Thế giới phơi bày sự thật về lời tuyên truyền Pháp Luân Công là tà đạo

Pháp Luân Công có phải là tà đạo không? Câu hỏi khiến nhiều người dân phải suy nghĩ. Trước đây, khi sống trong tuyên truyền của Đức Quốc Xã, nhiều người đã không nhận ra cuộc tàn sát người Do Thái là một tội ác. Hiện nay, lịch sử đang tái diễn mà nhiều người không biết đến.

Pháp Luân Công có phải là tà đạo? học viên Pháp Luân Công tập luyện tại Mỹ nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 13/5/2016
Hơn 1000 học viên Pháp Luân Công từ nhiều quốc gia tập luyện tại New York, Mỹ nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 13/5/2016 (Ảnh: Minghui)

Bi kịch bắt đầu khi Đảng Cộng sản Trung Quốc không thừa nhận môn khí công đem lại sức khỏe và tinh thần cho hàng triệu người trên thế giới: Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, môn khí công tu luyện theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

“Pháp Luân Đại Pháp là một môn tập đem lại sức khỏe tốt hơn và nội tâm an hòa cho hàng triệu người trên khắp thế giới”, Nghị quyết 1432 của Thượng viện New York khẳng định nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2017.

Cũng trong dịp 25 năm Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu ra công chúng (1992-2017), nghị sỹ Canada Cheryl Hardcastle phát biểu trên Đồi Nghị viện ở thủ đô Ottawa: “Các giá trị Chân, Thiện, Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp hoàn toàn phù hợp với các giá trị của Canada”.

Bà bày tỏ: “Chúng ta hãy cùng hy vọng những giá trị này cũng sẽ sớm được trân quý tại Trung Quốc”.

Nghị sỹ Canada Cheryl Hardcastle phát biểu tại sự kiện chào mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 2017
Nghị sỹ Canada Cheryl Hardcastle phát biểu tại sự kiện chào mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 2017 được tổ chức bên cạnh Tòa nhà Nghị viện Canada ở thủ đô Ottawa (Ảnh: Minghui)

Trái ngược với Mỹ, Canada và nhiều nước trên thế giới, chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công từ năm 1999 đến nay theo lệnh của ông Giang Trạch Dân, cựu Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Di họa mà ông Giang để lại kéo dài đến ngày nay với những vi phạm nhân quyền bị lên án gay gắt như bắt bớ, sỉ nhục, tra tấn, cưỡng bức lao động, và đặc biệt là nạn mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công.

Biện minh cho cuộc đàn áp là chiến dịch tuyên truyền vu khống Pháp Luân Công là tà giáo, đồng thời kiểm duyệt thông tin để người dân không biết rằng Pháp Luân Công được yêu chuộng và tự do tập luyện tại hơn 100 quốc gia ở khắp 5 châu.

Video: Người dân thế giới chia sẻ về lợi ích của Pháp Luân Công

Tẩy não toàn dân

Sống trong tuyên truyền rầm rộ từ chính quyền, nhiều người Trung Quốc ra nước ngoài thật sự sửng sốt khi nhìn thấy người dân các nước tự do luyện tập Pháp Luân Công.

Nói về phản ứng của người Trung Quốc khi thấy người nước ngoài tập Pháp Luân Công, một số học viên phương Tây đã kể lại những tình huống dở khóc dở cười.

“Một số người rất bối rối. Họ bỏ chạy”, ông Neil Woodrow, chuyên gia châm cứu Anh Quốc, cho biết khi ông tham dự cuộc diễu hành nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới được tổ chức tại New York vào ngày 14/5/2014.

Pháp Luân Công Anh Quốc
Ông Neil Woodrow, học viên Pháp Luân Công Anh Quốc . (Ảnh chụp từ video)

Cũng trong sự kiện này, anh Dominic DePhillips, một sinh viên Mỹ cho biết: “Họ bảo: ‘Ôi những người ấy bị khùng. Họ tự mổ bụng mình ra để xem có gì ở trong vì Sư phụ họ bảo họ làm thế’. Tôi nói: ‘Không có chuyện đó. Tôi là học viên Pháp Luân Công đây. Thế mới thấy người Trung Quốc bị tẩy não như thế nào”.

Nếu nhìn từ phương Tây, người ta có thể thấy người Trung Quốc bị tẩy não đến mức kỳ cục và đáng thương như thế nào. Nhưng nhìn từ bên trong Trung Quốc, điều này không phải là lạ, vì chiến dịch tuyên truyền không ngừng nghỉ gần 20 năm đã khiến nhiều người không còn có khả năng nhận ra thật giả, đúng sai mà hoàn toàn tin theo thông tin một chiều từ chính phủ.

