Cựu kiểm duyệt viên TQ: “Lục Tứ” và “Pháp Luân Công” là 2 từ nhạy cảm nhất

07/07/20, 05:13 Trung Quốc

Lưu Lực Bằng, người từng làm công việc kiểm duyệt trên Sina Weibo và LeTV, gần đây khi tiếp nhận phỏng vấn của Epoch Times và NTD tại Hoa Kỳ đã tiết lộ, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm duyệt ngôn luận, kiểm soát thông tin và “dẫn dắt” dư luận xã hội ngày càng nghiêm ngặt hơn, đồng thời còn “vươn vòi” ra bên ngoài, uy hiếp tự do ngôn luận của xã hội tự do.

Cựu kiểm duyệt viên mạng Internet Lưu Lực Bằng của Trung Quốc đại lục trả lời một cuộc phỏng vấn chung của Epoch và NTD tại Hoa Kỳ vào ngày 29/6/2020. (Ảnh: Epoch Times)

Hệ thống kiểm duyệt của ĐCSTQ là một hệ thống rất phức tạp và khổng lồ. Lưu Lực Bằng làm công việc kiểm duyệt mạng trong các doanh nghiệp tư nhân gần 10 năm, anh từng là biên tập viên kiểm duyệt của Sina Weibo và trưởng phòng giám sát chất lượng của phòng biên tập video LeTV. Anh ước tính số lượng kiểm duyệt viên trong khu vực tư nhân ở Trung Quốc dao động từ 1 triệu đến 2 triệu người, gần bằng đội ngũ các “dư luận viên” trực tuyến.

Lưu Lực Bằng giải thích rằng, các kiểm duyệt viên khác với các “dư luận viên” (đội quân 50 xu) mà mọi người ai ai cũng biết . Kiểm duyệt viên là một quản trị viên được thuê bởi công ty hoặc nền tảng nào đó để thực hiện các quy tắc cộng đồng của nền tảng; còn “dư luận viên” là một loại công việc khác, đó là ĐCSTQ lợi dụng những nhân viên trong thể chế, công chức các trường cao đẳng, đại học, cùng với các tù nhân… các “dư luận viên” trực tuyến thực hiện các hướng dẫn chính trị của ĐCSTQ để kiểm soát dư luận.

“Ngoài việc xét duyệt các ngôn luận chính trị, công việc hàng ngày của kiểm duyệt viên chủ yếu là chống lạm dụng và chống quấy rối, vì vậy kiểm duyệt viên sẽ được ‘ngụy trang’ dưới lớp vỏ bọc của một công việc có vẻ vô cùng bình thường, nhưng thực chất là kiểm soát dư luận.” Lưu Lực Bằng nói, các phòng ban kết nối với kiểm duyệt viên là Văn phòng Thông tin Internet và Cảnh sát Internet, các cơ quan chính phủ và thậm chí là Bộ Nông nghiệp cũng có quyền ra lệnh xóa bài. Anh chỉ ra rằng, Văn phòng Thông tin Internet thực sự không “tin tưởng” các kiểm duyệt viên và sẽ cử các nhân viên liên lạc đến “đóng đô” ở công ty.

Được biết, trung tâm kiểm duyệt ngôn luận của Trung Quốc là ở Bắc Kinh. Các vị trí cấp cao trong nội bộ ngành Kiểm duyệt đều nằm ở Bắc Kinh, công xưởng kiểm duyệt được đặt ở nơi khác. Ví dụ, một vài năm trước, Thiên Tân là một trung tâm kiểm duyệt chủ chốt, và bây giờ nó đang dần mở rộng sang Tây An và Trùng Khánh.

“Hệ thống cài đặt một số từ khóa nhạy cảm có rủi ro cao, nếu bạn lỡ ‘dính’ phải, sẽ trực tiếp chuyển sang trạng thái bị xóa và sau đó được kiểm duyệt thủ công; các từ nhạy cảm có rủi ro thấp, nếu ‘dính’ phải, thì sẽ rơi vào trạng thái phê duyệt mặc định, sẽ có hai chiến lược đó là kiểm duyệt trước ‘nhả’ (đăng tải) sau hoặc ‘nhả’ trước kiểm duyệt sau.” Anh nói.Các công ty tư nhân thường chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ kiểm duyệt và kiểm duyệt viên được đãi ngộ tương đối tốt. Lưu Lực Bằng nói: “Bởi vì ĐCSTQ không muốn chịu chi phí này, hiệu suất của các công ty tư nhân rất cao, nếu bạn thuê 2 triệu cảnh sát mạng Internet và ai cũng được vào biên chế, vậy thì tiền lương hưu phải chi trả rất cao, hơn nữa bọn họ không chừng còn đua nhau tham ô tham nhũng, vậy thì ĐCSTQ phá sản mất. Loại công việc này giống như Foxconn, đòi hỏi lao động rẻ”.

