30 năm đức tin và kiên định: Học viên Pháp Luân Công rèn luyện tâm tính nâng cao đạo đức

09/01/23, 11:00 Thế giới

Sau 30 năm phổ truyền trên khắp thế giới, môn thiền định Pháp Luân Công với những tín ngưỡng truyền thống của Trung Hoa bao gồm các tư tưởng Phật giáo và Đạo giáo đã giúp hàng trăm triệu người nâng cao giá trị đạo đức.

Vào tháng 11/2020, 9 tháng sau khi cô Carolina Avendano, lúc đó 22 tuổi, bắt đầu sống một mình và 8 tháng sau khi thành phố Calgary, Canada của cô tiến hành phong tỏa khiến trường học và đa số các cơ sở kinh doanh phải đóng cửa. Cô rơi vào tình cảnh hoàn toàn đơn độc. Những hạn chế trong đại dịch khiến cô không thể đến thăm em gái mặc dù cả hai đều sống trong cùng một thành phố.

Cô Carolina Avendano đang ngồi thiền ở Milton, Ontario, Canada, vào tháng 04/2022. (Ảnh: Được sự cho phép của Carolina Avendano)

Cách ly kéo dài khiến cô Avendano rơi vào một cuộc khủng hoảng của riêng mình. Bề ngoài, cô là kiểu người làm việc năng suất – sống độc lập, làm hai công việc gia sư, tình nguyện trực tuyến, đồng thời hoàn thành hai tấm bằng kép về toán và giáo dục. Nhưng sâu bên trong, cô chưa bao giờ cảm thấy lạc lõng và trống trải hơn thế.

Cô Avendano nói với The Epoch Times: “Tôi biết mình đang hoàn toàn mất cân bằng”. Cơ thể cô đang gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng: Cô bị thiếu cân, rối loạn ăn uống, đau đầu, và mất kinh nguyệt trong hơn 1 năm nay mà không rõ nguyên nhân. Cô ít khi nói về những trắc trở của bản thân với gia đình, những người đang lo lắng về việc cô ngày càng gầy đi ngay cả khi cô khẳng định họ đang nói phóng đại.

Bước ngoặt đã xảy ra trong một lần ra ngoài hiếm hoi khi cô Avendano tình cờ bước vào quán cà phê và liếc nhìn thấy bảng thông tin công cộng về các lớp học yoga và thiền. Tại đó, một tờ quảng cáo màu xanh in hình một người đàn ông đang ngồi thiền bên bờ biển đã thu hút sự chú ý của cô. Cô Avendano chưa bao giờ nghe nói về Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần bao gồm 3 giá trị cốt lõi – Chân, Thiện, Nhẫn – cùng 5 bài công pháp thiền chậm rãi. Nhưng hội thảo thiền trực tuyến được quảng cáo trên tờ rơi dường như chính xác là những gì cô cần.

“Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là môn tập được hướng dẫn miễn phí, bởi những người thuộc mọi tầng lớp xã hội”, cô nói, đồng thời nhấn mạnh rằng cô đã từng thấy các lớp học yoga với giá hơn 1.000 USD, một mức giá mà cô không thể tham gia. Cô đã đăng ký một buổi vào cuối tuần đó và tiếp tục tự tập luyện.

Vào thứ Hai của tuần tiếp theo, cô ấy ngạc nhiên khi thấy rằng kinh nguyệt của mình đã quay trở lại.

“Tôi rất hào hứng. Và tôi cũng hoảng sợ”, cô nói. “Tôi không muốn nghĩ đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nhưng điều này quả thật là khó tin.”

Những khởi đầu

Trải nghiệm của cô Avendano có một số điểm tương đồng với trải nghiệm của nhiều người đã thực hành môn tập này ở Trung Quốc vào những năm 1990 khi Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, đang được phổ biến thông qua khẩu truyền.

