9 lý do cho thấy phá thai không hề mang lại hạnh phúc cho phụ nữ
Phá thai không hề đem lại hạnh phúc cho phụ nữ, cũng không thể giải quyết được thật sự bất cứ vấn đề gì, mà còn tự tạo thêm ác nghiệp. Đó là tội ác giết người, tội ác tước đoạt quyền được sống của những sinh linh bé bỏng.
Ngày nay nhờ sự phát triển của ngành sản phụ khoa cũng như khoa học kỹ thuật mà việc phá thai đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên trong quá khứ nó đã bị phản đối và được xem như một hành vi vi phạm các quy chuẩn đạo đức và triết học. Mãi cho đến cuối những năm 1960 thì người ta đã bắt đầu dần thay đổi suy nghĩ, ngày càng có nhiều lý do để người ta tin rằng phá thai là một cách khá tốt để giải quyết các vấn đề xã hội và sức khỏe cho người phụ nữ. Nhưng liệu sự thật có đúng là như vậy không?
1. Phá thai là vi phạm nhân quyền
Khoa học đã có thể chứng minh, bào thai dù chưa sinh ra nhưng vẫn đang sống, dưới dạng phụ thuộc vào một cơ thể khác. Do vậy bào thai cũng là con người, phá thai cũng đồng nghĩa với hành vi tước đoạt quyền cơ bản nhất của con người: quyền được sống. Chỉ vì nó chưa phát triển toàn diện và vẫn còn nằm trong bụng mẹ mà tước đoạt quyền được sống của thai nhi, thì đó cũng là một hành vi phân biệt đối xử, tàn nhẫn.
Ở một số nước văn minh, việc phá thai có thể được xem là hành vi phi phạm pháp luật. Ví dụ tại bang Georgia của Mỹ, phụ nữ phá thai có thể phải ngồi tù chung thân hoặc tử hình
2. Phá thai là hình phạt khủng khiếp dành cho những hài nhi vô tội
Một đứa trẻ không đáng phải chết vì tội hiếp dâm mà cha mình gây ra, và một bào thai 5 tháng cũng không nên bị đối xử như thế. Một người mẹ không có quyền tước đi mạng sống của thai nhi bởi chúng chẳng có tội tình gì.
Và khi chỉ là một bào thai nhỏ bé yếu ớt, chúng không thể quyết định chuyện quan hệ tình dục hay biện pháp tránh thai của cha mẹ chúng. Do đó, chúng không bao giờ đáng bị trừng phạt!
Và nếu chứng kiến một hình hài đầy đủ bộ phận bị chính cha mẹ của mình sát hại, chúng ta sao có thể không thương xót?!
3. Phá thai gây tổn hại cho tinh thần người mẹ
Có rất nhiều câu chuyện thực tế cho thấy phá thai gây tổn hại nghiêm trọng đối với người phụ nữ, biểu hiện ở rất nhiều phương diện như tinh thần, tình cảm, quan hệ xã hội và thể chất, thậm chí một số trường hợp người phụ nữ đã kết liễu cuộc đời mình sau khi phá thai.
Ngoài ra, tình trạng căng thẳng tâm lý cũng có thể khiến cho người phụ nữ dễ mắc các bệnh toàn thân khác hay thậm chí là mất khả năng sinh sản hoặc tăng tỉ lệ sảy thai sau phá thai.
Bên cạnh đó, còn tồn tại nguy cơ sống thực vật suốt đời vì… phá thai bằng thuốc.
4. Phá thai làm sứt mẻ tình cảm gia đình
Bất cứ một thành viên nào trong gia đình qua đời, những người ở lại đều cảm thấy hụt hẫng. Và điều này cũng đúng với phá thai. Một đứa trẻ đáng lẽ có thể sống giờ đã chết, cha mẹ và anh chị em của nó sẽ rất đau lòng. Cả những người cha từng cố gắng thuyết phục người phụ nữ của mình đi phá thai cũng sẽ hối hận. Nhiều phụ nữ đã quyết định phá thai để giữ người đàn ông của mình, có người đã làm điều đó vài lần, cuối cùng họ mới nhận ra, tước đoạt sự sống không phải là cách để có được tình yêu thương cùng một mối quan hệ như ý.
5. Tội lỗi gây ra do phá thai không bao giờ biến mất
Dù chúng ta có cố gắng thế nào, chúng ta cũng sẽ không bao giờ xóa bỏ được những ký ức về phá thai. Vì phá thai chính là cướp đi sinh mạng của một người vô tội. Trong trường hợp này, thời gian không thể làm phai nhòa vết thương mà thậm chí nó còn làm người ta thêm thống khổ. Phá thai là một bi kịch tàn nhẫn, và nó sẽ mãi mãi tồn tại trong tâm trí của những người liên quan.
Đối với những ai đã từng nạo phá thai, ngoài việc cần đến gặp chuyên gia y tế để phục hồi sức khỏe, còn nên tìm hiểu thêm cách nhìn nhận từ góc độ đạo đức và tâm linh trong việc phá thai.
Theo giáo lý nhà Phật, việc phá thai không khác gì giết chết một mạng người vô tội. Tệ hơn nữa sinh linh này bị giết chết khi đang chuẩn bị chào đời. Sinh linh bị giết chết do kết quả của hành động nạo phá thai có chủ ý sẽ vất vưởng trong đói khát, lạnh lẽo và cực kỳ thương tâm ở một không gian khác vì chưa được luân hồi ngay mà phải chờ rất, rất lâu sau. Vì người chủ tâm nạo phá thai đã gây ra nỗi thống khổ này của sinh linh vô tội, nên người đó sẽ phải chịu nghiệp báo.
