Tỷ phú Lý Gia Thành: “Đã quen với những buộc tội vô căn cứ từ ĐCSTQ”

05/12/19, 07:35 Thế giới

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Anh vào ngày 27/11, Lý Gia Thành – tỷ phú giàu bậc nhất Hồng Kông đã nói rằng, cái gọi là một quốc gia hai chế độ không phải đơn giản chỉ là sự hợp nhất của hai nơi. Đồng thời để đáp lại những chỉ trích gần đây của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông cho biết mình đã quen với những lời buộc tội vô căn cứ đó.

Trong buổi phỏng vấn với truyền thông Anh vào ngày 27/11, Lý Gia Thành nói rằng, "Ông đã quen với việc bị chỉ trích vô căn cứ".
Trong buổi phỏng vấn với truyền thông Anh vào ngày 27/11, Lý Gia Thành nói rằng, “Ông đã quen với việc bị chỉ trích vô căn cứ”. (Ảnh: Read01)

Phong trào phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông đã kéo dài được gần 6 tháng và nhận được sự ủng hộ đông đảo của bạn bè quốc tế. Vào ngày 27/11, tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng ông đã ký công nhận “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông 2019” cùng “Dự luật Bảo vệ Hồng Kông” để nó trở thành luật. Đồng thời cũng cảnh báo các lệnh trừng phạt đối với các quan chức vi phạm quyền tự trị và nhân quyền của Hồng Kông.

Cùng ngày, hơn 3.700 giáo sư và giảng viên nổi tiếng trên khắp thế giới đã ra tuyên bố chung, lên án cảnh sát Hồng Kông sử dụng thủ đoạn máu lạnh, mang tính chất báo thù, dùng vũ lực để đàn áp sinh viên trong trường, yêu cầu bảo vệ sinh viên, tự do học thuật và điều tra những cảnh sát bạo hành.

Cũng vào ngày 27/11, Lý Gia Thành – ông trùm tài chính và bất động sản Hồng Kông, 91 tuổi, đã trả lời quan điểm của mình về tình hình hiện tại ở Hồng Kông trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Anh “Reuters”.

Trước những nỗ lực ngày càng tăng của ĐCSTQ nhằm kiểm soát Hồng Kông, Lý Gia Thành bày tỏ, có nhiều ý kiến ​​khác nhau về “một quốc gia, hai chế độ” trong xã hội, nhưng trong quá khứ, khi vận hành một quốc gia mà có hai chế độ cũng không có vấn đề gì to tát, chỉ yêu cầu phải có các cam kết thực chất từ cả hai bên để tìm kiếm sự đổi mới về thể chế, chứ không đơn giản chỉ là sát nhập hai nơi với nhau.

Lý Gia Thành đáp trả lại phê phán của ĐCSTQ: “Đã quen với việc bị chỉ trích vô căn cứ” (ảnh 2)
Người dân Hồng Kông xuống đường diễu hành cảm ơn chính phủ Mỹ đã thông qua “Dự luật nhân quyền và dân chủ Hồng Kông. (Ảnh: Facebook)

Bốn năm trước, Cheung Kong đã được tái tổ chức và chuyển đến Quần đảo Cayman, và từng bị giới truyền thông chính thức của ĐCSTQ chỉ trích mạnh mẽ. Vì vậy, Lý Gia Thành đã đáp trả lại rằng: “Ở tuổi của tôi, tôi tự nhiên biết cách xử lý những ‘ồn ào’ này một cách nhanh chóng. Tôi không biết liệu đây có phải là âm mưu (để đối phó với tôi) không, nhưng tôi đã dần quen với những lời chỉ trích và phê bình vô căn cứ này”.

Đối với việc các quan chức cấp cao của ĐCSTQ yêu cầu cộng đồng doanh nghiệp và những người giàu có ở Hồng Kông gánh vác trách nhiệm xã hội và hỗ trợ chính quyền trung ương duy trì sự ổn định xã hội ở Hồng Kông, Lý Gia Thành đã dùng các hoạt động từ thiện để “hồi đáp”. Quỹ Lý Gia Thành gần đây đã quyên góp 1 tỷ nhân dân tệ (NDT) để tài trợ cho các ngành công nghiệp phục vụ bán lẻ và du lịch.

