Mẹ Teresa từng khiến bà Hillary “nín lặng” trong bài phát biểu về chống phá thai
Năm 1994, Mẹ Teresa đã phát biểu ủng hộ phong trào chống phá thai vào Ngày Cầu nguyện Quốc gia với sự chứng kiến của bà Hillary Clinton, cùng chồng là cựu Tổng thống Bill Clinton và vợ chồng cựu Phó Tổng thống AI Gore, nhưng dường như không hề nhận được sự đồng tình từ họ.
Trước khi ôn lại câu chuyện giữa hai người phụ nữ nổi bật này, cũng nên biết rằng bà Hillary Clinton là người ủng hộ phong trào phá thai, nghĩa là chủ trương người phụ nữ có toàn quyền quyết định giữ lại hay phá bỏ thai nhi còn trong bụng mình.
Trong khi đó, Mẹ Teresa, với tấm lòng nhân hậu đã nỗ lực hết mức để cứu các bào thai đó, trước khi các thai phụ thực hiện quyền tự quyết của mình. Đó là bối cảnh xẩy ra câu chuyện giữa hai người phụ nữ lừng danh.
Ngày 22/1/1994, trong Ngày Cầu nguyện Quốc gia, Mẹ Teresa được mời làm diễn giả chính. Ngay trước mặt Tổng thống Bill Clinton và Đệ nhất Phu nhân Hillary Clinton cùng quan khách, Mẹ Teresa đã phát biểu như sau:
“Tôi cảm thấy thứ nguy hiểm nhất hủy diệt hòa bình thế giới hiện nay chính là nạn phá thai. Vì đó là cuộc chiến chống lại những đứa trẻ, trực tiếp giết hại những đứa bé vô tội, mà kẻ sát nhân chính là người mẹ của chúng”.
“Và nếu chúng ta chấp nhận một người mẹ có thể giết cả đứa con của mình, sao chúng ta có thể nói người khác không được giết người? Làm thế nào chúng ta thuyết phục một người phụ nữ không phá thai? Như mọi lần, chúng ta luôn phải thuyết phục cô ấy bằng tình yêu thương và chúng ta tự nhắc nhở mình rằng tình yêu nghĩa là sẵn sàng cho đi dù phải nhận lại nỗi đau.
Các bà mẹ đang nghĩ đến việc phá thai cũng cần được giúp đỡ để biết yêu thương, biết cho đi dù có ảnh hưởng đến kế hoạch hay thời gian rảnh rỗi, để từ đó biết tôn trọng sự sống của con mình. Người cha của đứa trẻ đó, bất kể là ai, cũng phải chịu trách nhiệm dù thế nào đi nữa.
Bằng cách phá thai, người mẹ không những không biết yêu thương mà còn giết chết ngay cả đứa con của chính mình, để giải quyết vấn đề cá nhân.
Và bằng cách phá thai, người cha đã nói rằng anh ta không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào với đứa con mình đã mang đến thế giới. Người cha đó có thể sẽ khiến người phụ nữ khác lâm vào tình cảnh tương tự. Vì vậy 1 lần phá thai sẽ dẫn đến nhiều lần phá thai khác nữa.
Bất cứ quốc gia nào chấp nhận phá thai đều không dạy người dân của họ về tình yêu thương, mà sử dụng bạo lực để đạt được những gì họ muốn. Phá thai chính là kẻ hủy diệt nguy hiểm nhất đối với tình yêu thương và hòa bình…”
Một sự im lặng lắng sâu trong căn phòng vài giây. Sau đó, tiếng vỗ tay bắt đầu xuất hiện ở phía bên phải và lan ra khắp căn phòng trong khoảng 5 – 6 phút. Vừa vỗ tay họ vừa đứng lên như một làn sóng.
Tuy nhiên, Tổng thống Bill Clinton và Đệ nhất Phu nhân, ngồi cách Mẹ Teresa vài bước chân đã không vỗ tay. Và cả Phó Tổng thống và bà Gore cũng vậy.
Tuy không vui nhưng bà Clinton vẫn phải thốt lên: “Lời nói của Mẹ Teresa thật thẳng thắn, cho thấy rõ ràng Mẹ không cùng quan điểm với tôi”.
Dẫu thế nào sự cống hiến của Mẹ Teresa là điều không thể phủ nhận, và đối với bà việc tiếp nhận trẻ em chính là chọn lựa tuyệt vời nhất. Sau bài phát biểu, Mẹ Teresa đến gặp Bà Clinton để ngỏ ý xin thiết lập một trung tâm tiếp nhận trẻ em côi cút và bị bỏ rơi.
Sau khi về lại thủ đô Ấn Độ, với sự hỗ trợ từ bà Clinton, Mẹ đã xây dựng “Trung Tâm Terrsa Nuôi dạy Trẻ thơ” vào năm 1995. Bà Clinton đã mời Mẹ Teresa đến khánh thành cơ sở này 2 năm trước khi Mẹ qua đời.
Dẫu sao, Mẹ Teresa đã truyền cảm hứng giúp bà Clinton thực hiện một công trình tốt đẹp, cho dù vẫn cương quyết ủng hộ chủ trương “phá thai an toàn và hợp pháp”, điều mà những người cha người mẹ “có kế hoạch” vẫn đang thực hiện hàng ngày.
TinhHoa Tổng hợp