Email của bà Hillary Clinton được gửi tới địa chỉ giống tên một công ty Trung Quốc

30/08/19, 11:47 Thế giới

Tất cả ngoại trừ 4 trong tổng 30.490 email từ máy chủ email trái phép của bà Hillary Clinton đã được chuyển tiếp đến một địa chỉ email cá nhân, giống với tên một công ty Trung Quốc, theo tiết lộ của Ủy Ban Thượng Viện vào ngày 15/8. 

Hầu hết mọi email được gửi đến và đi từ máy chủ email của bà Clinton đều được chuyển tiếp tới địa chỉ email [email protected]

Hầu hết mọi email được gửi đến và đi từ máy chủ email của bà Clinton đều được chuyển tiếp tới địa chỉ email [email protected]. (Ảnh minh họa: thenews)

Một điều tra viên của Tổng Thanh tra Cộng đồng Tình báo (ICIG) đã tìm kiếm trên Google cái tên “Carter Heavy Industries” và thấy một kết quả là Shandong Carter Heavy Industry Co., Ltd. Đây là một công ty sản xuất máy xúc và máy móc hạng nặng của Trung Quốc. 

Điều này đã làm dấy lên mối lo ngại rằng một kẻ dấu mặt ngoại quốc đã nắm được quyền truy cập tới những email của bà Clinton. Tuy nhiên, công ty này đã không đưa ra bất kỳ phản ứng nào khi được yêu cầu bình luận.

Frank Rucker, điều tra viên của ICIG và Jeanette McMillian, một luật sư của ICIG, đã báo với FBI về sự bất thường này tại một cuộc họp gồm trưởng phòng điều tra Peter Strzok vào ngày 18/2/2016. Rucker nói với Quốc hội rằng Strzok, người vừa nhận chức trưởng phòng điều tra là một người khó chịu, lạnh lùng và ông ta đã không đặt nghi vấn nào cho vấn đề này.

Thời điểm đó, Strzok cũng gây tai tiếng vì trao đổi hàng ngàn tin nhắn văn bản gồm nhiều bình luận chê bai về ứng cử viên Trump trên các thiết bị của FBI với luật sư FBI Lisa Page, người mà ông đang ngoại tình. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, cặp đôi này đã bày tỏ thái độ chống Trump và ủng hộ bà Clinton. 

Luật sư McMillian cũng báo cáo với Quốc hội rằng theo sự hiểu biết của cô về địa chỉ email của Công ty Công nghiệp nặng Carter, thì những email gửi từ máy chủ của bà Clinton được gửi trong thời gian xác thực đã được lưu lại trong “drop-box”.

“Thậm chí ngay cả khi bạn không gửi bất cứ email nào tới địa chỉ email này, thì đằng nào hệ thống email cũng tự động chuyển tiếp đến địa chỉ đó”, McMillian nói.

Shandong Carter Heavy Industry Co., Ltd,  một công ty sản xuất máy xúc và máy móc hạng nặng của Trung Quốc. (Ảnh qua threadreadreapp.com)

Điều tra viên Rucker cho biết thêm có vẻ như địa chỉ email của Carter Heavy Industries đã được chèn vào máy chủ của bà Clinton dựa trên việc đọc siêu dữ liệu của nó. Rucker cũng lo ngại vì ông đã xem lại một email mà bà Clinton tư vấn cho Huma Abedin và Anthony Weiner, chồng của bà này. Trong đó thảo luận về cách thức tài khoản của Weiner có thể đã bị xâm nhập bởi một đối thủ chính trị, người cuối cùng đã đánh cắp được bản sao tất cả email của ông này.

Bên cạnh đó, có vẻ như email Carter Heavy Industries đã được chèn vào bảng định tuyến của máy chủ Clinton, nhưng Rucker chỉ có thể chắc chắn nếu kiểm tra máy chủ, mà ông lại không truy cập vào được. Rucker cho rằng có thể có một lời giải thích khác về lý do tại sao địa chỉ email này lại có mặt trong hầu hết mọi thư tín của bà Hillary.

