Nỗi ám ảnh kinh hoàng mang tên phòng phá thai

27/11/18, 11:25 Cuộc sống

”Minh nhớ như in cảm giác lạnh buốt sống lưng khi lần đầu tiên bước vào căn phòng hút thai, với tiếng dao kéo lẻng xẻng và chiếc khay đựng đầy máu lẫn “cái gì đó” nhầy nhụa”. Lời kể của một cô gái đã từng phạm lỗi khiến nhiều người không khỏi chua xót.

Phá thai trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. (Ảnh: Internet)
Phá thai trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. (Ảnh: Internet)

”Không có con: Chắc do phá thai nhiều quá đây mà”

Câu nói ác ý của những người hàng xóm bằng một cách nào đó vẫn đến tai Nguyễn Thị Minh (sinh năm 1986, ở Nam Đàn, Nghệ An). Đó là cách họ cắt nghĩa lý do tại sao đôi vợ chồng này lấy nhau 3 năm vẫn chưa có con. Họ nói vậy vì trước khi lấy nhau, hai người yêu nhau dài tới 8 năm, và từng đi quá giới hạn.

Minh cũng không thể trách hàng xóm bởi sự thật, cô đã từng bỏ đi một đứa con, khi còn là cô sinh viên năm nhất đại học, lúc đó cả hai mới bắt đầu yêu nhau. Cô nhớ như in cảm giác lạnh buốt sống lưng khi lần đầu tiên bước vào căn phòng hút thai, lạnh lẽo với tiếng dao kéo lẻng xẻng và chiếc khay đựng đầy máu lẫn “cái gì đó” nhầy nhụa.

Noi am anh ben trong phong pha thai hinh anh 5

“Sức khỏe của tôi sau khi hút bị ảnh hưởng rất nhiều. Khí huyết kém, máu dẫn lên não không đủ nên tôi thường xuyên bị đau đầu, ù tai. Điều kinh khủng nhất là tám ngày sau đi khám lại, tôi phát hiện mình bị sót dịch. Một túi dịch còn nguyên trong lòng tử cung. Lại một lần nữa, tôi được uống thuốc co bóp tử cung, cũng giống như phá thai một lần nữa”, Minh kể.

Noi am anh ben trong phong pha thai hinh anh 8

Hút thai tại một phòng khám chui đã khiến Minh rơi vào tình trạng ấy.

“Đối với rất nhiều người, phá thai là một ký ức kinh hoàng. Thậm chí, nhiều người trẻ còn phát điên sau khi làm điều đó”, bác sĩ Lương Tâm Phúc, Phó khoa Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nói. Nơi anh làm việc, những câu chuyện như Minh nhiều không kể xiết.

Mỗi ngày, hằng trăm đưa trẻ bị từ bỏ khi còn trong trứng nước

8h sáng, tại Khoa kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, tất cả khu ghế chờ đã chật. Gần trăm người đang ngồi đợi. Mỗi người phụ nữ đều có một người đi cùng. Đa phần còn rất trẻ. Họ ngồi đợi để bỏ đi đứa con đang mang trong bụng. Tại phòng chờ, chốc chốc y tá lại vén màn gọi tên bệnh nhân. Sau khi vào phòng, họ được thay quần áo để chuẩn bị lên giường làm thủ thuật.

Căn phòng thủ thuật nằm hướng cửa ra phía dãy ghế ngồi đợi chừng 2 m. Lối ra vào được ngăn bởi tấm rèm vải ngà ngà trắng. Chỉ cách mấy phút, cô y tá lại đẩy một chiếc giường ra phía phòng sau thủ thuật đi ngang khu ghế dành cho người nhà. Trên đó, người con gái nằm bất động như vừa trải qua một điều ngoài sức tưởng tượng. Có người khóc, có người ráo hoảnh như thể họ đã chia tay được một “cục nợ”, cũng có một hai cô gái ngóc đầu dậy vẫy tay về phía người đi cùng cười tươi, ra hiệu đã “giải quyết” xong.

Khác với vẻ bình tĩnh của những người còn lại, Nguyễn Hoàng Quân (sinh viên, ở Thanh Xuân, Hà Nội) khá lo lắng. Cậu đi đi lại lại ngay trước cửa phòng sau thủ thuật. Cậu đang đợi Nguyễn Thị My (sinh viên, Ứng Hòa, Hà Nội).

Lý do cả hai có mặt ngày hôm nay là “bị nhỡ” trong một lần chủ quan không dùng biện pháp bảo vệ khiến My có bầu 3 tháng. Yêu nhau đã gần 2 năm, và vẫn còn đang đi học nên cả hai không thể giữ lại đứa bé. “Bọn em đến từ lúc 7h30, giờ đã xong, nhanh lắm. Bạn em vẫn đang nằm trong kia”, Quân nói.