Kiểm soát chặt chẽ chưa từng thấy đối với dư luận trực tuyến

Lưu Lực Bằng cho rằng sự kiểm soát của ĐCSTQ đối với dư luận và không gian ngôn luận ở Trung Quốc đại lục ngày càng trở nên nghiêm trọng. Anh cảm thấy rằng, trọng tâm của kiểm duyệt trong thời kỳ của Hồ Cẩm Đào có thể là các sự cố mang tính tập thể, như “Cuộc cách mạng hoa nhài” đã ảnh hưởng trực tiếp đến chính quyền ĐCSTQ, hoặc một sự cố như một cuộc bãi công của tài xế xe tải Thượng Hải, và hệ tư tưởng có thể tương đối lạc hậu. Cho đến nay, lĩnh vực tư duy thuần túy của hệ tư tưởng có thể nói là được củng cố chưa từng thấy.

Lưu Lực Bằng nói rằng, việc đàn áp ngôn luận của mọi người, bảo vệ các giá trị quan của Đảng đã trở thành chủ đề chính, từ đó, “thậm chí còn kiểm soát những lĩnh vực riêng tư của mọi người, can thiệp sâu đến ‘từng chân tơ kẽ tóc’. Ví dụ, khái niệm về hôn nhân và tình yêu trong phim truyền hình, luật anh hùng năm 2018…”

Anh nói rằng, ĐCSTQ càng đàn áp ý thức hệ, sự phản pháo của người Trung Quốc sẽ càng mạnh mẽ. “Các lực lượng đối lập trước đây là những người trí thức, cải tiến, bây giờ các lực lượng đối lập này đang thẳng thắn nói những điều khó nghe, mọi người đã trở nên rất tức giận”.

Môi trường làm việc của Lưu Lực Bằng  tại Trung tâm quản lý ‘User’ Thiên Tân của Sina Weibo trong những năm đầu. (Ảnh được cung cấp bởi người được phỏng vấn)

Kiểm duyệt mạng ngày càng xấu xa biến chất

Liên quan đến tình hình phổ biến trên Internet, tại sao các “tiểu phấn hồng” (thanh niên mạng ủng hộ ĐCSTQ) thường chỉ “hùa theo”, nghiêng về một phía, Lưu Lực Bằng  tiết lộ rằng, đó là do kiểm duyệt mạng Internet và sàng lọc tin tức của ĐCSTQ, “tất cả được sàng lọc lặp đi lặp lại”.

Lưu Lực Bằng nói rằng, với việc tăng cường kiểm soát ngôn luận, kiểm duyệt mạng của ĐCSTQ ngày càng xấu xa tà ác.

“Khi tôi mới gia nhập ngành này mười năm trước, tuyển dụng không yêu cầu ứng viên phải là Đảng viên”, vì vậy có một “không gian riêng” nhất định vào thời điểm đó. Lưu Lực Bằng nói, trong thập kỷ này đã có những thay đổi lớn.Trước hết, tuyển dụng kiểm duyệt viên không còn “lén lén lút lút”, mà công khai một cách trắng trợn. Trang web tuyển dụng còn đăng yêu cầu rằng, ứng viên đòi hỏi phải là những người giỏi về chính trị và có giác ngộ chính trị.

Ngoài ra, nội dung kiểm soát dư luận cũng đang thay đổi, biến tướng thành cái gọi là “chủ nghĩa yêu nước”, “giá trị trực quan” , “giá trị đạo đức” của xã hội chủ nghĩa, những điều này được nhồi nhét thêm vào ý thức hệ.