6. Kết thúc một vấn đề nhưng tạo ra vô số vấn đề khác do phá thai
Một số người tin rằng việc kết thúc cuộc đời của một đứa trẻ sẽ giải quyết được một số rắc rối mà họ gặp phải. Thí dụ, một cô sinh viên lỡ mang thai ngay khi còn ngồi trên giảng đường đại học, ngay khi cha mẹ và mọi người chưa hay biết, cô chọn cách giải quyết là phá thai. Sự sợ hãi đã khiến cô có hành động thiếu trách nhiệm như vậy, nhưng trên thực tế, phá thai không giải quyết được mọi vấn đề.
Nó có thể làm phát sinh những vấn đề khác như sức khỏe thể chất của người mẹ, khả năng sinh sản, áp lực tinh thần, sự ân hận trong tâm,… và quan trọng hơn hết như đã đề cập ở trên, về mặt tâm linh, việc tước đoạt sinh mạng một đứa trẻ dù chưa chào đời cũng bị coi là có tội và có thể bị vong linh đứa trẻ bám theo, đó là việc làm tạo ác nghiệp rất lớn và người mẹ sẽ phải trả nghiệp báo sau này.
Đôi khi can đảm đối diện sự thật lại mở ra con đường thoáng đãng hơn, có rất nhiều cha mẹ có thể thông cảm trong trường hợp này. Nên nhớ rằng chúng ta có thể che giấu bất kỳ việc gì nhưng điều đó không đồng nghĩa là nó không tồn tại.
7. Phá thai là ích kỷ
Phá thai đôi khi là biện pháp được sử dụng để che đậy cho những mối tình một đêm hay những mối quan hệ nam nữ đang dần trở nên xấu đi. Tuy nhiên, khi một người trưởng thành muốn làm việc gì đó, họ cần phải gánh vác trách nhiệm cho những hành vi của mình. Khi dục vọng nổi lên, các biện pháp ngừa thai thất bại người ta lại đổ tất cả mọi thứ lên đầu một đứa trẻ chưa bao giờ được nhìn thấy thế giới.
Đương nhiên, việc chịu trách nhiệm không hề đơn giản. Thời gian đầu có lẽ sẽ vô cùng khó khăn, nhưng nó sẽ không khốn khổ bằng việc giết một người vô tội và lại càng không thể là lý do để biện minh cho hành động đó. Hãy có trách nhiệm với đứa con của mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Phá thai không chỉ là hành vi thiếu trách nhiệm mà còn là một tội ác không cách nào cứu vãn được.
8. Phá thai là sự kết hợp của các bi kịch
Đôi khi, đằng sau một thai phụ quả thực là câu chuyện đầy bi thảm, có thể người phụ nữ đó đã bị cưỡng hiếp, có thể đứa bé bị chẩn đoán là đã mắc căn bệnh bẩm sinh hay sức khỏe người mẹ đang gặp vấn đề nào đó nghiêm trọng,…
Tuy nhiên, bị kịch không thể được giải quyết bằng bi kịch. Chúng ta không thể xóa bỏ vụ hiếp dâm đó bằng cách giết một đứa trẻ, không thể chữa trị cho một đứa bé bằng cách lấy đi cuộc sống của nó và càng không thể tránh né những vấn đề của bà mẹ bằng cách lấy đi sinh mạng người con.
Chúng ta cần chăm sóc những nạn nhân bị cưỡng hiếp một cách bao dung, tất nhiên sự bao dung không bao gồm việc loại bỏ sinh mạng đứa bé.
Đối với những bào thai có khuyết tật bẩm sinh cha mẹ cần thực sự đối mặt với vấn đề, chia sẻ với nhiều người những kinh nghiệm hữu ích để giảm tỉ lệ mắc bệnh thay vì phá thai.
Phụ nữ mang thai và mắc bệnh nặng cần phải được điều trị bởi các chuyên gia y tế. Nhưng việc cố ý giết một đứa trẻ không phải là một phương pháp điều trị, ngoại trừ trường hợp thai nhi bị chết do hóa trị ung thư, hay loại bỏ thai trong bệnh lý chửa ngoài tử cung.
9. Phong trào nữ quyền và phá thai
Phong trào nữ quyền bắt đầu xuất hiện từ thời cận đại, nó kêu gọi người phụ nữ giành lại vị thế của mình trong gia đình và xã hội. Thật không may khi “quyền phá thai”, quyền được giết đứa con của mình cũng được xem là một phần của nữ quyền.
Dù là mẹ, người đó cũng không có quyền yêu cầu bác sĩ hành quyết đứa con của mình. Cơ thể đứa bé sẽ bị hút hoặc bị cắt ra thành từng mảnh. Hành động này không được gọi là giải phóng phụ nữ, đó là một tấn bi kịch dành cho những người liên quan. Sự văn minh của nhân loại không cho phép điều đó. Phụ nữ không thể có được tự do bằng cách đánh đổi máu và mạng sống của con mình.
Trong khi đó, giáo luật tôn giáo luôn cấm chỉ giáo đồ phá thai. Mẹ Teresa, người phụ nữ nổi tiếng về tấm lòng nhân hậu từng khiến bà Hillary “nín lặng” trong bài phát biểu về chống phá thai của bà.
Hoàng An biên dịch