Chuyên gia: Hồng Kông đang trong tình trạng tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh Nha phiến
Những ngày gần đây, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang có ý đồ thúc đẩy thực thi “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, khiến Hồng Kông trở thành tâm điểm chú ý của thế giới.
Kyle Bass, người sáng lập và là Giám đốc đầu tư của công ty Hayman Capital Management, một quỹ phòng hộ có trụ sở tại Dallas, chuyên tập trung vào các sự kiện toàn cầu, ông đã viết trên Newsweek vào ngày 20/5 rằng, Hồng Kông hiện đang trong tình trạng hỗn loạn chính trị tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh Nha phiến, cũng lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất từ trước đến nay, mọi người nên chú ý đến vấn đề ở Hồng Kông. Dưới đây là bài viết của Kyle Bass.
Mọi người nên chú ý đến Hồng Kông
Trên chính trường quốc tế, vào thời kỳ bất ổn như thế này thì thật khó để có thể khẳng định được điều gì. Nhưng tôi có thể dự đoán rằng: Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Hồng Kông đang trong giai đoạn thay đổi lớn.
Vào ngày 22/5, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ tổ chức Đại hội Đại biểu nhân dân Toàn quốc hàng năm. Tại hội nghị, bọn họ sẽ thảo luận về địa vị của Hồng Kông, đồng thời muốn thông qua một thử nghiệm, mang pháp luật của Trung Quốc áp đặt lên đặc khu này. Nếu như được thông qua thì Mỹ và Anh chắc chắn sẽ phản đối dữ dội, hậu quả sẽ là rất lâu dài.
Cuộc xung đột về hình thái ý thức giữa ĐCSTQ và Dân chủ khiến Hồng Kông trở thành trung tâm bị oanh tạc. Mùa hè năm ngoái, cuộc xung đột về hình thái ý thức này đã phơi bày ra một cuộc chiến tranh đoạt trên phạm vi toàn cầu.
Lúc ấy, hơn 2 triệu người dân Hồng Kông (26% dân số) đã dũng cảm bước xuống đường dưới cái nóng gần 40 độ C, phản đối Trung Quốc đã áp đặt luật dẫn độ lên Hồng Kông. Người dân Hồng Kông đã hoàn toàn mất niềm tin đối với Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) và cảnh sát.
Những người biểu tình ôn hòa đã bị đối xử một cách tàn nhẫn, những nhà dân chủ đã bị bắt bớ trái pháp luật, chính quyền Trung Quốc đã can thiệp vào các hoạt động thường ngày của Hội Lập pháp Hồng Kông. Trong một nỗ lực gần đây để tổ chức một cuộc họp của Hội đồng Lập pháp ở Hồng Kông, thật khiến cho người ta liên tưởng đến tình trạng pháp luật bị vô hiệu, những thành viên thân Dân chủ và những thành viên thân Trung Quốc (Bắc Kinh) đã xảy ra một cuộc đấu đá dữ dội.
Năm ngoái, khi các cuộc biểu tình bắt đầu, người dân Hồng Kông đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ lớn từ khắp nơi trên thế giới. Tuần này, một sự kiện nữa đã khiến thế giới phải chú ý đến Hồng Kông. Tại Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc, ĐCSTQ có thể thúc đẩy một bộ luật pháp mang “Đặc thù Trung Quốc” và áp đặt lên Hồng Kông, trao cho Bắc Kinh quyền lực để làm bất cứ điều gì họ muốn.
Việc này sẽ phá hỏng “Tuyên bố chung Trung-Anh” năm 1984, trong đó cho phép Hồng Kông có quyền “tự chủ” cho đến năm 2047. Sau khi người Hồng Kông trải qua 156 năm cai trị của Anh với tất cả quyền lợi và tự do, mọi người hy vọng các hoạt động kháng nghị sẽ ngày càng lớn và có sức sống hơn, cũng (hy vọng) các chính khách sẽ có nhiều hoạt động trên chính trường quốc tế hơn nữa.
Gần đây, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nói rằng, trước khi ông nhìn thấy kết quả của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc, ông sẽ không tiếp tục trao cho Hồng Kông địa vị thương mại đặc biệt (ý tứ là, trước Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, Pompeo sẽ không đưa ra báo cáo đánh giá về quyền tự trị của Hồng Kông).
Tuy nhiên, vẫn chưa biết làm thế nào mà Pompeo có thể xác định được mức độ “tự trị” của Hồng Kông sau khi tận mắt chứng kiến sự kiện đẫm máu vừa qua. Vào cuối năm 2019, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã đăng một bài viết nói rằng, “Hồng Kông: Các vụ việc bắt giữ tùy tiện, giam giữ, đánh đập dã man và tra tấn của cảnh sát đã bị tiết lộ”. Có thể nói rằng, đây không thể là hành động của “một quốc gia tự trị, có trách nhiệm” áp dụng đối với những người biểu tình ôn hòa được.
Thật không may cho công dân Hồng Kông, đây là một cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất ở Hồng Kông kể từ sau Chiến tranh nha phiến. Vào thời điểm đó (năm 2019), khu vực đặc biệt này đã rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng chưa từng có: GDP giảm 24% so với cùng kỳ năm trước. Trong mười năm qua, tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng hệ thống ngân hàng của Trung Quốc và Hồng Kông. Tôi nghĩ Hồng Kông sống bằng cách vay tiền.
Những gì xảy ra ở Hồng Kông sẽ không chỉ giới hạn ở Hồng Kông. Cuộc đấu tranh giữa một bên là hệ thống Dân chủ phương Tây và một bên là chính quyền ĐCSTQ sẽ lan sang Đài Loan. Cuộc chiến ở Hồng Kông đã ảnh hưởng đến chính trị Đài Loan: Nhìn thấy ý đồ của ĐCSTQ muốn kiểm soát Hồng Kông, một lượng lớn cử tri Đài Loan đã lên án các ứng cử viên ủng hộ Bắc Kinh và bầu bà Thái Anh Văn làm tổng thống.
Bà Thái Anh Văn đã hứa sẽ bảo vệ nền dân chủ và chủ quyền của Đài Loan, đây là nguyên nhân chính khiến Thái Anh Văn trúng cử. Các cử tri Đài Loan sẽ vẫn tiếp tục quan tâm đến tình thế biến hóa ở Hồng Kông, bởi vì họ biết rằng, một ĐCSTQ đầy tham vọng cũng sẽ ảnh hưởng đến họ.
Thế giới nên tập trung vào Hồng Kông. Đây không chỉ là số phận của hàng triệu người biểu tình ôn hòa, mà còn liên quan đến dân chủ, làm trái lời hứa và trật tự toàn cầu. Khi ĐCSTQ tiếp tục thay đổi điều kiện để can dự vào, trật tự toàn cầu cũng sẽ phát sinh biến hóa.
Minh Huy (Theo Epoch Times)