Vào ngày 4/12/2018, luật sư McMillian và điều tra viên Rucker đã được các Ủy Ban Phính phủ, An ninh nội địa và Tài chính Thượng viện phỏng vấn để trả lời các phương tiện truyền thông về việc các nguồn tin nặc danh cho rằng Trung Quốc truy cập vào email của bà Clinton. Sau đó vào ngày 14/8, các ủy ban trên đã phát hành các phiên bản chưa được phân loại của những bản ghi chép cùng với một số bộ tài liệu hỗ trợ.

Điều tra của tổng thanh tra Bộ Tư pháp

Tổng thanh tra Bộ Tư pháp Michael Horowitz đã biết về báo cáo của ICIG đến FBI nhưng không hề đề cập đến điều này trong bản báo cáo dài 568 trang của ông về kết quả FBI và DOJ xử lý cuộc điều tra email của bà Clinton. 

Horowitz đã hứa với Quốc hội một năm trước rằng sẽ xem xét và báo cáo về những gì FBI đã làm để điều tra vấn đề này. Các tài liệu mới được phát hành bao gồm kết quả của cuộc điều tra Horowitz, dưới hình thức thư gửi thượng nghị sĩ Chuck Grassley (R-Iowa) và Ron Johnson (R-Wis.) vào ngày 9/4/2019.

Trong bức thư, Horowitz và Tổng thanh tra cộng đồng tình báo Michael Atkinson viết rằng tài khoản email Carter Heavy Industries được tạo bởi Paul Combetta, nhân viên của Platte River Networks, người quản lý máy chủ email của bà Clinton. 

Paul Combetta, nhân viên của Platte River Networks, người quản lý máy chủ email của bà Clinton. (Ảnh: Twitter)

Combetta bị cáo buộc đã tạo ra email Carter Heavy Industries vào ngày 20/8/2012. Sau đó ông đã sử dụng email này như một “email giả” để chuyển các tin nhắn được lưu trữ trên máy chủ riêng thứ hai của Clinton đến máy chủ của Platte River Networks vào đầu năm 2014.

Combetta đã làm gì với tài khoản email này từ năm 2012 đến 2014 và những ai khác có quyền truy cập vào tài khoản đó trước và sau khi chuyển tiền vẫn còn là một bí ẩn. Cả các tổng thanh tra của DOJ và ICIG đều không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về việc liệu FBI có từng kiểm tra vấn đề này hay không.

Việc Combetta sử dụng tài khoản email này được nhắc đến trong báo cáo của Horowitz, mặc dù nó được gọi là một “email giả” thay vì tiết lộ địa chỉ thực tế. Horowitz và Atkinson không giải thích lý do vì sao Combetta đặt tên địa chỉ email như vậy. Luật sư của Combetta nói với Horowitz rằng email Carter Heavy Industries là một cái tên bịa đặt và Combetta không có mối liên hệ nào với Shandong Carter Heavy Industry Co., Ltd.

Theo bức thư, thông qua một luật sư, Combetta đã từ chối cuộc phỏng của tổng thanh tra DOJ về vấn đề này. Ông này cũng nói rằng ông không có tài liệu nào đáp ứng trát đòi hầu tòa về việc đó.

Horowitz cũng cho biết văn phòng của ông không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào mâu thuẫn với những tuyên bố của luật sư của Combetta. 

“Theo đó, không giống như những gì được thảo luận ở trên giữa địa chỉ email giả và tên của một công ty Trung Quốc được xác định bởi nhà cựu phân tích của ICIG và cựu Tổng thanh tra, ông McCullough trong một tìm kiếm của Google; ICIG và DOJ OIG không nhận thấy bất kỳ thông tin nào liên kết giữa Combetta hoặc địa chỉ email giả mà ông này đã tạo với chính phủ Trung Quốc hoặc một công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc”, Horowitz và Atkinson viết.

Bình Hòa (Theo The Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x