Kỳ thực, hoạt động tẩy não toàn dân không phải là điều xưa nay hiếm ở Trung Quốc. Bắc Kinh cũng đã rất thành công khi xóa sạch ký ức về cuộc Thảm sát Thiên An Môn năm 1989 khỏi tâm trí của người Trung Quốc đại lục. Trong cuốn sách mang tên Cộng hoà Nhân dân Lãng Quên (The People’s Republic of Amnesia), nhà báo Louisa Lim đã mô tả cách thức chính quyền Trung Quốc tiến hành tẩy não người dân về sự kiện Thiên An Môn. Cách thức này cũng đang được áp dụng cho mục đích làm hại những người tập Pháp Luân Công.

Kết quả là khi thế giới lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công, nhiều người Trung Quốc vẫn tưởng rằng những điều chính quyền nói về Pháp Luân Công nhất định là đúng. Hơn 1 tỷ dân Trung Quốc bị lừa dối suốt gần 20 năm. Điều này cho thấy chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc để lại những hậu họa đến mức nào.

Vậy sự thật là gì?

Pháp Luân Công có phải là tà đạo không?

Vu khống về “tà đạo” hay “tà giáo” là lời tuyên truyền phổ biến nhất mà chính quyền Trung Quốc sử dụng làm cái cớ cho cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công. Tuy nhiên, đó “chỉ là một công cụ được chế tạo ra cho cuộc đàn áp, chứ không phải là nguyên nhân của cuộc đàn áp”, theo kết luận của cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour và luật sư nhân quyền David Matas trong báo cáo Thu hoạch đẫm máu (Bloody Harvest) về nạn mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc.

Tại Hội nghị Bàn tròn 2017, ông Kilgour cho biết: “[Luật sư] David và tôi đã gặp các học viên Pháp Luân Công từ khoảng 50 quốc gia. Họ đến từ mọi tầng lớp xã hội, mọi lứa tuổi, mọi bối cảnh, trình độ học vấn. Tôi thấy đó là một nhóm người tuyệt vời”.

Các học viên Pháp Luân Công từ nhiều nước diễu hành tại thành phố New York
Các học viên Pháp Luân Công từ nhiều nước diễu hành tại thành phố New York (Ảnh: Epoch Times)

Luật sư nhân quyền David Matas đồng ý với ông Kilgour và nói: “Trước hết, Pháp Luân Công thậm chí còn không phải là một tổ chức, vì nó chỉ là một bộ các bài tập với nền tảng về tinh thần. Mọi thứ đều có trên mạng internet, bạn không phải trả chút tiền nào, bạn không phải đăng ký gì cả. Bạn có thể bắt đầu tập bất cứ khi nào bạn muốn, bỏ tập bất cứ khi nào bạn muốn. Bạn không phải nói với ai là bạn đang tập. Các nguyên tắc của họ rất đơn giản và đạo đức, tất cả những điều đó là sự thực”.

Người có chung nhận định tương tự là Giáo sư Wendy Rogers, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giá trị và Đạo đức, Đại học Macquarie, Australia. “Không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Pháp Luân Công là một giáo phái. Không có bằng chứng nào cho thấy họ có hành động chính trị nhằm lật đổ chính quyền Trung Quốc. Không có bằng chứng nào cho thấy điều gì ngoài một mong muốn sâu sắc là được làm theo niềm tin mà không bị bỏ tù và giết hại”, bà Rogers phát biểu với Liên Minh Quốc Tế Chống Mổ Cướp Nội Tạng tại Trung Quốc (The International Coalition to End Organ Pillaging in China).

Video: Vì sao chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công dù bị thế giới lên án?

Ông Edward McMillan-Scott, nguyên Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu, phát biểu trong cuộc họp với các đồng nghiệp vào năm 2010: “Như tôi đã nói, tôi đã gặp hàng trăm học viên Pháp Luân Công. Họ không phải giáo phái, không phải tà giáo, không thu tiền, không tẩy não… không có bất cứ đặc điểm nào của tà giáo cả. Những người này chỉ tự mình tập luyện các bài tập tinh thần”.

Giải thích về lý do của cuộc đàn áp, ông McMillan-Scott cho biết: “Như tôi đã nói, có khoảng 70-100 triệu người tập Pháp Luân Công vào năm 1999 nên Giang Trạch Dân, bấy giờ là lãnh đạo ĐCSTQ, coi đây là mối đe dọa đối với vị thế của ông ta. Tất nhiên, họ không phải như thế, nhưng ông ta đã nhân cơ hội đó để tạo dựng một thế lực thù địch. Cũng như thời Thế chiến, Đức Quốc Xã gán cho người Do Thái các đặc điểm riêng để cô lập và tàn sát họ. Điều tương tự đang xảy ra với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Đó là lý do tại sao tôi gọi đây là tội diệt chủng và nó vô cùng nghiêm trọng”.

cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc cũng giống như Đức Quốc Xã tàn sát người Do Thái trong Thế chiến thứ II
Ông Edward McMillan-Scott, nguyên Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu, cho biết cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc cũng giống như Đức Quốc Xã tàn sát người Do Thái trong Thế chiến thứ II (Ảnh chụp từ video)

Tội diệt chủng mà ông McMillan-Scott đề cập là hoạt động mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc bị cầm tù, một tội ác đang diễn ra tràn lan mà cả Nghị viện châu Âu và Hạ viện Mỹ đều lên án mạnh mẽ vào năm 2016.