Các bài tập thiền và bài giảng của môn tu luyện tinh thần này bắt nguồn từ những tín ngưỡng truyền thống của Trung Hoa bao gồm các tư tưởng Phật giáo và Đạo giáo. Điều đó dường như phù hợp với những người dân đã bị tước bỏ tín ngưỡng và văn hóa truyền thống trong thời kỳ bùng nổ của Cách mạng Văn hóa do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động từ vài thập niên trước đó.

Vào ngày 13/05/1992, ông Lý Hồng Chí, người sáng lập môn tu luyện này, đã giới thiệu Pháp Luân Công đến quê hương Trường Xuân của ông, một thành phố công nghiệp và là thủ phủ của tỉnh Cát Lâm thuộc vùng Đông Bắc Trung Quốc.

Vào tháng 11 năm đó, 28 năm trước khi cô Avendano đến với môn tu luyện, nhân viên chăm sóc sức khỏe cô Mi Ruijing 36 tuổi, là một trong số khoảng 400 người đã tham dự một loạt các buổi giảng ở Bắc Kinh, nơi ông Lý dạy các bài công pháp và giảng giải về những giáo lý đạo đức của môn tu luyện.

30 năm đức tin và kiên định: Các học viên Pháp Luân Công nâng cao đạo đức nhờ rèn luyện tâm tính
Bà Mi Ruijing tham gia lễ diễu hành kỷ niệm 30 năm kể từ khi môn tu luyện được phổ truyền, ở Manhattan, Thành phố New York, vào ngày 13/05/2022. (Ảnh: Samira Bouaou/The Epoch Times)

Lớp học kéo dài 10 ngày, và bà Mi đã cảm nhận được sự thay đổi ngay từ ngày đầu tiên. Trên đường về nhà, “cứ như thể tôi không đi bộ mà đang bước trên mây vậy”, bà Mi, hiện đang sống ở Hoa Kỳ, cho biết. “Cảm giác rất nhẹ, rất thoải mái.”

Nhưng bà thậm chí còn đánh giá cao hơn những trải nghiệm thay đổi từ nội tâm. Trước đây, bà đã đọc rất nhiều sách về Đạo giáo để tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời.

Bà nói rằng lớp học đã giúp bà trả lời những khúc mắc trong suốt nhiều năm. Bà cảm thấy phấn khích như thể đã bị mắc kẹt trong một căn phòng tăm tối từ lâu nhưng đột nhiên được giải thoát và nhìn thấy tia sáng.

“Tôi cảm thấy rằng bản thân đã không thực sự sống trong ngần ấy năm và [giờ đây] mới đang thực sự bắt đầu cuộc đời của mình”, bà nói.

30 năm đức tin và kiên định: Các học viên Pháp Luân Công nâng cao đạo đức nhờ rèn luyện tâm tính
Buổi giảng của ông Lý Hồng Chí về Pháp Luân Công tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, năm 1993. (Ảnh của Minghui.org)

Trong 2 năm tiếp theo, ông Lý đã tổ chức thêm hàng chục lớp học ở các thành phố lớn của Trung Quốc. Những lớp đông nhất có khoảng 6.000 người tham dự, theo hồ sơ được tổng hợp bởi Minghui.org, một cơ quan thông tin liên quan đến Pháp Luân Công có trụ sở tại Hoa Kỳ. Bà Mi đã tham dự hơn 20 lớp trong số đó. Đến năm 1999, theo ước tính, có khoảng 70 triệu đến 100 triệu người Trung Quốc đã bắt đầu tập luyện. Nhiều người đã bị cuốn hút bởi môn tu luyện sau khi nhìn thấy cải thiện về thể chất và tinh thần ở những người quen của họ nhờ tập luyện.

Bà Mi nhớ như in khoảnh khắc một người bạn đã vô tình làm cháy ba lỗ trên bộ quần áo mới của bà trong khi giúp bà ủi đồ. Bà Mi suýt nữa đã trách người bạn trước khi kịp nhìn lại bản thân. Nhưng thay vào đó, bà đã nói với người bạn rằng bộ đồ có thể sửa được và cô ấy không cần phải lo lắng.

