Vì sao TQ không công bố số binh lính thương vong trong cuộc đụng độ tại biên giới Trung-Ấn?

19/06/20, 17:18 Thế giới

Gần đây tình hình biên giới Trung-Ấn ngày càng căng thẳng, một cuộc đụng độ bạo lực giữa hai bên đã xảy ra vào tối 15/6. Theo tin tức chính thức từ ​​Ấn Độ, 20 binh sĩ Ấn Độ đã chết trong cuộc xung đột. Tuy nhiên cho đến nay, giới quan chức ĐCSTQ vẫn không tiết lộ con số thương vong cụ thể.

Tình hình biên giới Trung-Ấn ngày càng căng thẳng, đến nay giới quan chức ĐCSTQ vẫn không tiết lộ con số thương vong trong cuộc đụng độ bạo lực giữa hai bên vào tối 15/6. (Ảnh qua Sputnik News)

Tranh chấp biên giới Trung-Ấn đang gia tăng trong thời gian gần đây. Vào ngày 16/6, quân đội Ấn Độ tuyên bố, sau cái chết của một sĩ quan và hai binh sĩ, lại có 17 sĩ quan và binh sĩ khác bị thương nặng và đã chết trong cuộc xung đột.

Tuyên bố nói, cuộc xung đột bạo lực xảy ra vào tối ngày 15/6 và cả hai bên đều bị thương. Quân đội ở khu vực xung đột đã được tách ra và các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao của hai nước đang họp để tháo gỡ tình hình.

Đường Tịnh Viễn, một nhà bình luận thời sự ở Hoa Kỳ cho biết: “Điều này chứng tỏ cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực tranh chấp biên giới đang nóng dần lên, rõ ràng là bước sang một giai đoạn mới.

Tuy nhiên, cuộc xung đột lần này trên thực tế chỉ là quy mô nhỏ vì chủ yếu là dùng ‘vũ khí lạnh’ trong các cuộc đụng độ. Dĩ nhiên từ kết quả có thể thấy, hai bên đã có thương vong, nhưng phía Ấn Độ sau đó tuyên bố, thung lũng sông Galwan vẫn nằm dưới sự kiểm soát thực tế của Ấn Độ, vì vậy có thể ngầm hiểu rằng, phía Trung Quốc không hề chiếm được thế thượng phong”.

Trước đó, nhiều phương tiện truyền thông đã tiết lộ chi tiết về cuộc xung đột giữa binh lính Trung Quốc và Ấn Độ.

“Associated Press” và “Reuters” dẫn lời các nguồn tin quân sự Ấn Độ nói rằng, binh lính Trung Quốc và Ấn Độ đã ném đá và dùng gậy đánh nhau trong cuộc xung đột, có cả đấu đá chân tay. Hai bên không sử dụng súng hay các vũ khí khác. Truyền thông Ấn Độ cho biết lính Trung Quốc đã sử dụng gậy được trang bị đinh.

Binh lính Trung Quốc và Ấn Độ trong một lần tranh cãi ở khu vực biên giới hai nước. (Ảnh qua The Tribune)

Sau cuộc xung đột, quân đội Trung Quốc và Bộ Ngoại giao đã ra tuyên bố vào ngày 16, cáo buộc Ấn Độ vượt qua biên giới và cố tình kích động các cuộc tấn công, nhưng không nêu rõ Trung Quốc có thương vong hay không.

Đường Tịnh Viễn nói: “Lý do cho cuộc xung đột giữa hai bên trước mắt chỉ có 2 từ đó là ‘tranh chấp’, nhưng hiện tại, tình thế trong và ngoài nước của hai bên hoàn toàn khác nhau. 

Phía Trung Quốc tuyên bố rằng phía Ấn Độ vượt qua biên giới và khiêu khích gây ra cuộc xung đột, nhưng chúng ta thấy rằng, tuyên bố công khai này của Trung Quốc dùng lời lẽ khá mềm mỏng, mặc dù có thể ĐCSTQ bị thương vong lớn, nhưng họ thậm chí cũng không sử dụng những lời lẽ chỉ trích quyết liệt, hơn nữa cho đến nay, ĐCSTQ vẫn giữ im lặng về số thương vong, điều này cho thấy ĐCSTQ đang có chỗ ‘khó nói'”.

