Trước kỳ “Lưỡng hội”, TQ thực hiện “đại vây bắt” đối với những người bất đồng chính kiến

22/05/20, 10:11 Trung Quốc

Ngay trước kỳ họp “Lưỡng hội” (2 cuộc họp thường niên của ĐCSTQ), chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trở nên lo sợ và cảnh giác hơn. Một lượng lớn nhân sĩ đã bị đưa đi, những người bất đồng chính kiến cũng bị bắt hoặc bị quản thúc tại nhà. 

Trước kỳ “Lưỡng hội”, TQ thực hiện “đại vây bắt” đối với Bào Đồng - cựu thư ký của Triệu Tử Dương và những người bất đồng chính kiến
Trước kỳ “Lưỡng hội”, TQ thực hiện “đại vây bắt” đối với Bào Đồng – cựu thư ký của Triệu Tử Dương và những người bất đồng chính kiến. (Ảnh qua Getty Images)

Trước kỳ “Lưỡng hội”, ĐCSTQ thực hiện cuộc “đại vây bắt”

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, 2 kỳ họp lớn là Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân và Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của Trung Quốc sẽ được tổ chức muộn tại Bắc Kinh vào ngày 21 và 22/5, chậm hơn hai tháng so với thời gian tổ chức “Lưỡng hội” trước đây. 

Cận kề ngày tổ chức ‘Lưỡng hội”, ĐCSTQ đã huy động lực lượng khắp nơi tiến hành bắt bớ và chặn đứng tất cả các chuyến xe của những người bất đồng chính kiến tiến vào Bắc Kinh. 

Sau khi một số người đã vào được Bắc Kinh, thì lực lượng bảo vệ trật tự đã bao vây Văn phòng Thư tín và Điện báo để bắt giữ người. Một số nhà báo dám nói sự thật đã bị bắt giữ, chẳng hạn như Giang Tuyết, một nhà báo kỳ cựu ở Đại lục và Trương Triển, một nhà báo công dân tại Thượng Hải.

Ngày 19/5, một nhân sĩ bất đồng chính kiến có tên “Chân Thực” (nick name) cho biết bên ngoài Văn phòng Thư tín và Điện báo Quốc gia, “số cảnh sát còn nhiều hơn số người bảo vệ nhân quyền, cảnh sát có ở khắp mọi nơi”. Hơn nữa, ở bên ngoài còn có “một hàng xe buýt đứng đợi rất lâu”, được sử dụng để áp tải những người bất đồng chính kiến.

Cao Du bị cấm phát ngôn

Cao Du, một học giả độc lập ở Bắc Kinh, ngày 17/5 tiết lộ trên Twitter rằng hôm đó là ngày nhạy cảm của Bắc Kinh. Hôm 16/5 có người mặc đồng phục cảnh sát đã đến chào hỏi cô, hôm sau lại có một đoàn người mặc thường phục đến, muốn cô cùng “phối hợp” với họ. 

“Điều kiện của họ là muốn tôi ngừng đăng bài lên Twitter, tôi cũng đưa ra điều kiện là yêu cầu được bảo vệ toàn diện theo Điều 35 của Hiến pháp nhà nước”, Cao Du nói.

Cùng ngày, Cao Du còn nói: “Đừng quên, sắp tới là ngày 4/6 (kỷ niệm sự kiện thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989), cuối tháng 5 năm ngoái đã kịp ra nước ngoài du lịch, năm nay e rằng khó mà đi được?”.

Cao Du, một học giả độc lập ở Bắc Kinh cũng bị cấm phát ngôn.
Cao Du, một học giả độc lập ở Bắc Kinh cũng bị cấm phát ngôn trên Twitter. (Ảnh qua Epoch Times)

Bào Đồng bị cấm phát ngôn

Ngoài ra, Bào Đồng, thư ký của cựu Bí thư ĐCSTQ Triệu Tử Dương cùng các nhân sĩ bất đồng chính kiến như Tra Kiến Quốc, Hồ Giai, các nhà hoạt động dân chủ sự kiện Lục Tứ như Tề Chí Dũng, Tứ Vĩnh Hải, Lý Học Huệ, Hà Đức Phổ, Cao Hồng Minh.v.v đều bị ĐCSTQ quản chế dưới nhiều hình thức khác nhau. 