Bà Mi nói, đó là một khảo nghiệm nhỏ về việc đặt người khác lên trước tiên, trong số nhiều khảo nghiệm khác mà bà và những người khác sẽ vượt qua hàng ngày theo lời dạy của môn tập.

“Nếu tôi là người làm cháy và ai đó quở trách tôi, tôi sẽ cảm thấy thế nào?” bà nói.

Thay đổi để tốt hơn

Vào mùa hè năm 1993, bà Liu Yan, một kỹ sư ở Bắc Kinh, đã đợi 2 tiếng đồng hồ để mua vé vào lớp của ông Lý sau khi nghe tin từ một người bạn.

30 năm đức tin và kiên định: Các học viên Pháp Luân Công nâng cao đạo đức nhờ rèn luyện tâm tính
Bà Liu Yan tham gia lễ diễu hành kỷ niệm 30 năm kể từ khi môn tu luyện ra mắt công chúng, ở Manhattan, thành phố New York, vào ngày 13/05/2022. (Ảnh: Samira Bouaou/The Epoch Times)

Các lớp học trở nên phổ biến đến mức vé đã được bán hết từ nhiều tháng trước. Nhưng khi gọi cho đơn vị tổ chức, một trường đại học công lập, bà được biết rằng vẫn còn vé. Bà đã xin nghỉ làm 1 ngày, đến văn phòng trường đại học sớm hơn 1 giờ và là người đầu tiên xếp hàng mua 3 tấm vé.

“Tôi không thể diễn đạt thành lời, nhưng tôi biết rằng Pháp Luân Công là tốt nhất”, bà Liu, hiện đang sống ở Hoa Kỳ, nói với The Epoch Times, đồng thời cho biết thêm rằng nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn của môn tu luyện đã để lại ấn tượng mạnh mẽ với bà.

Bà Liu là người nóng tính, nhưng môn tu luyện đã giúp bà trở thành một người vợ tốt hơn và khỏe mạnh hơn. Các gai xương thắt lưng của bà đã biến mất, và hàng năm, các đồng nghiệp đều ngạc nhiên trước hồ sơ sức khỏe không bệnh tật của bà trong các cuộc kiểm tra sức khỏe thường niên tại nơi làm việc. Bố mẹ bà cũng tham gia tập luyện cùng. Còn với mẹ của bà Liu, đã ngoài 70 tuổi, bệnh cao huyết áp và ung thư vòm họng đã biến mất sau khi tu luyện.

Cuộc bức hại tàn khốc

Cứ 13 người Trung Quốc thì có khoảng một người sẽ trải qua bước ngoặt đột ngột trong cuộc đời vào cuối thế kỷ trước, khi ĐCSTQ khởi xướng một chiến dịch quy mô nhằm tiêu diệt đức tin của họ vì lo lắng sự phổ biến của Pháp Luân Công sẽ là mối đe dọa đối với chế độ độc tài. Cuộc bức hại đã dẫn đến việc hàng triệu học viên bị đưa đến các cơ sở giam giữ, nơi họ bị tra tấn, cưỡng bức lao động và thu hoạch nội tạng.

30 năm đức tin và kiên định: Các học viên Pháp Luân Công nâng cao đạo đức nhờ rèn luyện tâm tính
Cảnh sát bắt giữ một người thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào ngày 01/10/2000. Các học viên Pháp Luân Công đã gọi điện hàng loạt, thỉnh nguyện trên đường phố, và chèn tín hiệu vệ tinh để phản đối cuộc bức hại. Họ hiện đang tiếp cận theo hướng pháp lý, đệ trình ít nhất 12 đơn kiện ở các quốc gia như Hoa Kỳ, Phần Lan và Úc để lên án các quan chức Trung Quốc mà họ cáo buộc là vi phạm nhân quyền, từ cựu lãnh đạo chính quyền Giang Trạch Dân cho đến các quan chức địa phương. (Ảnh: AP/Chien-min Chung)

Bà Mi và Liu đều bị buộc rời khỏi nơi làm việc và lần lượt nhận án tù 2 năm và 4 năm vì không từ bỏ đức tin của mình. Cả hai đều trở nên tiều tụy khi ra khỏi tù. Cha mẹ của bà Liu đều qua đời khi bà bị giam giữ, và bà không thể ở bên cha mẹ trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời họ.

