Trung Quốc ngại nhắc đến “Đồng thuận năm 1992” vì không đủ năng lực giải quyết vấn đề Đài Loan

27/05/20, 15:04 Trung Quốc

Trong phiên họp toàn thể Đại hội nhân dân toàn quốc, Uông Dương – Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân và Thủ tướng Lý Khắc Cường đều không đề cập đến “Đồng thuận năm 1992” trong báo cáo. Nhưng sau đó, tại một cuộc họp nhỏ, Uông Dương lại một lần nữa nhắc đến “Đồng thuận năm 1992”, ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của ngoại giới.

Uông Dương - Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc
Uông Dương – Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. (Ảnh qua Twitter)

Ngày 23/5, Uông Dương đã nói trong cuộc họp với Dân Cách, Đài Minh, Đài Liên, tình hình hình hiện tại ở eo biển Đài Loan đang trở nên phức tạp và nghiêm trọng hơn, nhưng mong muốn hòa bình và phát triển ở cả hai phía của eo biển vẫn không thay đổi.

Uông Dương còn đề cập đến bài phát biểu kỷ niệm 40 năm của Tập Cận Bình trong “Nói với đồng bào Đài Loan”, chính quyền Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Đài Loan là giữ vững các nguyên tắc “thống nhất hòa bình, một quốc gia, hai chế độ, “một Trung Quốc”“Đồng thuận năm 1992”.

Tuy nhiên ngày 21/5, khi Uông Dương báo cáo công tác tại Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân và Lý Khắc Cường làm báo cáo công tác chính phủ thì họ đều không nhắc tới “một Trung Quốc”, và “Đồng thuận năm 1992”. Điều này đã làm ngoại giới suy đoán, chính quyền ĐCSTQ không nhắc tới những từ được đề cập ở trên, là vì chính quyền Đài Loan không thừa nhận phát biểu này, bây giờ chính quyền ĐCSTQ mà đề cập đến thì, “không chỉ không đúng lúc, mà còn không đúng thời điểm”.

Tuy nhiên, Uông Dương với tư cách là Phó ban lãnh đạo Trung ương đối với Đài Loan, quản lý mặt trận thống nhất của ĐCSTQ, đã một lần nữa nhắc đến phát biểu trên, ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của ngoại giới.

Bình luận viên tình hình chính trị đương thời – Lý Lâm Nhất biểu thị, ngoại giới hiện đang xôn xao ĐCSTQ không nhắc đến “một Trung Quốc”, “Đồng thuận năm 1992”, giống như ĐCSTQ không đề cập đến người Hồng Kông cai trị Hồng Kông vào mấy năm trước, cả hai “đều không khác nhau lắm”.

Lý Lâm Nhất nói, khẩu hiệu “một quốc gia hai chế độ” của ĐCSTQ đã sụp đổ, do đó có nhắc đến “Đồng thuận năm 1992” hay không cũng vô nghĩa.

Lý Lâm Nhất nói thêm, lúc đầu cốt lõi của “một Trung Quốc”“một Trung Quốc, biểu đạt riêng”, bây giờ ĐCSTQ định nghĩa “một Trung Quốc” như thế nào? Chính là tương tự như tình trạng “một quốc gia hai chế độ” mà ĐCSTQ thực hiện ở Hồng Kông.

“Mọi người đều biết Đồng thuận 1992 không thể thực hiện được”, Lý Lâm Nhất nói, “Hồng Kông đã có Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông, Đài Loan sẽ chấp nhận Đồng thuận 1992 sao? Nếu thực sự thực hiện một quốc gia hai chế độ, Luật An ninh Quốc gia tương lai của Đài Loan sẽ là mối đe dọa.

“Đồng thuận năm 1992” là chỉ cuộc đàm phán lịch sử do hai bên eo biển tổ chức vào năm 1992, sau nhiều thập kỷ thù địch, hai bên không ký bất cứ thỏa thuận chính thức hoặc các tài liệu khác. Mãi đến năm 2005, Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản hứa hẹn sẽ thúc đẩy “Đồng thuận năm 1992”. Năm 2008, sau khi Mã Anh Cửu lên nắm quyền, hai bên Quốc – Cộng mới thừa nhận “Đồng thuận năm 1992”.

Cốt lõi của “Đồng thuận năm 1992”“một Trung Quốc, biểu đạt riêng”, nghĩa là Quốc dân Đảng cho rằng chỉ có Trung Hoa Dân Quốc mới có thể đại diện cho Trung Quốc, ĐCSTQ lại cho rằng chỉ có phía mình mới đại diện cho Trung Quốc. Mấy năm sau, ĐCSTQ không thừa nhận “một Trung Quốc, biểu đạt riêng”. Trong khái niệm của ĐCSTQ, chỉ có họ mới có thể đại diện cho Trung Quốc, vì vậy hai bên Quốc- Cộng có nhiều bất đồng chính trị về “Đồng thuận năm 1992”.

Hiện tại, Dân Tiến Đảng của Đài Loan không công nhận “Đồng thuận năm 1992”, khi Thái Anh Văn liên nhiệm Tổng thống vào ngày 20/5, bà không hề đề cập tới “Đồng thuận 1992”. Và khi chủ tịch tân nhiệm của Quốc Dân đảng – ông Giang Khải Thần phát biểu trong lễ nhậm chức ngày 9/3, ông cũng không đề cập tới “Đồng thuận năm 1992”, động thái này bị ĐCSTQ coi là “gậy trấn yểm hai bên bờ eo biển”

Lý Lâm Nhất biểu thị, Lý Khắc Cường và Uông Dương đều không đề cập đến “Đồng thuận năm 1992” trong báo cáo công tác, nhưng Uông Dương sau đó đã đề cập tại một cuộc họp quy mô nhỏ. Đó là bởi vì ĐCSTQ hiện không có năng lực, phương pháp và trí tuệ để giải quyết vấn đề Đài Loan.

Việt Anh (theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x