Thông tin phơi bày nạn mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc là chủ đề rúng động trên các phương tiện truyền thông quốc tế vào năm 2016, khi các nhà điều tra công bố báo cáo mới nhất cho thấy nạn mổ cướp nội đang diễn ra nghiêm trọng, với ước tính 60.000-100.000 ca phẫu thuật mỗi năm mà khả năng các nội tạng chủ yếu đến từ các học viên Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, những thông tin này khó có thể tiếp cận nhiều người Trung Quốc vì hoạt động kiểm duyệt thông tin gắt gao từ chính quyền nước này. Khi toàn bộ mạng lưới tuyên truyền của ĐCSTQ ngày đêm đưa tin bôi nhọ Pháp Luân Công, đồng thời kiểm duyệt gắt gao những từ khóa liên quan đến môn tập, nhiều người Trung Quốc khó tìm được thông tin nào khác ngoài tuyên truyền một chiều của chính quyền Bắc Kinh.

Video: Bác sỹ Trung Quốc trở thành những kẻ giết người như thế nào?

Vì sao người Trung Quốc không biết họ bị tẩy não?

Nếu ngày nay nhìn lại lịch sử, có thể dễ dàng nhận thấy việc Đức Quốc Xã và Hitler diệt chủng người Do Thái là một tội ác. Nhưng với những người sống trong tuyên truyền rợp trời của Đức Quốc Xã về người Do Thái, không phải ai cũng nhận ra điều đó.

Điều tương tự đang diễn ra ở Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh đang áp dụng đúng triết lý của Hitler cho chiến dịch bôi nhọ Pháp Luân Công: ”Lời nói dối phải tầm cỡ, làm cho nó trông thật đơn giản, lặp đi lặp lại nó thật nhiều lần, rồi mọi người sẽ tin nó”.

Bà Monika Weiss, một nhà biên tập điện ảnh tại Đức, cho biết: “Tôi làm biên tập phim trong nhiều năm qua. Rất nhiều lần, tôi từng phỏng vấn người Do Thái. Họ nói về chế độ Đức Quốc Xã. Từ đó tôi hiểu sâu sắc rằng các phương tiện truyền thông có thể thao túng người dân như thế nào và chính quyền Trung Quốc đang kìm kẹp người dân của mình như thế nào”.

học viên Pháp Luân Công Canada, diễu hành tại thành phố New York
Anh Zenon Dolnyckyj, học viên Pháp Luân Công Canada, diễu hành tại thành phố New York (Ảnh chụp từ video)

Tuy nhiên, tuyên truyền suông không đủ để dập tắt cảm tình của người dân với Pháp Luân Công, môn khí công phổ biến nhất tại Trung Quốc vào những năm 90.

Anh Zenon Dolnyckyj, huấn luyện viên thể hình Canada là một học viên Pháp Luân Công bắt đầu tu luyện trước khi cuộc đàn áp diễn ra vào năm 1999. Anh cho biết: “Giới truyền thông Trung Quốc ngày đêm tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công. Nhưng rất nhiều người được hưởng lợi ích từ môn tập, sức khoẻ của họ cải thiện rất nhiều, họ duy trì được sự sống. Mọi người xung quanh họ đều biết điều đó”. Anh nói: “Chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công đang dần thất bại”.

“Nhưng điều đó đã thay đổi kể từ đầu năm 2001”, anh cho biết. Đó là lúc vở kịch lớn bắt đầu:

Tự thiêu giả mạo tại Quảng trường Thiên An Môn

Ngay trước Tết Canh Thìn, ngày 23/1/2001, năm người đã tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Giới truyền thông nhà nước Trung Quốc lập tức đưa tin họ là các học viên Pháp Luân Công.

Trong vòng hai giờ sau khi vụ cháy diễn ra, Tân Hoa Xã đã có thông cáo bằng tiếng Anh cáo buộc các học viên Pháp Luân Công tiến hành tự thiêu. Sau đó, họ cho phát sóng đoạn phim chi tiết. Tốc độ đưa tin nhanh kỷ lục ấy khiến nhiều nhà báo kinh ngạc, vì họ biết với sự kiểm duyệt thông tin gắt gao ở Trung Quốc, tốc độ đưa tin nhanh đến vậy là không bình thường, trừ khi nó được chuẩn bị sẵn.

