Làm cha mẹ phải học (P.44): Giúp trẻ tìm thấy giá trị tồn tại của bản thân
Lớp dạy học của cô Trần không có cái gọi là trưởng nhóm, ban học tập hoặc ban thể thao, mọi người thay phiên nhau làm việc, ai cũng có cơ hội được luyện tập. Điều này phản ánh cơ hội bình đẳng, cũng không có sự cạnh tranh ác ý, mà rất công bằng. Vì vậy, dù đến phiên làm bất kỳ công việc gì thì cũng là để phục vụ người khác, là quá trình học hỏi.
Trong quá trình đó, cô Trần cũng sẽ hướng dẫn các em cảm nhận những thay đổi trên cơ thể mình. Khi bạn làm một việc giúp đỡ người khác, cơ thể cảm thấy rất vui vẻ, không còn là công việc mệt mỏi và đáng ghét nữa; cũng sẽ không cảm thấy “mình đang được giáo viên bộ môn lựa chọn để làm công việc ấy, vì vậy người khác đều thua kém hơn mình”. Không có tâm lý coi thường như vậy.
Khi một đứa trẻ hay mắc lỗi, trước tiên hãy gạt hình phạt sang một bên, chuyển sang cách tiếp cận quan tâm. Một trong những thủ thuật là đặt một chiếc hộp ở cửa lớp học. Mỗi học sinh đặt bảng tên của mình vào đó, sau đó học sinh vào lớp rút ra một bảng tên, trên bảng viết tên ai, đó là sẽ là người hôm nay được quan tâm, như nhắc uống nước, đi vệ sinh… Mỗi một người đều quan tâm đến người khác, và đồng thời cũng được người khác quan tâm.
Mời Quý độc giả xem nội dung chi tiết ở video bên dưới: