Hé lộ loại vũ khí “man rợ” mà binh lính TQ dùng để tiêu diệt quân đội Ấn Độ
Trong những ngày gần đây, xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ diễn ra càng lúc càng quyết liệt, khu vực biên giới Trung-Ấn đã trở thành chiến trường sinh tử khiến cả 2 bên thương vong đều rất nặng nề. Một đại tá về hưu của Ấn Độ đã giận dữ lên án những hành động của quân đội ĐCSTQ là “man rợ”, sử dụng “gậy sắt gắn đinh” để giết thảm 20 binh sĩ Ấn Độ.
Quân đội Ấn Độ và quân đội Trung Quốc gần đây đã đụng độ tại thung lũng Galwan ở biên giới Trung-Ấn. Được biết, 20 lính Ấn Độ đã thiệt mạng, 43 binh sĩ Trung Quốc đã chết hoặc bị thương nặng, trong đó có một chỉ huy Trung Quốc, tuy nhiên tin tức này đến nay vẫn chưa được ĐCSTQ xác nhận.
Vào ngày 18/6, một số phương tiện truyền thông Ấn Độ dẫn lời các nguồn tin cho biết Trung Quốc và Ấn Độ đã đạt được thỏa thuận hòa bình vào ngày 6/6, nhưng vào tối ngày 15, tại khu vực thung lũng Galwan cao hơn 4.200 mét, quân đội Ấn Độ đột nhiên bị quân đội ĐCSTQ tập kích. Trước đó họ cho rằng quân đội ĐCSTQ đã rút lui khỏi khu vực này theo như hiệp định đã thỏa thuận.
Trong cuộc xung đột Trung-Ấn lần này, cả hai bên đều không sử dụng súng. Tuy nhiên, các sĩ quan quân đội Ấn Độ cho biết phía Trung Quốc đã có sự chuẩn bị từ trước. Trong cuộc chiến, 55 binh sĩ Ấn Độ tay không đối đầu với 300 binh sĩ cộng sản Trung Quốc đã được trang bị vũ khí chống bạo loạn.
Do bất lợi về số lượng quân sĩ, Ấn Độ đã kêu gọi tiếp viện từ một đồn gác cách đó 4 km. Cuối cùng, có khoảng 600 người đã chiến đấu với nhau, họ sử dụng những thứ như khiên, đá, thanh sắt và các loại vũ khí khác và đánh nhau trong 6 giờ đồng hồ trên chiến trường. Thương vong 2 bên chủ yếu là do rơi xuống thung lũng hoặc đập vào vách đá, trong đó có một chỉ huy Ấn Độ cũng bị đẩy xuống hẻm núi mà chết.
Theo báo cáo của BBC, cuộc xung đột quân sự Trung-Ấn cùng loại vũ khí bản địa mà quân đội Trung Quốc đã sử dụng cũng được các nhân viên Ấn Độ tiết lộ.
Image appears to show nail-studded rods used in India-China brawl https://t.co/zwYNM6zymE
— BBC News (World) (@BBCWorld) June 18, 2020
Nhà phân tích quốc phòng Ấn Độ và cũng là đại tá đã nghỉ hưu, Ajay Shukla đã đăng một bức ảnh lên Twitter. Trong ảnh, một số thanh sắt gỉ được bó lại với nhau, và phía trên mỗi thanh sắt lại được gắn rất nhiều những chiếc đinh nhỏ bị gỉ.
Ông Shukla nói rằng quân đội Cộng sản Trung Quốc đã sử dụng những chiếc gậy gắn đinh này để tấn công một đội tuần tra Ấn Độ và giết chết 20 binh sĩ Ấn Độ. Loại hành vi dã man này nhất định phải bị lên án. Nó thật sự rất tàn bạo.
Báo cáo cho biết rằng loại vũ khí trên bức ảnh của ông Shukla là giống hệt với loại vũ khí của phe Trung Quốc mà một vị sĩ quan cấp cao Ấn Độ tại biên giới Trung Ấn đã tiết lộ. Sĩ quan này cũng xác định đây chính là vũ khí đã được sử dụng bởi những người lính của ĐCSTQ trong cuộc xung đột vừa rồi.
Lần đụng độ này được xem là cuộc xung đột đẫm máu nhất giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong vòng 45 năm qua. Trong cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962, Ấn Độ đã bị ĐCSTQ đánh bại. Phía Trung Quốc chỉ thiệt hại hơn 700 người, đánh bại và giết hại hơn 4.800 binh sĩ và 3900 tù nhân Ấn Độ. Thế nhưng Mao Trạch Đông đã hạ lệnh rút lui, phía Ấn Độ tuy rằng đại bại nhưng vẫn tiếp tục tranh chấp khu vực Nam Tây Tạng và Tawang.
Cuộc xung đột biên giới lần thứ hai nổ ra vào năm 1967 do Vương quốc Sikkim khai chiến. (Vương quốc Sikkim là một cựu quốc gia ở khu vực Ấn Độ nay không còn tồn tại). Sau khi cuộc chiến kết thúc, con số tử thương mỗi nước lại khai mỗi kiểu. Cuối cùng ngoại giới đánh giá rằng Ấn Độ đã thắng lợi về mặt chiến thuật. Sikkim được sáp nhập vào Ấn Độ vào năm 1975 và trở thành bang Sikkim của Ấn Độ. Năm 2003, ĐCSTQ công nhận rằng Ấn Độ đã thâu tóm được Sikkim.
Năm 1996, Trung Quốc và Ấn Độ đã đạt được thỏa thuận cấm sử dụng súng và chất nổ ở khu vực biên giới bị tranh chấp để ngăn chặn tình trạng khẩn cấp leo thang. Phía Trung Quốc đã vi phạm thỏa thuận và sử dụng vũ khí giết người trong cuộc xung đột lần này, gây ra sự phẫn nộ từ phía Ấn Độ.
Theo tin tức trên truyền hình Ấn Độ, quân đội Ấn Độ cho biết chính phủ đã rất nỗ lực trong việc thể hiện sức mạnh của quân đội Ấn Độ trước quân đội ĐCSTQ đang đóng quân ở biên giới. Chính phủ đã ủy quyền hoàn toàn cho quân đội di chuyển tự do chống lại quân đội ĐCSTQ, cho phép thêm binh lính và vũ khí tiến vào biên giới. Chỉ bằng cách tăng thêm quân đội, Ấn Độ mới có thể duy trì vị thế bình đẳng của mình với ĐCSTQ tại bàn đàm phán.
Hiện tại, sự bùng phát của virus Vũ Hán vẫn đang lan rộng và gây ra cái chết cho hơn 12000 người dân tại Ấn Độ. Thêm vào đó, cuộc xung đột biên giới Trung-Ấn vừa mới xảy ra, đã làm trầm trọng thêm tình trạng chống ĐCSTQ ở Ấn Độ, xuất hiện một làn sóng “tẩy chay hàng hóa Trung Quốc” trong cộng đồng người dân.
Gia Hưng (Theo NTDTV)