Lưu Lực Bằng nói, đáng sợ hơn nữa là “Ngành này chỉ tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học, hơn nữa là những sinh viên đại học được ĐCSTQ đào tạo trong hơn mười năm. Đầu óc của các em đã bị ĐCSTQ đồng hóa và tẩy não một cách ghê rợn”.”Vì vậy, chúng ta phải đào tạo lại để các em biết phân biệt đúng sai. Những người trẻ tuổi này như ‘một quả bom nổ chậm’, thực sự đáng sợ”.

“Bây giờ họ chỉ tuyển dụng những người đã bị Đảng và nhà nước tẩy não, tư tưởng có giá trị trực quan rõ nét”, Lưu Lực Bằng cho rằng, đội ngũ kiểm duyệt mạng của Trung Quốc đã liên tục mở rộng và ngày càng trở nên xấu xa, “biến chất” hơn trong thập kỷ qua. 

Một lần nọ, bộ phận giám sát đã gửi thông báo yêu cầu xóa một bài viết của một luật sư. Một luật sư nhân quyền đã bị bắt, con cái không được đi học. Vợ luật sư đã cầu cứu sự giúp đỡ trên Weibo, “Con bé chẳng đòi hỏi gì cả, chỉ muốn được đi học”. Một đồng nghiệp của Lưu Lực Bằng nói lời cay nghiệt: “Đáng đời, ai bảo gây chuyện”. Lưu Lực Bằng nói, “Nhưng không có ai đứng về phía tôi và tôi cảm thấy rất buồn. Đó thực sự là một đội ngũ ‘rác rưởi bẩn thỉu’, và dần dần ngày càng trở nên xấu xa như bây giờ.””Công việc này thật kinh tởm, bị cảnh sát dí súng vào lưng ép đến văn phòng để thực hiện công việc ‘bẩn thỉu’ nhất.” Anh nói.

Lưu Lực Bằng cho rằng, đội ngũ kiểm duyệt mạng của Trung Quốc đã liên tục mở rộng và ngày càng trở nên xấu xa, “biến chất” hơn trong thập kỷ qua. (Ảnh: Twitter)

“Lục tứ” và Pháp Luân Công là những từ nhạy cảm hàng đầu

Lưu Lực Bằng, người nhiều năm trong ngành đã tiết lộ, những từ ngữ nhạy cảm và đáng sợ nhất đối với ĐCSTQ là “Lục Tứ” (thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989) và “Pháp Luân Công”.

Lưu Lực Bằng lấy ví dụ, vào ngày 4/6 hàng năm, bộ phận kiểm duyệt sẽ “lên dây cót” chuẩn bị, trước đó vài tuần sẽ thay nhau nghỉ phép, vào ngày nhạy cảm cấm không được nghỉ.

“Khi mới bắt đầu làm nghề này, hàng năm vào ngày 4/6 có rất nhiều người tưởng niệm sự kiện ‘Lục Tứ’. Bằng nhiều cách khác nhau, chúng tôi đã phải xét duyệt các từ ngữ ẩn dụ, ám chỉ và tiếng lóng, nhưng bây giờ không còn nữa, càng ngày càng ít đi, cộng thêm năm nay dịch coronavirus mới hoành hành, mọi người sớm đã tự kiểm duyệt bản thân, thận trọng trong lời ăn tiếng nói”.

“Kiểu tự thường xuyên kiểm duyệt này, sẽ khiến cho chúng ta hình thành lối suy nghĩ ‘hợp lý hóa’, thời gian dài mọi người dần dần sẽ trở nên như vậy, họ sẽ tự tìm lối thoát riêng cho bản thân. Bây giờ ở trong nước gần như rất ‘yên tĩnh’ trong ngày 4/6.” 

Anh nói, “Rất nhiều người đang tụ tập ở Hồng Kông. Sau 31 năm, chúng tôi vẫn không quên phong trào dân chủ này, nhưng ở Trung Quốc, mọi người không chỉ quên, mà còn không quan tâm nữa.” 

Lưu Lực Bằng cho hay, mặc dù về bản chất Pháp Luân Công hoàn toàn khác với sự kiện “Lục Tứ”, nhưng mức độ kiểm duyệt là như nhau, và không thể tiết lộ chi tiết. “ĐCSTQ luôn đặt song song sự kiện ‘Lục tứ’ và Pháp Luân Công trong quá trình kiểm duyệt”.