“Bạn ấy không muốn giữ lại”, nam sinh đeo kính cận nói với vẻ tiếc nuối. Một tiếng sau, bạn gái Quân bước ra. Nam sinh vội đỡ rồi dỗ dành, động viên người yêu trước khi cùng ra về.

Những lời đàm tiếu khi bước vào căn phòng phá thai. (Ảnh: Internet)
Những lời đàm tiếu khi bước vào căn phòng phá thai. (Ảnh: Internet)

Không được về sớm như My, cũng không có người con trai nào đi cùng, Nguyễn Thanh Vân (14 tuổi, ở Đan Phượng, Hà Nội) phải lưu lại bệnh viện. Phía ngoài tấm rèm là mẹ của Vân, chị Lê Thị Trang. Vân là ca có thai to nhất trong buổi sáng hôm nay, 5 tháng.

“Sao để cháu có bầu to như vậy mà không biết vậy chị?”, câu hỏi quan tâm lẫn thắc mắc của những người ngồi cạnh.

“Cháu không để ý vì hay bị rối loạn kinh nguyệt. Tôi cũng không chú ý”, người mẹ còn rất trẻ trả lời với sự lúng túng.

Nói rồi như sợ bị người khác biết chuyện, chị Trang lấy điện thoại ra bấm, cố tránh những câu hỏi mà chính chị cũng không biết trả lời ra sao. Việc con gái có thai khi còn quá nhỏ như một cú đánh chí tử vào người mẹ ngoài tứ tuần. Khi còn chưa có thời gian tìm hiểu rõ nguyên nhân xảy ra cơ sự, chị phải vội vàng đưa con đi phá thai.

Điều người mẹ này lo lắng bây giờ là làm sao để giữ kín chuyện. Hơn ai hết, chị hiểu rõ nếu để mọi người biết, con gái sẽ không chịu nổi vì xấu hổ.

” Các em cứ có thai rồi lại bỏ như một điều rất tự nhiên”

Buổi chiều, số người ngồi đợi trước phòng thủ thuật đã vơi, chỉ còn lác đác một vài người chờ sang ca buổi chiều. Đó cũng là lúc bác sĩ Lương Tâm Phúc, Phó khoa Kế hoạch hóa Gia đình, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, kết thúc công việc, từ phòng thủ thuật bước ra. Anh chia sẻ buổi sáng hôm nay có tới 60 ca phá thai. Ca to nhất là 5 tháng.

“Hôm nay, lượng bệnh nhân đông hơn bình thường. Trung bình mỗi ngày là 50 ca. Đây chỉ là một trong 3 khu của bệnh viện chuyên về kế hoạch hóa gia đình. Hai khu kia từ sáng chắc đã có 40-50 ca rồi. Những hôm đông, cả ba khu giải quyết phải tới 150 ca một ngày”, bác sĩ Phúc nói.

Những người chủ động bỏ thai đều có lý do của riêng mình. Họ nói đứa con ấy nằm “ngoài kế hoạch”, họ bảo “phải bỏ vì trót uống nhiều thuốc sợ con dị tật”, và họ cũng cho rằng không thể giữ con vì “quá trẻ” và vì “chưa sẵn sàng”.

Dù hàng ngày tiếp xúc với bệnh nhân, bác sĩ Phúc vẫn không thôi ám ảnh khi làm thủ thuật đối với những người mẹ khi chỉ mới chỉ là đứa trẻ vị thành niên.

“Mỗi năm, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận xử lý 15.000-20.000 ca nạo phá thai, nhiều nhất khu vực miền Bắc, trong đó có tới 15-20% trường hợp các bé gái đang ở độ tuổi vị thành niên. Nhiều cháu mới chỉ 12-14 tuổi. Năm 2012 là 2,3% trong tổng số người đến làm thủ thuật nhưng đến nay con số đó đã tăng lên khoảng 5% (chỉ tính cơ sở y tế công lập)”, bác sĩ Phúc cho biết.

30 năm trong nghề sản khoa, bác sĩ Phúc nhận định tỷ lệ nạo phá thai ở các bé gái vị thành niên không hề giảm. Con số 15.000-20.000 ca chỉ là con số ghi nhận tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Cả nước còn nhiều bệnh viện phụ sản khác, chưa kể các cơ sở, phòng khám chui. Điều bác sĩ Phúc thấy khác biệt giữa những người đến để phá thai hiện nay và trước đây chính là thái độ dửng dưng, bình thường.