Đường Tịnh Viễn cho rằng, bất cứ khi nào ĐCSTQ phải đối mặt với khủng hoảng trong và ngoài nước, họ sẽ sử dụng các “điểm nóng” tranh chấp chủ quyền lãnh thổ để tạo ra xung đột quy mô nhỏ nhằm “chuyển hướng” mâu thuẫn trong nước và thu hút sự chú ý của công chúng.

Một phóng viên của tờ “Thời báo Hoàn cầu” – phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã đăng bài trên Twitter cho hay, quân đội ĐCSTQ có 5 người chết và 11 người bị thương trong cuộc xung đột, nhưng sau đó lại nhanh chóng cải chính nói rằng, quan chức của ĐCSTQ vẫn chưa xác nhận được số thương vong.

Hãng thông tấn New Delhi ANI dẫn lời các nguồn tin cho biết 43 quân nhân Trung Quốc đã thiệt mạng và bị thương nặng trong cuộc xung đột.

Trung Quốc và Ấn Độ tranh chấp biên giới căng thẳng suốt gần 2 tháng qua. (Ảnh qua IndiaToday)

Lam Thuật, nhà bình luận các vấn đề thời sự ở Hoa Kỳ nói: “Vấn đề biên giới Trung-Ấn là một vấn đề lịch sử. Vấn đề lịch sử này đã tồn tại trong một thời gian dài. Tại sao ngày nay nó lại bùng phát, còn trước kia thì không? Chủ yếu là vì ĐCSTQ hiện đang bước đến đường cùng, cần phải tìm một kẻ thù ở nước ngoài để chuyển hướng mâu thuẫn nội bộ, chuyển hướng sự chú ý của xã hội Trung Quốc, đây là những gì mà ĐCSTQ muốn làm”.

Ấn Độ và Trung Quốc có đường biên giới hơn 3.440 km. Trước đây, hai nước đã luôn nỗ lực giải quyết tranh chấp biên giới. Các binh sĩ của hai bên thường xuyên xảy ra đụng độ, và thỉnh thoảng có một cuộc hỗn chiến, nhưng cũng không có gì đột phá.

Vào năm 2017, hai nước đã xảy ra xung đột gần khu vực biên giới, vì ĐCSTQ đã cố gắng xây dựng một đường giao thông biên giới chiến lược.

Kể từ tháng 5 năm nay, Trung Quốc và Ấn Độ đã xảy ra các cuộc đấm đá chân tay gần Đường kiểm soát thực tế (LAC) từ sông Galwan đến Pangong Tso. Cả hai bên đã huy động hàng ngàn binh sĩ đến đóng quân trong khu vực.

Lam Thuật nói: “Cuộc xung đột này có thể sẽ tiếp tục leo thang, nhưng cuối cùng liệu có gây ra một cuộc chiến thực sự hay không, điều này cuối cùng phụ thuộc vào mâu thuẫn trong nước mà ĐCSTQ phải đối mặt lớn đến mức nào, và mâu thuẫn này có liên quan đến tính ổn định của sự cai trị của ĐCSTQ hay không.

Có người cho rằng nó có thể không leo thang thành một cuộc chiến thực sự, điều này là không chính xác. ĐCSTQ hiện có thể được cho là đang gặp khốn đốn cả trong và ngoài nước. Nếu những vấn đề mà ĐCSTQ phải đối mặt không thể giải quyết, có khả năng chúng sẽ tạo ra một cuộc xung đột Trung-Ấn quy mô lớn hơn, điều này là hoàn toàn có khả năng”.

Đây là lần đầu tiên có người thiệt mạng trong cuộc đụng độ biên giới Trung-Ấn, theo ngoại giới phân tích, sự cố thương vong này có thể dấy lên cao trào “cảm xúc” chống Cộng ở Ấn Độ, và có thể làm leo thang thêm căng thẳng hiện nay.

Gia Hưng (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

    Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

x