Toàn bộ mạng lưới tuyên truyền của ĐCSTQ ở trong và ngoài nước liên tục đăng tải về vụ tự thiêu như một minh chứng rằng Pháp Luân Công là tà đạo.

“Nhưng tôi thấy nó cực kỳ đáng ngờ, nếu không muốn nói là hoàn toàn giả mạo. Họ tạo ra những vụ việc đó, sau đó chỉ vào chúng, sử dụng chúng làm ví dụ cho mục đích tuyên truyền”, theo ông Danny Schechter, nhà báo điều tra cấp cao người Mỹ. “Họ đã biến quảng trường Thiên An Môn thành một phim trường. Họ đã sử dụng kỹ thuật làm phim, chọn các góc quay cận cảnh. Có nhiều máy quay khác nhau, cố gắng tạo ra một cái gì đó. Nhưng điều đó rõ ràng đã đặt ra nhiều nghi vấn hơn là giải đáp, bởi vì không phải ai đó tình cờ quay được cảnh tượng đó, mà nó được dàn dựng”.

Nhà báo Philip Pan của Washington Post đã điều tra về những người thực hiện ‘vụ tự thiêu’. Hàng xóm của Lưu Xuân Linh, một người tự thiêu đã chết trong vụ việc, cho biết: Không ai từng nhìn thấy cô tập Pháp Luân Công.

Phân tích từ cảnh quay cho thấy Lưu đang đi bộ và ngọn lửa của cô hầu như đã được dập tắt. Bỗng một vật nặng đập vào đầu cô khiến cô ngã gục xuống đất. Cảnh quay cho thấy một người đàn ông mặc áo choàng quân đội bị nghi ngờ đã phang vật nặng vào đầu cô Lưu. Tuy nhiên, giới truyền thông nhà nước lại đưa tin cô Lưu đã chết vì ngọn lửa.

Trang tin Minghui tiếng Anh đã chỉ ra 54 chi tiết bất thường cho thấy những người tham gia vụ tự thiêu không phải là các học viên Pháp Luân Công. Bộ phim tài liệu Lửa Giả đã phân tích chi tiết những sơ hở của toàn bộ vở kịch tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn.

Video: Lửa giả – Vụ tự thiêu giả mạo tại Thiên An Môn

Là môn khí công thuộc trường phái Phật gia, các cuốn sách của Pháp Luân Đại Pháp nghiêm cấm sát sinh và tự sát, nên toàn bộ ý tưởng về việc tự thiêu là sai trái, các học viên Pháp Luân Công cho biết.

Cô Kay Rubacek, một nghệ sỹ Australia tập Pháp Luân Công từ những năm 90, nói rằng: “Tôi biết và bất cứ ai đọc sách của Pháp Luân Công cũng đều biết Học viên Pháp Luân Công không tự tử và cũng không sát sinh. Lời tuyên truyền rõ ràng là dối trá. Nhưng vấn đề là những người chưa từng đọc sách của Pháp Luân Công, họ không biết điều đó”.

Cô Kay Rubacek, một nghệ sỹ Australia tập Pháp Luân Công, chia sẻ kinh nghiệm tu luyện
Cô Kay Rubacek, một nghệ sỹ Australia tập Pháp Luân Công, chia sẻ kinh nghiệm tu luyện tại sự kiện Pháp Luân Đại Pháp thế giới được tổ chức tại New York, Mỹ ngày 13/5/2011 (Ảnh: Minghui)

Sau vụ ‘tự thiêu’ giả mạo, chính quyền Trung Quốc rầm rộ tuyên truyền kích động người dân thù hận Pháp Luân Công. Các cấp học từ tiểu học đến đại học, các ban ngành đều bị cưỡng chế “giáo dục” về vụ tự thiêu và phải biểu đạt thái độ đối với Pháp Luân Công.

Chiến dịch lừa dối không ngừng nghỉ gần 20 năm đã khiến nhiều người Trung Quốc sợ hãi và hận thù đối với môn khí công đem lại lợi ích cho hàng triệu người trên thế giới.

Không chỉ 70-100 triệu học viên Pháp Luân Công Trung Quốc trở thành mục tiêu của cuộc đàn áp, gia đình người thân của họ cũng sống trong tình trạng bị khủng bố khi đối mặt với áp lực mà chính quyền và bộ máy tuyên truyền đem lại. Cùng với đó là biết bao người khác bị lừa dối và mất đi cơ hội nhận được lợi ích từ môn khí công phổ biến nhất thế giới.

Theo ĐKN

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

    Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

x