Lý Gia Thành nói: “Tôi thành lập Quỹ Lý Gia Thành vào năm 1980 và cam kết thúc đẩy giáo dục, nghiên cứu y tế và dịch vụ. Vào thời điểm đó, tôi đã đầu tư một phần ba của cải. 80% các dự án của quỹ được thành lập ở Trung Quốc, những đóng góp được thực hiện cho đến nay đã vượt quá 26 tỷ NDT”.

“Vào những thời điểm nhạy cảm, chúng tôi dám nghĩ dám làm, dũng cảm đối mặt với các vấn đề”, Lý Gia Thành nói.

Vào tháng 8 và tháng 9 năm nay, vì đồng cảm với những người biểu tình trong phong trào phản đối dự luật dẫn độ, Lý Gia Thành đã hai lần lên tiếng, kêu gọi những người nắm quyền lực và những người biểu tình hãy hết sức bình tĩnh, đồng thời đề nghị những người trẻ tuổi nên “quan tâm đến tình hình chung” và đảng cầm quyền “hãy mở một lối thoát cho những chủ nhân tương lai của đất nước”.

Lý Gia Thành đáp trả lại phê phán của ĐCSTQ: “Đã quen với việc bị chỉ trích vô căn cứ” (ảnh 3)
Đồng cảm với những người biểu tình trong phong trào phản đối dự luật dẫn độ, Lý Gia Thành đã hai lần lên tiếng, kêu gọi những người nắm quyền lực và những người biểu tình hãy hết sức bình tĩnh. (Ảnh: Aboluowang)

Bài phát biểu trung lập “cân bằng giữa hai bên” của Lý Gia Thành vẫn bị chỉ trích bởi giới quan chức và phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ. Chủ tịch Liên đoàn Công đoàn Hồng Kông đã chế nhạo ông trên Facebook là “vua gián”.

Đáp lại, Lý Gia Thành nói: “Trong thời đại truyền thông xã hội ngày nay, một số người ra sức lan truyền thông tin độc hại và sai lệch để làm suy yếu lòng tin. Trong thời cục hỗn loạn hiện nay, rất khó để không tham gia vào vòng xoáy tranh cãi”.

Thực tế, khi ĐCSTQ “khua chiêng nã đạn” vào Lý Gia Thành, nhiều phương tiện truyền thông ở Hồng Kông trong nhiều ngày liên tiếp đã đưa tin và bình luận để “tranh cãi” giúp cho Lý Gia Thành, tạo thành một cuộc đối đầu giữa truyền thông Hồng Kông và truyền thông Trung Quốc. Truyền thông phương Tây cũng bình luận, chỉ trích ĐCSTQ không muốn giải quyết các vấn đề chính trị, nhưng lại sử dụng vụ việc của Lý Gia Thành để “dẫn dắt” nhằm chuyển tiêu điểm của cộng đồng quốc tế về các vấn đề Hồng Kông.

Theo phân tích của các nhà quan sát, Bắc Kinh muốn chuyển sự bất mãn của người dân Hồng Kông từ phạm vi chính trị sang phương diện kinh tế và dân sinh, giảm áp lực lên Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga và chính quyền trung ương, Lý Gia Thành với vị thế là người giàu nhất ở Hồng Kông, vì thế mà đã trở thành “bia ngắm”.

Ngoài ra, phong trào phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông đã diễn ra trong nhiều tháng, kéo theo đó là tình trạng bạo lực của cảnh sát ngày càng leo thang, những người giàu có ở Hồng Kông bề ngoài thì giữ thái độ “trung lập”, nhưng thực chất đang ngấm ngầm ủng hộ phong trào phản đối dự luật dẫn độ. Bài phát biểu của Lý Gia Thành đã cho thấy rõ đối tượng mà ông ủng hộ, thậm chí có thể có tác động mạnh mẽ đối với các doanh nhân giàu có của Hồng Kông, điều này khiến ĐCSTQ “khó chịu” và ra sức đàn áp.

Các nhà phân tích cho rằng, ĐCSTQ hiếm khi công kích các doanh nhân nổi tiếng của Hồng Kông. Thông điệp mà họ muốn truyền tải là, những người giàu có ở Hồng Kông phải tuân theo và lên án những người biểu tình trong phong trào phản đối luật dẫn độ ở Hồng Kông.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

    Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

    Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

x