Bật mí nguyên nhân Vatican thất thủ trước đại dịch Vũ Hán
Kể từ ngày 5/3, Tòa Thánh Vatican đã xuất hiện ca nhiễm virus Vũ Hán đầu tiên. Tính đến 21/4, Vatican đã xác nhận 9 ca nhiễm. Vậy tại sao Vatican lại thất thủ trước đại dịch? Hãy nhìn lại trong những năm qua, Vatican đã ruồng bỏ giáo lý Kinh thánh và ngày càng trở nên thân cận với Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) như thế nào?
Dân số thường trú của Vatican có khoảng 830 người. Tính đến 21/4, Vatican đã xác nhận 9 ca nhiễm virus ĐCSTQ, bao gồm cả Đức Hồng y của Rome Angelo De Donatis, với tỷ lệ lây nhiễm vượt quá 1%.
Vào tối 27/3, Đức Giáo hoàng Phanxicô đứng một mình ở Quảng trường Thánh Phêrô và cầu nguyện: “Chúng con trở nên sợ hãi và không biết phải làm gì”, cảnh này sau đó đã được lan truyền đến các tín đồ Công giáo trên khắp thế giới thông qua mạng Internet.
Được biết, Vatican là trụ sở của Tòa Thánh, cơ quan quyền lực cao nhất của Giáo hội Thiên Chúa giáo, vậy tại sao Vatican bị virus ĐCSTQ tấn công?
Về vấn đề này, bình luận viên thời sự Hoa Kỳ Điền Viên nói rằng, trong lịch sử khi đại ôn dịch xảy ra ở La Mã cổ đại, trong số Kitô hữu bị Đế quốc La Mã đàn áp, rất hiếm người bị nhiễm bệnh và hầu hết những người nhiễm bệnh là những người không theo đạo trong Đế chế La Mã. Tuy nhiên, Vatican ngày nay lại bị virus ĐCSTQ tấn công, trái ngược hoàn toàn với lịch sử.
Bình luận viên này nói thêm rằng: “Tại sao biểu hiện lại quá ư khác biệt? Cá nhân tôi cho rằng nguyên nhân của sự khác biệt lớn nhất là Vatican và ĐCSTQ đã hợp tác cùng nhau làm chuyện bất chính”.
Thời gian gần đây Vatican ngày càng thân ĐCSTQ
Kể từ sự kiện tự do tín ngưỡng năm 1958 tại Vũ Hán, Vatican và Trung Quốc đã đoạn tuyệt quan hệ trong suốt 60 năm. Ngoài ra, Vatican không thừa nhận các giám mục được gọi là “Công giáo Trung Quốc” do ĐCSTQ bổ nhiệm.
Tuy nhiên, năm 2018, Trung Quốc và Vatican đã ký một thỏa thuận tạm thời cho việc bổ nhiệm các giám mục, Tòa Thánh sau đó đã nhượng bộ và thừa nhận vị giám mục trái phép do ĐCSTQ chỉ định.
Để phản đối hành động sai trái này, Cựu Giám mục Hồng Kông Trần Nhật Quân, người kiên quyết chỉ trích đường lối thân ĐCSTQ của Vatican, đã chỉ trích Tòa Thánh vì đã đầu hàng hoàn toàn trước ĐCSTQ. Vị Giám mục này cũng lên tiếng rằng, không nên im lặng trước cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ.
Về sự việc này, Điền Viên cho biết: “Ban đầu Tòa Thánh là thay mặt Thiên Chúa để bổ nhiệm giám mục, và bây giờ giám mục được chỉ định bởi ĐCSTQ. Làm thế nào Vatican có thể thừa nhận giám mục do ĐCSTQ chỉ định? Đây là những quyết định hoàn toàn không tương thích, hai cái xung khắc như lửa với nước vậy”.
Trong khi đó, BBC tuyên bố rằng một trong những cân nhắc để Vatican ký một thỏa thuận với ĐCSTQ là, trong tương lai số lượng tín đồ Kitô giáo có thể tăng trưởng với tốc độ chóng mặt ở Trung Quốc. Vì vậy, “để thâm nhập thị trường tôn giáo Trung Quốc, Vatican phải có mối quan hệ tốt với ĐCSTQ”.
Trên thực tế, nhân dịp năm mới năm 2016, bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã làm ngoại giới kinh ngạc. Ngoài việc ca ngợi ĐCSTQ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng tránh đề cập đến chủ đề nhân quyền và cuộc đàn áp Thiên Chúa giáo của ĐCSTQ. Trước đó, vào tháng 10/2015, phái đoàn Tòa Thánh cũng đã đến thăm Bắc Kinh.
Đối với cuộc biểu tình ở Hồng Kông phản đối luật dẫn độ vào năm 2019, Vatican đã chọn cách im lặng, không chút chỉ trích nào đối với Bắc Kinh.