“Bạn cứ nhắc đến từ nhạy cảm là sẽ bị xóa sạch, hơn nữa không phải bí mật xóa, giống như Shadow ban (âm thầm chặn) trên Twitter, mà cố tình cho bạn biết là đã bị xóa bài. Nếu vẫn ngoan cố đề cập hay nhắc lại, thì sẽ xóa tài khoản của bạn. Đó là kiểm duyệt nhạy cảm ở mức độ cao nhất.” Anh nói.

“Vì vậy, cho đến bây giờ, không ai tận mắt chứng kiến học viên Pháp Luân Công bị bức hại và mọi người trở nên hoàn toàn thờ ơ.”

Lưu Lực Bằng: Đừng làm tay sai cho Cộng sản mà hãy đứng về phía thế giới tự do

Lưu Lực Bằng đã làm việc tại Sina Weibo trong 2 năm và cảm thấy rằng anh không thể tiếp tục làm công việc này. Trong vài tháng cuối cùng, anh đã không xóa bất kỳ bài đăng nào, và phê duyệt mọi thứ với một cú nhấp chuột.

Năm 2012 và 2013, Hồng Kông bắt đầu phản đối rất nhiều ở Victoria. Lưu Lực Bằng tin rằng người Hồng Kông là những người trong thế giới tự do, và lặng lẽ “đứng sau” mở khóa cho một loạt các tài khoản.

Năm 2016, Lưu Lực Bằng giấu tên và tiếp nhận một cuộc phỏng vấn với CPJ (Ủy ban bảo vệ các nhà báo), cung cấp hàng trăm trang lịch sử kiểm duyệt của Weibo, đồng thời tiết lộ cơ chế kiểm duyệt của Weibo. 

Khi đến Hoa Kỳ, Lưu Lực Bằng đã có thể công khai đứng lên. Gần đây sau khi hệ thống “hội nghị truyền hình Zoom” chặn tài khoản đề cập đến sự kiện “Lục Tứ”, Lưu Lực Bằng nói, anh tin rằng ĐCSTQ đang xâm nhập vào Hoa Kỳ thông qua kiểm duyệt mạng, vì vậy anh muốn đứng lên để cảnh tỉnh.

“Tôi đã chịu đủ mệt mỏi vì sự thiếu tự do ngôn luận.” Anh hy vọng có thể vạch trần nội tình bên trong. “Ít nhất là những người trong đội ngũ kiểm duyệt sẽ biết rằng có người đang đứng về phía họ, họ không đơn độc và hoàn toàn có thể đứng lên. Tự do ngôn luận chính là như vậy. Nếu càng có nhiều người đứng lên thì sẽ càng có nhiều bằng chứng ủng hộ, ĐCSTQ sẽ bị ‘nắm thóp'”.

Lưu Lực Bằng cho hay, về mặt kỹ thuật, anh cảm nhận sâu sắc được sự tà ác của ĐCSTQ. “Bây giờ ngày càng có nhiều người đứng lên chống lại ĐCSTQ, đó là một hiệu ứng bắt chước. Nhưng tôi vẫn hy vọng rằng những người đang tham gia vào công việc thúc đẩy chế độ toàn trị kỹ thuật số và kiểm duyệt ngôn luận có thể đứng lên, và bằng chứng họ cung cấp thậm chí có thể mang tính quyết định để đánh bại ĐCSTQ.” 

Anh nhấn mạnh, cần phải có nhiều người đứng lên hơn nữa thì mới đem lại hiệu ứng này.

Lưu Lực Bằng nói: “Tôi muốn nói với các đồng nghiệp làm công việc kiểm duyệt đang xem chương trình của Epoch Times rằng, đừng làm tay sai cho Cộng sản nữa mà hãy đứng về phía thế giới tự do. Đứng cùng với chúng tôi, bạn chỉ là mất đi sự bảo vệ của Trung Quốc (ĐCSTQ), nhưng sẽ nhận được sự giúp đỡ từ khắp nơi trên thế giới”.

