Vì sao người quân tử thường thản nhiên, kẻ tiểu nhân lại hay lo lắng ưu sầu?

04/06/21, 15:32 Cổ Học Tinh Hoa

Người quân tử rất được coi trọng trong xã hội xưa, còn tiểu nhân thì ngược lại. Giữa 2 loại người này tính cách, đạo đức hoàn toàn khác nhau, có thể nói là một trời một vực.

quân tử
Người quân tử luôn thông thái, vô lo, tấm lòng rộng rãi, còn kẻ tiểu nhân thì hoàn toàn ngược lại. (Ảnh minh họa qua Dkn)

Khổng Tử từng nói: “Người quân tử thì thản nhiên thư thái, kẻ tiểu nhân thường lo lắng, ưu sầu”. Câu này có thể hiểu là người quân tử luôn sống vô tư, vô sầu, còn tiểu nhân thì suốt ngày nơm nớp lo sợ.

Quân tử và tiểu nhân là hai danh từ để đánh giá nhân phẩm con người. Người quân tử đại diện cho các đức tính tốt đẹp như: chân thật, lương thiện, chính trực, trượng nghĩa… Còn kẻ tiểu nhân đại biểu cho sự tính toán, hẹp hòi ích kỷ, thô lỗ, độc ác…. Để khái quát một người quân tử hay tiểu nhân thì dùng một hai câu không thể nói rõ.

Trong cuốn “Luận Ngữ – Nhan Uyên” có viết: khi Tư Mã Ngưu hỏi Khổng Tử thế nào là người quân tử, Khổng Tử đáp: “Người quân tử không lo, không sợ!”

Thấy đạo lý ngắn gọn, Tư Mã Ngưu hỏi lại Khổng Tử: “Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao?”

Khổng Tử đáp: “Làm người quân tử là không hề dễ dàng, phải luôn luôn tự xét lại bản thân, trong lòng phải hoàn toàn không có một chút thẹn và áy náy nào. Chỉ có một nội tâm quang minh sáng tỏ, một tấm lòng thanh tịnh, tường hòa thì ấy mới là người quân tử.”

quân tử
Bậc quân tử luôn không so tính thiện hơn, biết nhìn xa trông rộng. (Ảnh qua Kiến Thức)

Thời xưa, người quân tử có cảnh giới tinh thần rất cao, làm việc gì cũng suy xét kỹ càng, không hấp tấp hồ đồ, luôn tận sức mà làm. Nếu không được thì cũng không quá cưỡng cầu, không tiếc nuối, ngày ngày đều kiểm điểm bản thân để lần sau làm tốt hơn, thấy sai là sửa, lòng không thẹn với trời đất, vậy nên mới đạt được cảnh giới không lo không sợ.

Khổng Tử phân biệt rất rõ về quân tử và tiểu nhân. Trong cuốn “Luận Ngữ” Khổng Tử viết: “Quân tử thượng đạt, tiểu nhân hạ đạt”: ý chỉ người quân tử luôn nhìn đến những mục tiêu lớn lao lâu dài, còn kẻ tiểu nhân thì cứ chấp vào những lợi ích nhỏ nhoi thấp kém.

“Quân tử chu nhi bất bí, tiểu nhân bí nhi bất chu”: ý chỉ người quân tử luôn hòa ái đối đãi mọi người, không kết bè kết phái, còn kẻ tiểu nhân thì hay gây hiềm khích, chia bè kết phái.

“Quân tử hoài đức, tiểu nhân hoài huệ”: bậc quân tử luôn suy xét đến đạo đức, còn kẻ tiểu nhân luôn nghĩ đến những ân huệ mà mình đã giúp người khác.

“Quân tử dụ vu nghĩa, tiểu nhân dụ vu lợi”: người quân tử làm việc chính nghĩa còn tiểu nhân thì luôn hành sự vì lợi.

quân tử
Quân tử là bậc trí giả có thể nhìn thấu mọi việc, phân biệt rõ thiện ác, đúng sai. (Ảnh qua Vạn Điều Hay)

“Quân tử thái nhi bất kiêu, tiểu nhân kiêu nhi bất thái”: quân tử thông thái, am hiểu tường tận nhưng không hề kiêu ngạo, kẻ tiểu nhân hiểu biết hạn hẹp nhưng lại vô cùng kiêu ngạo.

“Quân tử đạo giả tam, ngã vô năng yên: nhân giả bất ưu, trí giả bất hoặc, dũng giả bất cụ”: quân tử có 3 đạo là: người nhân từ thì không lo nghĩ, ưu sầu; người có trí tuệ thì không nghi hoặc, người dũng cảm thì không sợ hãi.

Người quân tử không những không lo không sợ mà còn là người có trí huệ sáng suốt nhìn thấu mọi việc, phân biệt rõ thị phi, thiện ác. Đồng thời bậc quân tử còn có tấm lòng rộng rãi, không so đo tính toán với người khác. Người hội tụ đủ các tố chất “nhân, trí, dũng” này mới đúng là một bậc chính nhân quân tử.

Tiêu chuẩn quân tử của người xưa rất gần với tu luyện. Vào thời Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, có người từng hỏi Ngài rằng: “Vì sao những người đức hạnh cao thượng, tu thân dưỡng tính lại luôn tỏa ra tâm thái bình tĩnh và một vầng hào quang tràn đầy sự hạnh phúc, vui tươi như vậy?”

Đức Phật trả lời: “Đó là bởi vì, họ không vì chuyện quá khứ mà đau buồn, không cầu những chuyện chưa tới của tương lai, họ luôn thấy đầy đủ, thỏa mãn, bởi vậy mà họ luôn lộ ra vẻ hạnh phúc, vui tươi.”

Vì cách biệt về cảnh giới tư tưởng nên người bình thường khó mà hiểu được tâm thái của người tu luyện. Chỉ khi bước vào tu luyện họ mới dần dần lĩnh ngộ được những đạo lý cao thâm và huyền diệu trong đó.

Tử Vi (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Tổ chức “Áo đen” bí mật - MIB chuyên xóa dấu vết về UFO

Ad will display in 09 seconds

Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Tổ chức “Áo đen” bí mật - MIB chuyên xóa dấu vết về UFO

    Tổ chức “Áo đen” bí mật - MIB chuyên xóa dấu vết về UFO

  • Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

    Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

    Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

x