Về việc này, Cựu Giám mục Trần Nhật Quân đã nói trên các phương tiện truyền thông rằng, vào tháng 6/2020, ông đã bay tới Rome gặp Giáo hoàng để trần tình, nhưng 5 tháng sau đó, Vatican đã không đưa ra bất kỳ phát biểu nào về cuộc biểu tình của người dân Hồng Kông hay các vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ.
Điền Viên cũng cho biết: “Thật đáng tiếc, Vatican không chỉ không ủng hộ sự phản kháng anh dũng của người dân Hồng Kông, một số trong đó còn bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với chính quyền ĐCSTQ và chính quyền Hồng Kông. Điều này đã chứng minh rằng Vatican không còn đứng trên phương diện tự do, dân chủ và pháp quyền nữa, mà khi thiết lập quan hệ ngoại giao với ĐCSTQ, Vatican đã trở thành một con rối mà ĐCSTQ có thể kiểm soát”.
Vatican thỏa hiệp với ĐCSTQ về “tội ác mổ cướp nội tạng”
Vào tháng 2/2017, “Tổ chức Quốc tế truy cứu việc bức hại Pháp Luân Công” đã công khai đã gửi thư cho Đức Giáo hoàng, chỉ ra rằng Viện Hàn lâm Khoa học Giáo hoàng Vatican (Học viện Khoa học Giáo hoàng) sẽ tổ chức “Hội nghị thượng đỉnh phản đối buôn bán nội tạng”. Tuy nhiên Học viện Khoa học Giáo hoàng lại mời đến Hội nghị này 2 đối tượng có liên quan nghiêm trọng đến tội ác mổ cướp nội tạng, bao gồm Bác sĩ Hoàng Khiết Phu và bác sĩ Vương Hải Ba.
Hoàng Khiết Phu sau đó tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình vệ tinh Phượng Phoenix rằng, lời mời ông đến Học viện Khoa học Giáo hoàng đã bị tẩy chay bởi tổng cộng 12 chuyên gia y đức từ nhiều quốc gia và đã có những yêu cầu Giáo hoàng ngừng biến Vatican thành nơi tẩy sạch tội ác cướp mổ nội tạng của ĐCSTQ.
Hoàng Khiết Phu cũng phô trương mô tả với phóng viên về Giáo hoàng Marcelo Sanchez Sorondo, Viện trưởng của Viện Hàn Lâm khoa học giáo hoàng, ủng hộ sự tham gia của ông.
Sau đó, Giáo Hoàng Sorondo không chỉ chào đón Hoàng Khiết Phu đến Vatican, mà còn mong được mời đến thăm Trung Quốc. Mong muốn của giáo hoàng đã nhanh chóng được thực hiện, và trong các cuộc phỏng vấn sau đó với giới truyền thông, Giáo hoàng đã ca ngợi ĐCSTQ và thậm chí tẩy sạch tội cướp mổ nội tạng để cấy ghép bất hợp pháp của ĐCSTQ.
Về việc này Điền Viên nói: “Vatican thực sự đã phạm một sai lầm rất lớn trong việc đánh thức lương tâm đối với vấn đề cướp mổ nội tạng sống ở Trung Quốc. Những nguyên nhân sâu xa trên chính là lý do tại sao Vatican lại bị tấn công mạnh mẽ trong đại dịch virus ĐCSTQ đến vậy, mặc dù trước và sau Công nguyên phần lớn các tín đồ Kitô sống sót sau Đại dịch hạch”.
Các học giả đã phân tích rằng những thông điệp gần đây phản ánh rằng mối quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Vatican đang khăng khít hơn.
Bí mật được công khai: Giáo hoàng Phanxicô rất muốn đến thăm Trung Quốc
Trong vài năm qua Giáo hoàng Phanxicô đã nhiều lần chìa ra một nhánh ô liu hướng đến Bắc Kinh, bày tỏ nguyện ý sẵn sàng đến thăm Trung Quốc. Đây cũng có thể là mục tiêu tiếp theo của Tòa Thánh sau khi ký thỏa thuận bổ nhiệm cho giám mục tòa thánh vào năm 2018.
Vào tháng 8/2014, khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô bay qua không phận Trung Quốc, ông cũng nói với các phương tiện truyền thông rằng, Vatican mở cửa cho ĐCSTQ bất cứ lúc nào. “Nếu như có thể, ngày mai lập tức sẵn sàng“.
Trong đại dịch lần này, sự che giấu và kéo dài dịch bệnh của ĐCSTQ đã khiến thế giới phải gánh chịu những hậu quả to lớn. Tuy nhiên, Giáo hoàng Phanxicô đã công khai ca ngợi ĐCSTQ vì những nỗ lực to lớn nhằm ngăn chặn bệnh viêm phổi ĐCSTQ.
Liên quan đến vấn đề này, vào tháng 2, Tổng Giám mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao Vatican, cũng đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Munich, Đức.
Lương Phong (Theo cn.ntdtv)