Kiểm duyệt trực tuyến của ĐCSTQ đang được “sao chép” ở nước ngoài 

Lưu Lực Bằng còn phát hiện ra một vấn đề, đó là ĐCSTQ có thể đang trong quá trình kiểm duyệt mạng internet tại một quốc gia dân chủ bị tiêm nhiễm “Cộng sản đỏ”. (Ảnh: Twitter)

Gần đây, một số lượng lớn tài khoản Twitter đã bị khóa, phía Twitter thường không nói rõ đã vi phạm quy định nào, chỉ nói chung chung là vi phạm quy định của Twitter. Lưu Lực Bằng chỉ ra rằng, loại kiểm duyệt vô quy tắc này có thể dễ dàng dẫn đến việc tăng cường tự kiểm duyệt.

Khi được hỏi liệu kiểm duyệt trực tuyến của ĐCSTQ sẽ được “copy paste” ở nước ngoài hay không, Lưu Lực Bằng cho biết, “Chắc chắn sẽ hình thành nên sự tự kiểm duyệt, chỉ cần bạn lo lắng rằng tài khoản của bạn sẽ bị chặn và bài viết của bạn sẽ bị xóa, bạn sẽ bắt đầu tự kiểm duyệt. Đây là điều mà mọi người không thể tránh được. Bạn nghe phong phanh đâu đó rằng người này bị chặn người kia bị chặn, vậy thì bạn sẽ dần bắt đầu tự kiểm duyệt”.

Lưu Lực Bằng còn phát hiện ra một vấn đề, đó là ĐCSTQ có thể đang trong quá trình kiểm duyệt mạng internet tại một quốc gia dân chủ bị tiêm nhiễm “Cộng sản đỏ”.

Ở Thung lũng Silicon (khu thương mại công nghệ cao), kiểm duyệt về cơ bản là thông qua trí tuệ nhân tạo (AI), sử dụng AI để kiểm duyệt, chỉ cần đưa một mẫu vào đó, thì sẽ kiểm soát bởi các nhân viên kỹ thuật. Lưu Lực Bằng cho biết, từ góc độ của nghề kiểm duyệt, ngoài Lý Phi Phi (tháng 5/2020, Lý Phi Phi tham gia vào Hội đồng quản trị của Twitter với tư cách là một giám đốc độc lập) có nền tảng là “Cộng sản đỏ”, anh còn quan tâm nhiều đến việc có bao nhiêu người Trung Quốc làm việc tại Twitter.

“Không có bằng chứng nào cho thấy Twitter là một công ty “Cộng sản đỏ”, nhưng nhất định phải kiểm tra xem xét đến nơi đến chốn và đưa ra kết luận rõ ràng.” Anh nói, “Những anh tài được nhào nặn bởi các đại học ‘công xưởng chế tạo’ của ĐCSTQ rất yêu Trung Quốc (ĐCSTQ). Nếu có quá nhiều nhân viên ‘Cộng sản đỏ’, công ty sẽ bị ‘lây nhiễm’ và trở thành một công ty ‘Cộng sản đỏ’”.

Lưu Lực Bằng cho rằng, nếu dư luận viên trực tuyến của ĐCSTQ ồ ạt tràn ra, sẽ gây ra một đòn công kích mang tính hủy diệt với thế giới tự do. “Nếu nhỏ từng giọt mực vào thùng nước, mực sẽ dần tan biến; nhưng nếu bạn đổ cả thùng mực vào, thì cả thùng nước sẽ chuyển màu đen, chỉ còn một màn mờ mịt.”

Trước sự bùng phát của dịch viêm phổi Vũ Hán, ĐCSTQ lại tiếp tục nói dối để lừa gạt thế giới. Lưu Lực Bằng nói rằng, vụ đổ lỗi cho cá hồi nhiễm virus thật là nực cười, nhưng về mặt kỹ thuật ĐCSTQ quả thực có thể làm như vậy, thông qua kiểm duyệt ngôn luận và khống chế thông tin là có thể thực hiện được (biến những lời nói dối thành ‘sự thật’). Ở Hoa Kỳ, cho đến nay vẫn không thể thực hiện những lời dối trá như vậy, nhưng nếu một ngày nào đó trong tương lai, kiểm duyệt mạng Internet của ĐCSTQ được áp dụng tại Hoa Kỳ, khiến Hoa Kỳ bị ‘lây nhiễm’ “Cộng sản đỏ” thì tự do của Hoa Kỳ sẽ biến mất.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

x