứng ngoài quan sát. Cũng giống như câu nói: “Không có bông tuyết nào vô tội trong trận tuyết lở”, cũng là bởi vì bạn ủng hộ ĐCSTQ, dù bạn không ủng hộ nó bức hại Pháp Luân Công, nhưng lại ủng hộ nó, bạn  duy trì sự cai trị của nó, như thế nó liền có thể đi bức hại Pháp Luân Công. Chính là cái logic này. Cho nên khi ĐCSTQ tạo ra vô số tội ác thì những người còn đứng về phía ĐCSTQ, họ đã dính nghiệp lực của nó, đó được gọi là cộng nghiệp. 

Vì vậy, bạn có thể thấy rằng có một câu chuyện như vậy trong Kinh Thánh, đó là khi Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá, Ngài vác thập giá, bị tra tấn, bị roi quất, và khi vác thập giá đến nơi hành quyết, lúc ấy có nhiều người đi theo xem náo nhiệt, trong số đó có nhiều phụ nữ đang khóc lóc đau khổ vì Chúa Jesus. Sau đó, Chúa Jesus quay sang họ và nói, “Phúc Âm Luca” đã ghi lại lời của Ngài như sau: “Phụ nữ Jerusalem đừng khóc cho ta, hãy khóc cho chính mình và cho con mình”. Tại sao Chúa Jesus nói đừng khóc cho ta, hãy khóc cho chính mình? Bởi vì người Do Thái đã làm điều này, đóng đinh Chúa Jesus vào thập giá, vì vậy, sau đó người Do Thái đã thực sự gặp đại họa: Ngay sau khi Chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thập tự, Jerusalem bị người Babylon xâm chiếm, rồi dân Do Thái ly tán suốt 2.000 năm, không còn quê hương…

Khi chúng ta xem xét nhiều điều trong lịch sử, chúng ta sẽ cảm thấy rằng mọi sự tình đều có lý do. Chẳng hạn, tại sao người Do Thái bị bức hại? Hoặc vì tôn giáo của họ mâu thuẫn với những người khác, hoặc vì ngoại bang muốn chiếm Jerusalem. Tất nhiên bạn có thể đưa ra một số loại giải thích. Nhưng trên thực tế, trong con mắt của một người hữu thần, đó thực sự là do chính người Do Thái đã làm một việc rất tồi tệ khi Chúa Jesus bị đóng đinh.

Khi ấy, Philatô -Tổng đốc La Mã hỏi: “Giữa Chúa Jesus và một tội phạm giết người, các ngươi muốn giết ai?” Sau đó, người Do Thái nói rằng họ muốn giết Chúa Jesus. Bấy giờ Philatô rửa tay và nói: “Giết người lạ này tội không phải ở ta, các ngươi gánh chịu đi”. Sau đó, đám đông người Do Thái hét lên rằng: “Máu của hắn sẽ đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi”. Vào thời điểm bọn họ hét lên ấy có thể cảm thấy rất vui sướng, nhưng cuối cùng chính người Do Thái bị đại họa lâm đầu. Đương nhiên, chuyện này là cái nhìn của tôi, bạn có thể không tin, nhưng thật sự có thể có quan hệ nhân quả như vậy.

Cho nên điều tôi muốn nói chính là, sau khi ĐCSTQ đoạt lấy chính quyền, trong 70 năm đã gây ra tội ác ngập trời, nhất là cuộc bức hại Pháp Luân Công, bức hại người tu luyện Phật Pháp là một tội ác tày đình. Nếu bạn đứng về phía nó, bạn nhất định sẽ gặp xui xẻo. Hiện tại cũng là vì ĐCSTQ sắp xong đời, cho nên đã tìm một “vị vua nửa vời” xui xẻo làm lãnh đạo của nó. Tôi không biết liệu Tập Cận Bình có khôn ngoan để quay trở lại các chính sách của mình hay không, và nếu ông ấy làm vậy, có thể sẽ có một số thay đổi kỳ diệu. Nhưng nói chung, theo xu hướng hiện nay, ĐCSTQ sẽ diệt vong, sau khi nó bức hại Pháp Luân Công liền định trước như vậy, hiện nay chỉ là vấn đề thời gian.

Tái hiện các hình thức tra tấn các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ. (Ảnh qua Minh Huệ Net)

Một phương pháp khác để tránh bệnh dịch

Vì vậy, điều tôi muốn nói là làm thế nào để tránh xa ĐCSTQ, tôi cũng đã nói nhiều lần trong các chương trình trước đây rằng, trên trang web The Epoch Times có một trang tuyên bố thoái các tổ chức ĐCSTQ bao gồm thoái Đảng, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên Tiền phong. Dù nói thế nào thì bạn cũng có thể không tin, nhưng tôi muốn nói rằng, ít nhất bạn tin thì cũng không tổn hại gì, ví như bạn niệm thầm cái mà chúng tôi gọi là “Cửu Tự Chân Ngôn”: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, hoặc truy cập trang web The Epoch Times và tuyên bố thoái xuất khỏi tổ chức của ĐCSTQ, điều đó sẽ không gây hại gì cho bạn. Ngay cả khi làm một điều như vậy vào lúc này, bất kể người khác nghĩ gì, thì chí ít chỉ có lợi mà không có hại, sau khi làm có thể thật sự mang đến cho bạn sự phù hộ không tưởng.

Đề xuất buổi biểu diễn mang lại ánh sáng và hy vọng: Đoàn biểu diễn nghệ thuật Shen Yun

Còn một điều nữa, Đoàn Nghệ thuật Shen Yun hiện đang có chuyến lưu diễn toàn cầu, trên thực tế, tôi thực sự nghĩ rằng nếu mọi người có thể đi xem buổi biểu diễn của Shen Yun, điều này thực sự rất may mắn, màn trình diễn đó thực sự rất đẹp, và nó có thể tạo ra một năng lượng rất tươi sáng, rất tích cực. 

Shen Yun đang thực hiện chuyến lưu diễn toàn cầu, ngoài Trung Quốc đại lục, họ đến nhiều nơi khác, bao gồm Brazil ở Nam Mỹ và Mexico ở Bắc Mỹ. Họ đều đã đi rất nhiều nơi, trong đó có nhiều nước ở Châu Âu và Châu Á. Tại Hoa Kỳ, tất cả các bang của Hoa Kỳ đều đã đi lưu diễn, ở Canada cũng tương tự. Nếu bạn quan tâm, tôi thực sự khuyên mọi người nên xem nó, nó có năng lượng rất tích cực, rất tươi sáng và là một buổi biểu diễn mang lại ánh sáng và hy vọng cho mọi người, và nó rất rất đẹp.

Tử Vi (Dịch từ Sound Of Hope)

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

    Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

x