Tại trung tâm chuyển hóa, nơi ép buộc các học viên từ bỏ niềm tin, bà Liu đã bị đánh đập dã man vào chân bằng cán chổi gỗ lau nhà khiến chân bà nổi những vết sưng tấy to bằng lòng bàn tay, và mặt trong đùi thâm tím. Vết sưng tiếp tục to lên trong nhiều ngày mặc dù bà đã được gắn một chiếc máy để hút mủ ra ngoài. Cuối cùng bà phải phẫu thuật để điều trị vết thương. Hai vết sẹo từ cuộc phẫu thuật nay vẫn còn.

Trong lần đầu tiên bị giam giữ ở trại lao động, ngoại hình của bà Liu thay đổi nhiều đến nỗi chồng bà, khi được phép vào thăm, đã phải nhờ lính canh đứng cạnh xác nhận rằng người phụ nữ tiều tụy trước mặt là vợ ông.

Bà Mi bị bệnh ghẻ và thủng dạ dày trong lúc bị giam giữ. Kết quả, bà đã phải cắt bỏ ba phần tư dạ dày. Vào cuối kỳ hạn giam giữ, bà chỉ còn “da bọc xương” theo đúng nghĩa đen.

30 năm đức tin và kiên định: Các học viên Pháp Luân Công nâng cao đạo đức nhờ rèn luyện tâm tính
Những vết sẹo của bà Liu Yan từ cuộc phẫu thuật sau một lần bị đánh đập khi còn ở trong nhà tù Trung Quốc vào hơn hai thập niên trước. Ảnh chụp tại Manhattan, New York, ngày 13/05/2022. (Ảnh: Samira Bouaou/The Epoch Times)

Các lớp học trực tuyến

Cô Avendano đã bắt đầu đọc thêm về Pháp Luân Công và tham gia một nhóm thiền định ở trung tâm thành phố Calgary. Thông qua bộ phim gần đây “Đi tìm dũng khí,” cô đã thấy được sự tàn bạo đang diễn ra ở Trung Quốc. Cô nói rằng lòng dũng cảm và sự mạnh mẽ của những học viên bị giam giữ đã truyền cảm hứng cho mình.

Cô Avendano cho biết kể từ khi bắt đầu tu luyện, giờ đây cô đã cố gắng trở thành một người con gái hiếu thảo hơn với cha mẹ.

“Tôi xem mọi thứ là cơ hội để rèn luyện tâm tính và học được rằng bản thân phải đối xử tử tế với mọi người”, cô nói.

Lớp học trực tuyến mà cô tham gia trong thời kỳ đại dịch do một nhóm tình nguyện viên khởi xướng, trong đó có ông Alexander Meltser, chủ một doanh nghiệp thương mại điện tử có trụ sở tại Florida và là một học viên Pháp Luân Công trong hơn hai thập niên. “Nếu bạn không thể ra ngoài, hãy hướng vào nội tâm”, ông Meltser nói.

30 năm đức tin và kiên định: Các học viên Pháp Luân Công nâng cao đạo đức nhờ rèn luyện tâm tính
Các học viên Pháp Luân Công luyện bài công pháp thứ hai tại một sự kiện kỷ niệm 22 năm ngày chính quyền Trung Quốc bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công, ở Washington vào ngày 16/07/2021. (Ảnh: Samira Bouaou/The Epoch Times)

Trong cài đặt riêng tư của lớp học trực tuyến, người dẫn chương trình chiếu các bài thuyết trình cùng với video các bài công pháp. Người dẫn chương trình cũng trực tiếp trả lời các câu hỏi trên hộp trò chuyện trực tiếp.