“Họ không có sự e dè, mà tương đối mạnh dạn. Dường như cả xã hội không còn ác cảm với việc có thai ngoài ý muốn và ở trẻ vị thành niên. Hơn nữa, việc phá thai hiện nay khá an toàn, nên các em, các cháu đến giải quyết rất bình thường, không e ngại hay sợ hãi”, bác sĩ nói.

Dù vậy, “tuyệt đối không nên phá thai. Kể cả phá thai tại một cơ sở uy tín như chúng tôi cũng nguy hiểm cho thai phụ, nhất là các bé gái vị thành niên”, là câu nói bác sĩ Phúc nhấn mạnh nhiều lần trong suốt cuộc trò chuyện.

Theo chuyên gia này, việc phá thai cũng làm niêm mạc tử cung bị mỏng hóa, buồng trứng không phát triển, ảnh hưởng trực tiếp tới việc có con sau này, nhất là với những người phá thai nhiều lần.

“Hệ quả nhiều như thế, vậy mà các em cứ có thai, rồi lại bỏ như một điều rất tự nhiên”, bác sĩ bần thần nói.

Theo báo cáo từ Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em – Bộ Y tế công bố vào cuối năm 2017, mỗi năm nước ta có khoảng 250.000-300.000 ca phá thai được báo cáo khiến nhiều người không khỏi giật mình.

Tuy nhiên, đó chỉ là con số tại một cơ sở y tế công lập được công bố. Thực tế trên cả nước vẫn còn hàng nghìn các phòng khám được cấp phép thực hiện thủ thuật phá thai và chưa kể những phòng khám thực hiện thủ thuật chui, trái với quy định pháp luật mà không có thống kê cụ thể.

Theo số liệu mới nhất hồi tháng 9/2017, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã thống kê thế giới có gần 60 triệu ca phá thai mỗi năm.

Nước có số ca phá thai cao nhất toàn cầu là Trung Quốc, thứ hai là Nga, Việt Nam ở vị trí thứ ba.

Trong số khoảng 300.000 ca nạo phá thai được công bố ở Việt Nam có đến 80% tỷ lệ phá thai trên 12 tuần tuổi (thai to). Đáng chú ý, trong số các ca phá thai ở Việt Nam theo số liệu của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam công bố có đến 60- 70% là sinh viên, học sinh ở độ tuổi 15-19 tuổi, 20- 30% là phụ nữ chưa kết hôn. Như vậy, con số nạo phá thai theo chỉ định của bác sĩ vì những lý do dị tật thai nhi chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Thậm chí, một nghiên cứu quy mô nhỏ mới đây của tiến sĩ Trần Thành Nam, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội và cộng sự thực hiện chọn mẫu tại một số trường ở nội và ngoại thành Hà Nội, đến hết lớp 9 có khoảng 10% học sinh đã từng quan hệ tình dục; tính đến hết lớp 12 thì con số là 39%.

Số học sinh THPT thừa nhận từng có quan hệ tình dục thì có đến 29,5% các em nam cho biết không sử dụng bao cao su trong lần quan hệ gần nhất; và chỉ có 8% các em học sinh nữ nói rằng mình có sử dụng ít nhất một hình thức “phòng tránh thai” nào đó (bao gồm nhiều hình thức không khoa học như uống nước chanh; quan hệ đứng và vệ sinh vùng kín ngay sau khi quan hệ bằng chanh). Khoảng 10% học sinh THPT báo cáo đã từng quan hệ với từ 3 người trở lên.

Tiến sĩ Nam khẳng định: “Đây chỉ là kết quả nghiên cứu thực hiện trên một số ít trường học, không mang tính đại diện và không phải đề tài nghiên cứu cấp Bộ, cấp nhà nước. Những kết quả này có ý nghĩa phát hiện vấn đề”.

Trước thực tế này, TS Nam cho rằng gia đình, nhà trường và xã hội cần ý thức được vấn đề và nên cởi mở, chấp nhận chuẩn bị giáo dục giới tính, tình yêu, tình dục cho con từ khi sinh ra.

Bên cạnh đó, việc giáo dục về tình bạn – tình yêu – tình dục trước hết thuộc về gia đình và nhà trường với sự chung tay của cộng đồng xã hội. Thái độ quan tâm, tin tưởng và định hướng giá trị của gia đình và nhà trường sẽ là những “bộ thắng” cho trẻ mỗi khi dự định đi quá đà.

>>> Phố đi bộ Sài Gòn lênh láng nước, khách Tây thích thú dạo chơi

Theo News.Zing.vn 

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x