Video mới nhất cảnh quân đội Trung-Ấn ẩu đả khi trên đường tuần tra

25/06/20, 14:04 Thế giới

Cuộc giằng co giữa lực lượng quân đội Trung Quốc và Ấn Độ ngoài biên giới vẫn đang tiếp tục. Vào ngày 23/6, hình ảnh mới nhất về trận ẩu đả tập thể trên núi tuyết giữa các binh lính hai bên phát tán trên Internet đã thu hút sự chú ý của dư luận.

Binh sĩ Ấn Độ đang được triển khai lên Ladakh. (Ảnh: Anadolou)

Vào ngày 23/6, tờ “India Today” đã đăng các hình ảnh mới về cuộc xung đột giữa quân đội Trung-Ấn. Khi hai bên đang tuần tra thì gặp nhau trên đỉnh núi phủ tuyết, các binh sĩ Ấn Độ yêu cầu đối phương quay trở về nhưng phía Trung Quốc không chấp thuận. Điều này dẫn đến phát sinh giằng co giữa hai bên và cuối cùng biến thành ẩu đả tập thể.

Mặc dù thời gian chính xác của video mới này không rõ ràng, nhưng trong video hiển thị một bên các binh sĩ đeo khẩu trang, do đó một số nhà phân tích đã dự đoán rằng nó xảy ra vào khoảng tháng 5. 

Trong video, quân đội Ấn Độ đông hơn Trung Quốc, đầu tiên là một người Trung Quốc chặn hai người Ấn Độ, bên Ấn Độ bắt đầu xô đẩy, tiếp đó động tay động chân với bên người của Trung Quốc. Có thể thấy đội Trung Quốc đang ở thế yếu.

Trong video, cuộc xung đột giữa các binh sĩ Trung-Ấn chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, sau đó họ rất nhanh đã bình tĩnh lại và bắt đầu tiến hành đối thoại. Cả hai bên đầu không mang theo bên mình bất cứ loại vũ khí nào.

Video về cuộc ẩu đả giữa quân đội Trung-Ấn trên núi tuyết được phát tán trên mạng

Đoạn video cho thấy hai bên không mang theo bất kỳ vũ khí nào từ khi bắt đầu cuộc đấu khẩu đến khi ẩu đả chấm dứt. Trong 3 phút cuối của video, hai bên không đánh nhau nữa mà bắt đầu dừng lại đối thoại. Trong thời gian đó, còn nghe thấy tiếng một quân nhân Trung Quốc nói với đối phương: “Quay lại”.

Nhiều nguồn tin tiết lộ rằng đoạn phim trên là cuộc xung đột ở Bắc Sikkim hồi tháng 5/2020. Sikkim nằm ở chân đồi phía Nam của dãy Himalaya và phía Bắc giáp với Tây Tạng, Trung Quốc. Cuộc xung đột được cho là xảy ra gần Chomo Yummo, biên giới giữa Sikkim và Tây Tạng. 

Núi Chomu Yumo cao 6829 mét so với mực nước biển, là ranh giới phân chia hai nước Trung-Ấn. Binh lính Ấn Độ thường xuyên tổ chức các đội tuần tra trên núi, do đó khi gặp binh lính Trung Quốc trên đường tuần tra đã phát sinh ẩu đả hai bên.

Theo báo India Today, không giống như khu vực tranh chấp Ladakh, Sikkim và Tây Tạng đã có phân định ranh rới rõ ràng, nhưng quân đội Trung Quốc vẫn thường xuyên khiêu khích phía Ấn Độ ở đây.

Sau khi cuộc xung đột đẫm máu nổ ra ở biên giới Trung-Ấn, cục diện quan hệ hai bên ngày càng căng thẳng. Hình ảnh những người lính đóng quân ở biên giới Ấn Độ. (Ảnh: Getty Images)

Cuộc giằng co giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ ở biên giới vẫn đang tiếp diễn. Vào ngày 5 và ngày 9/5 từng xảy ra các cuộc ẩu đả và ném đá quy mô lớn giữa lực lượng Trung Quốc và Ấn Độ tại hồ Pangong thuộc Ladakh và đường kiểm soát thực tế ở Sikkim.