Đài Á Châu Tự Do (RFA) dẫn lời Cao Du ngày 19/5 cho biết: “Hồ Giai ban đầu sống ở huyện Thông Châu (nay là quận Thông Châu), nhưng hiện tại văn phòng chính phủ Bắc Kinh đã được chuyển đến quận Thông Châu, cách nhà của Hồ Giai không xa, vậy nên anh ta hầu như đang bị quản thúc (giam lỏng tại nhà). 

Còn có Hà Đức Phổ (nhân sĩ bất đồng chính kiến), người thành lập Đảng Dân chủ, tất cả họ đều bị quản thúc, (chính quyền) hôm nay chính thức triển khai như vậy. Thời gian quản thúc của tôi có thể sẽ dài hơn, vì kế tiếp là ngày 4/6″.

Báo cáo cho biết một thành viên trong gia đình Bào Đồng tiết lộ rằng Bào Đồng gần đây cũng bị chính quyền “hỏi thăm”, yêu cầu ông không được tiếp nhận phỏng vấn của ký giả. 

Hằng năm, cứ trước kỳ diễn ra “Lưỡng hội” và kỷ niệm sự kiện Lục Tứ, chính quyền sẽ cử người yêu cầu Bào Đồng không chấp nhận các cuộc phỏng vấn và xuất bản báo.

Nhà bất đồng chính kiến ​​tại Bắc Kinh, Tra Kiến Quốc nói rằng ban đầu cảnh sát muốn đưa ông ra khỏi Bắc Kinh nhưng đã bị ông từ chối. Bắt đầu từ ngày 19/5, sáu người được phân công canh giữ trước nhà ông liên tục 3 ca.

“Mấy hôm trước họ đến tìm tôi nói rằng phải dẫn tôi đi ra ngoài, đến vùng khác du lịch. Tôi nói tôi không muốn đi đâu cả, muốn đến quản chế thì quản chế đi. Có vẻ như một số nhân sĩ khác cũng bị quản chế tại nhà”.

Những nhân sĩ từng tham gia sự kiện Lục Tứ cũng bị quản chế

Tề Chí Dũng, một nhân sĩ bị khuyết tật sau sự kiện Lục Tứ cho biết bởi vì ông đến quảng trường Thiên An Môn chụp hình rồi đăng lên WeChat nên bị An Ninh Quốc Gia huyện Tây Thành đến nói chuyện.

Thiên An Môn năm 1989: Cuộc thảm sát máu lạnh của Chính quyền Trung Quốc.
Thiên An Môn năm 1989: Cuộc thảm sát máu lạnh của Chính quyền Trung Quốc. (Ảnh qua FRI)

“Trong biên bản của công an, vào ngày 15/5 tức lần sinh nhật thứ 64 của tôi, tôi đã đăng một bài đăng đề cập đến sự kiện Lục Tứ, cho nên bọn họ tìm tôi, hỏi tôi khi nào thì lại đến Thiên An Môn chụp hình. 

Từ đó tôi bị quản thúc tại nhà, có xe cảnh sát trông chừng trước cửa nhà tôi 24h. Những người khác thì bị cho là đi du lịch 20 ngày khỏi Bắc Kinh. Ngoài ra, còn có Từ Vĩnh Hải, Lý Học Huệ, Hà Đức Phổ, Cao Hồng Minh.v.v. đều bị quản thúc tại nhà”.

Báo cáo cũng cho biết Từ Vĩnh Hải, người cao tuổi của Giáo hội Thánh thiện Kitô giáo Bắc Kinh, cũng bị quản chế. Một chiếc xe cảnh sát đã đậu sẵn bên dưới tòa nhà của ông, ông ra khỏi nhà đi mua thức ăn liền bị theo dõi.

Từ Vĩnh Hải còn nói: “Vì ‘Lưỡng hội’ sắp diễn ra nên từ giờ tôi sẽ bị quản thúc. Vào ngày 18/5, tôi thấy có cảnh sát cùng nhân viên phòng vệ bên ngoài nhà tôi, họ bắt đầu quản thúc tôi. 

Vào buổi chiều, khi tôi ra ngoài làm việc thì họ lái xe chở tôi đi. Sau khi tôi về nhà, tôi muốn ra ngoài mua thức ăn thì họ cũng theo tôi đi mua thức ăn, nói cách khác tôi chính là bị giam lỏng”.

Gia Hưng (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

    Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x