Các tình nguyện viên đã thí điểm các lớp học trực tuyến ở Ấn Độ và Nga vào tháng 02/2020, khi các quốc gia trên thế giới bắt đầu ban hành lệnh phong tỏa. Được khích lệ bởi số lượng nhiều người đăng ký, nhóm tình nguyện bắt đầu khai triển ra toàn thế giới. Trang web của họ hiện có 20 ngôn ngữ trong đó có Tiếng Việt và hơn 30.000 người ở 45 quốc gia đã tham gia ít nhất một buổi lớp học.

Hiện nay, nhóm bao gồm 100 tình nguyện viên, trong đó có cô Avendano. Họ cùng lên ý tưởng để tổ chức tốt hơn các trải nghiệm trực tuyến cho những người tham dự.

“Điều khiến tôi đánh giá cao nhất là môn tu luyện mở rộng cánh cửa cho tất cả mọi người”, cô nói, đồng thời lưu ý rằng các bài giảng của Pháp Luân Công có sẵn bằng tiếng Tây Ban Nha, ngôn ngữ mẹ đẻ của cô.

“Tôi nghĩ rằng sức mạnh chính là nằm ở việc chia sẻ một phương pháp tu luyện tuyệt vời như vậy cho tất cả mọi người một cách miễn phí, điều đó thực sự có ý nghĩa rất lớn với [mọi người].”

Anh Joseph Gigliotti, bác sĩ chỉnh hình, người đã tổ chức lớp học mà cô Avendano tham dự lần đầu tiên, nói với Insight: “Đây là một sự kiện mà chúng tôi có thể trực tiếp chia sẻ với mọi người những lợi ích mà chúng tôi nhận được từ Pháp Luân Công.”

30 năm đức tin và kiên định: Các học viên Pháp Luân Công nâng cao đạo đức nhờ rèn luyện tâm tính
Anh Joseph Gigliotti tại phòng khám xương khớp của mình ở Ontario, Canada, vào tháng 03/2022. (Ảnh: Được sự cho phép của Joseph Gigliotti)

“Chúng tôi nghĩ rằng có nhiều người ở nhà và không làm gì. Họ bị mắc kẹt và không thể ra ngoài. Có rất nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần. Mọi người đang thực sự gặp khó khăn, và cảm thấy bị cô lập. Đây chính là điều mà họ có thể làm để giúp đỡ đời sống nội tâm của mình.”

Vào cuối buổi học, anh Gigliotti luôn hỏi xem liệu mọi người đã hiểu mục đích của họ khi tham gia lớp học là gì chưa.

“Đó là một trong những phần yêu thích của tôi trong hội thảo, để xem mọi người trả lời câu hỏi đó như thế nào. Bởi vì họ rất, rất phấn khích. Họ rất hạnh phúc”, anh nói. “Rất nhiều người nói, ‘Tôi sẽ tiếp tục cuộc hành trình này.’”

Đối với anh, những nguyên lý của môn tu luyện đã giúp xua tan “đám mây đen tràn ngập nỗi lo lắng và phiền muộn” đã đeo bám anh trong suốt nhiều năm.

“Giống như việc tắm rửa sạch sẽ lớp da bên ngoài cơ thể, tôi thực sự muốn gột rửa bản thân từ tận sâu bên trong, tôi muốn tẩy tịnh trái tim và tâm trí của mình”, anh nói.

Anh Gigliotti đã tập luyện được 8 năm. Anh cho biết, đó là “những năm tháng mãn nguyện nhất trong cuộc đời tôi.”

Theo The Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

    TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

    Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

    Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Hạt giống

    Hạt giống

x