Kể từ đó, các cuộc đàm phán giữa hai bên đã tan vỡ và Trung Quốc đã phái thêm 5.000 quân tới 4-5 điểm đối đầu xung đột ở hồ Pangong, Demchok và Thung lũng Galwan. Trong khuôn khổ thỏa thuận giữa hai bên, tranh chấp ở miền bắc Sikkim đã được giải quyết tại địa phương, trong khi tranh chấp ở phía đông Ladakh bị trì hoãn không được giải quyết.

Đồng thời, tình hình ở biên giới Trung-Ấn đã xấu đi vào tối ngày 15/6. Hai bên đã nổ ra cuộc xung đột đẫm máu ở Thung lũng Galwan. Phía Ấn Độ xác minh có 20 người thiệt mạng, 76 người bị thương. Theo báo cáo của phương tiện truyền thông Ấn Độ, có 10 sĩ quan và binh sĩ Ấn Độ khác đã bị Trung Quốc bắt giữ, và tất cả sau đó đã được thả về Ấn Độ.

Còn Trung Quốc tạm thời vẫn chưa tiết lộ con số thương vong cụ thể. Các phương tiện truyền thông Ấn Độ đưa ra nhiều báo cáo, có từ 43 đến 50 người Trung Quốc bị chết. Theo các nguồn tin của chính phủ Ấn Độ, thương vong của Trung Quốc “ngang ngửa” phía Ấn Độ, và tất cả các sĩ quan cấp cao Trung Quốc đều đã chết. Cựu tổng tư lệnh quân đội Ấn Độ Singh nói: “Nếu 20 binh sĩ Ấn Độ bị chết, số người chết của Trung Quốc ít nhất phải gấp đôi”.

Theo báo cáo, lần này lực lượng vũ trang Trung Quốc và Ấn Độ đã phát sinh ẩu đả vào ban đêm, nhiều người đã ngã xuống núi và tử vong. Phía Trung Quốc đã dùng gậy sắt hàn đinh sát hại binh lính Ấn Độ khiến quân đội Ấn Độ vô cùng phẫn nộ. 

Phía quân đội Ấn Độ nói rằng, chính phủ đã cố gắng hết sức để thể hiện sức mạnh của quân đội Ấn Độ cho quân đội Trung Quốc đang đóng quân ở biên giới. Chính phủ cũng đã trao quyền tự do hành động hoàn toàn cho quân đội Ấn Độ để chống lại quân đội Trung Quốc.

Bàn về vấn đề xung đột Trung-Ấn, bình luận viên thời sự Lưu Duệ Thiệu bày tỏ quan điểm của mình trên báo Apple Daily Hồng Kông rằng, lần này Đảng Cộng sản Trung Quốc không sử dụng phương pháp “Chiến lang” để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, nguyên nhân là Ấn Độ có chống lưng là Nga cung cấp vũ khí và Hoa Kỳ ủng hộ ngoại giao. Nếu Trung Quốc một mực đáp trả, thì sẽ tạo cơ hội cho Ấn Độ-Mỹ-Nga liên thủ, điều này hoàn toàn bất lợi về mặt ngoại giao cho Trung Quốc.

Về việc Trung Quốc không tiết lộ số người tử vong và bị thương, ông nói rằng nếu con số báo cáo người chết và bị thương của báo chí nước ngoài là đúng, thì sẽ kích động chủ nghĩa dân tộc trong dân chúng Trung Quốc. Nhiều người sẽ nghi ngờ năng lực chiến đấu của binh lính của Trung Quốc. Nếu công khai số liệu, thì chính phủ Trung Quốc sẽ gặp phải nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ dân chúng.

Gia Hưng (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

    Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

  • Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

    Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

    Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

x