Sướng khổ đời người bắt nguồn từ tâm, không tham tài vật đắc được phúc báo

19/01/22, 16:16 Cổ Học Tinh Hoa

Cái họa lớn nhất là không biết đủ, cái hại lớn nhất là lòng tham. Nếu bỏ được lòng tham, biết hài lòng với hiện tại, không vì dục vọng mà tranh giành những thứ không thuộc về mình, ngăn trở con đường của người khác, ắt sẽ khiến tại họa tránh xa, phúc đến rợp nhà. 

Sướng khổ đời người bắt nguồn từ tâm, không tham tài vật ắt được phúc báo. (Ảnh qua Internet)

Không tham tiền bạc của bạn bè, được thiện báo 

Ở triều nhà Minh có một người tên Vương Sĩ Lương là người Trung Đô, ông kết giao thân thiết với một người bạn. Con trai của người bạn này tha hương đã lâu chưa về, thời gian sau, người bạn của Vương Sĩ Lương mắc bệnh nặng rồi qua đời. Trước khi mất, ông đem toàn bộ tài sản giao cho Vương Sĩ Lương, ông nói: “Số tiền này đưa cho con trai của tôi cũng không tốt đẹp gì, rất có thể còn mang đến tai họa”, vừa dứt lời thì người này nhắm mắt xuôi tay. 

Vương Sĩ Lương nén đau thương chu toàn ma chay cho bạn. Vài năm sau, người con trai của người bạn mới trở về, Vương Sĩ Lương cầm số tiền gửi lại cho cậu ta. Không bao lâu, người này đã tiêu hết số tiền trên. Sau khi nghe chuyện về người con của bạn, Vương Sĩ Lương còn nhiều lần nhiệt tình giúp đỡ. 

Tuy nhiên, Vương Sĩ Lương cũng không giỏi trong việc quản lý tài chính nên gặp không ít vấn đề đau đầu. Đúng lúc này cậu con trai đầu óc ngốc nghếch của ông bỗng nhiên minh mẫn, chăm chỉ đọc sách, sau đó đỗ vào trường Thái Học rồi tham gia thi cử, làm quan tới chức Huyện thừa. 

Quan huyện thấy cậu chăm chỉ, chịu khó, làm gì cũng tốt nên thưởng ngàn lượng bạc. Vương Sĩ Lương khi ấy vẫn còn khỏe mạnh, được hưởng lộc của con trai.

Một ngày nọ có một vị đạo sĩ đến nhà Vương Sĩ Lương và nói với ông: “Tôi được người khác ủy thác đến gửi lời cảm ơn tới ông. Ông đã đắc thiện báo”. Người ủy thác chính là người bạn đã qua đời của ông, vì không tham tài vật của bạn mà ông đã nhận được phúc báo. 

Không tham chức vị tránh được tai ương

Năm đầu Minh Anh Tông Thiên Thuận lên ngôi vua, học trò của bá quan văn võ thừa dịp này mà đút lót làm quan. Số quan trong triều tăng lên hàng trăm người.

Bấy giờ có một người tên là Triệu Mỗ người Thuận Thiên, làm nghề bán cháo tương. Mọi người ngỏ ý nói Triệu Mỗ cũng đút lót để làm quan. Tuy nhiên, Triệu mỗ lại cự tuyệt nói: “Tôi là một người thô kệch, không có mệnh làm quan, tiền bạc cũng không thiếu thốn, nếu làm vậy có ngày rước họa vào thân”

Quả nhiên, không đến một năm sau, những người mua chức quyền đã bị cách chức, có người còn bị lưu đày. Lúc này mọi người mới nhận ra Triệu Mỗ không tham quyền là hành động sáng suốt. 

Tham lam tài vật của người khác, cuối cùng thành công dã tràng

Ở huyện Trường Hưng, Hồ Châu, Triết Giang, Trung Quốc có một người giàu có nổi tiếng mang họ Thẩm. Ông làm thủ kho (người phụ trách quản lý nhà kho) tại huyện nha. Khi con trai sắp kết hôn, vì bận lo chuyện hôn sự cho con mà ông đành nhờ một người trong gia tộc đi làm thay cho mình. 

“Cao ốc ngàn gian, đêm nằm ngủ cũng không quá hai mét, ruộng tốt vạn khoảnh, ngày ăn cũng không quá ba bữa”, ta cứ tranh đấu, kiếm tìm những thứ xa vời rồi đánh mất cả niềm vui, hạnh phúc hiện tại. (Ảnh qua Internet)

Không ngờ, người này lại ăn trộm 800 lượng bạc. Lúc quan phủ phát hiện sự việc thì người này đã cao chạy xa bay. Ông Thẩm phải lấy tiền túi để bù vào số bạc trong kho đã mất. 

Sau vụ việc, người thân của ông Thẩm đã chạy đến nơi khác ở, sự việc cứ thế chìm vào quên lãng, hai năm sau, người này đào số bạc đã trộm lên để mua hơn trăm mẫu ruộng. 

Lúc tuổi già, người này mới có một mụn con trai, ông đem con gửi vào gia đình giàu có nhờ nuôi, đưa hết tài sản cho người ông gửi nuôi. 

Về sau, con trai ông kết hôn với con gái của nhà giàu có. Tuy nhiên sau này cậu lại có quan hệ ngoài luồng với người khác, 2 người cùng nhau bỏ trốn. 

Tất cả gia sản của ông cuối cùng rơi vào tay gia đình nhà phú hộ kia. Dù trộm được bạc nhưng cuối cùng người này lại trắng tay, đây chính là ác báo. 

Tham lam tài vật tự hại chính mình

Người xưa để lại một câu chuyện ngụ ngôn như sau: Ngày trước có một vùng nọ gặp thiên tai, lũ lụt dâng ngày càng cao; 5, 6 người cùng nhau bơi để chạy nạn. Trong số họ có một người ra sức vùng vẫy nhưng vẫn không thể bơi nhanh được. Thấy lạ, người đồng hành, bèn hỏi: “Bình thường trong số chúng ta thấy anh là bơi giỏi nhất mà sao hôm nay lại rớt lại sau cùng thế này?” 

Người này nghe vậy vừa thở vừa đáp: “Lưng tôi đang dắt theo rất nhiều tiền, nặng quá, bơi không nổi.” Những người còn lại nghe vậy thì hốt hoảng, ai nấy đều ra sức khuyên can anh nên vứt số tiền đó đi bởi giờ tính mạng còn nguy hiểm, hơi đâu quan tâm tiền bạc. Dù vậy người này vẫn ngoan cố không chịu nghe, cuối cùng mọi người an toàn thoát nạn chỉ có anh ta bị chết đuối giữa dòng nước lũ.

Trong “Đạo Đức Kinh” có câu: “Thịnh ái tất đại phí, đa tàng tất hậu vong”, tức cố chấp thì sẽ khổ, tham lam là tự tìm tới đường chết. Nỗi thống khổ của con người đều bắt nguồn từ lòng tham.

Đời này sướng hay khổ đều bắt nguồn từ tâm của chúng ta. Nếu muốn sống vui vẻ, trước tiên phải biết hài lòng, bỏ hết lòng tham. Mà muốn như vậy thì cần phải thông tỏ, khi nhìn tỏ mới có thể buông tay.

Theo Vision Times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x