Dấu ấn không thể xóa đằng sau cuộc thảm sát Thiên An Môn 1989

30 năm đã qua kể từ sau sự kiện thảm sát Thiên An Môn 1989, dấu ấn của sự kiện này vẫn không thể nào xóa sạch bất chấp sự che đậy của chính quyền.

 

Trước đó cuộc thảm sát Thiên An Môn 1989. Khoảng 20000 sinh viên ủng hộ dân chủ đã tổ chức một cuộc biểu tình trái phép tại quảng trường Thiên An Môn trong lễ tang của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhà cải cách dân chủ Hu Yaobang vào ngày 22 tháng 4 năm 1989. (Ảnh: Skibbereen Eagle)
Khoảng 20.000 sinh viên đã tổ chức một cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn trong lễ tang của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhà cải cách dân chủ Hồ Diệu Bang vào ngày 22/4/1989. (Ảnh: Skibbereen Eagle)

Thảm sát Thiên An Môn 1989 – Dấu ấn kinh hoàng trong lịch sử Trung Quốc

Cách đây 30 năm, vào ngày 04/06/1989, cuộc tuần hành của học sinh sinh viên Trung Quốc đã phải kết thúc trong đẫm máu, trở thành một dấu ấn kinh hoàng trong lịch sử phát triển của nước này. Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã làm mọi cách để xóa nhòa dấu ấn lịch sử này, tuy nhiên điều đó là không thể.

Những hình ảnh trong vụ thảm sát Thiên An Môn 1989 ở Trung Quốc thực sự rất đau lòng. Dưới đây là một số hình ảnh mang tính tượng trưng trong dịp kỷ niệm 30 năm sự kiện này xảy ra.

Cảnh sát Trung Quốc đang ngăn chặn đám đông sinh viên biểu tình ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 4/5/1989. (Ảnh: AP)
Một chiếc xe gần như bị nhấn chìm bởi đám đông khi nó đang tìm cách đi qua hàng ngàn người đang tụ tập ở Quảng trường Thiên An Môn, ngày 17/5/1989. (Ảnh: AP)
Sinh viên của các trường đại học ở Bắc Kinh đang giơ nắm tay và vẫy cờ khi 5 máy bay trực thăng quân sự Trung Quốc bay trên Quảng trường hôm 21/5/1989. (Ảnh: AP)
Một số sinh viên trường Đại học Bắc Kinh, những người đã tuyệt thực 5 ngày để biểu tình, đang ngồi ở Quảng trường Thiên An Môn hôm 18/5/1989. Hàng ngàn công nhân, binh sĩ và bác sĩ cũng cùng tham gia phong trào biểu tình này. (Ảnh: AP)
Hai sinh viên đã tuyệt thực sang ngày thứ 6, đang nằm ở Quảng trường Thiên An Môn hôm 19/5/1989. (Ảnh: AP)
Ngày 20/5, Trung Quốc đã ban bố tình trạng Thiết quân luật để dẹp các sinh viên Đại học Bắc Kinh đã cắm trại ở Thiên An Môn trong 1 tuần. (Ảnh: AP)
Một sinh viên đang đọc danh sách những mục tiêu của họ khi chiếm giữ Quảng trường Thiên An Môn trong khi quân đội Trung Quốc đang được điều động tới Quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: AP)
Trực thăng quân sự Trung Quốc bay qua Quảng trường Thiên An Môn. Sinh viên vẫn tiếp tục biểu tình sau khi Trung Quốc ban bố Thiết quân luật. (Ảnh: AP)
Các sinh viên Đại học Bắc Kinh đang nghe một người biểu tình công bố chi tiết kế hoạch biểu tình ở Thiên An Môn. Đến ngày 28/5/1989, họ đã chiếm giữ quảng trường này được 2 tuần. (Ảnh: AP)
Một người biểu tình mang mặt nạ dẫn đầu nhóm Đại học Bắc Kinh. Họ tỏ ra vui vẻ vì được cung cấp tiền và bánh mỳ để tổ chức một cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ, ngày 2/6/1989, Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Mark Avery – AP)
Một người sinh viên biểu tình ra dấu hiệu chiến thắng với đám đông khi Quân đội Trung Quốc rút khỏi khu phía tây Đại lễ đường Nhân dân ở gần Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, ngày 3/6/1989. (Ảnh: Mark Avery – AP)
Một nữ thanh niên bị giằng co giữa những người dân và binh lính Trung Quốc. Binh lính Trung Quốc đang muốn đưa cô ra khỏi đám đông tụ tập ở Đại lễ đường Nhân dân ở gần Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, ngày 3/6/1989. (Ảnh: Jeff Widener– AP)
Người dân tràn lên một chiếc xe bọc thép của quân đội Trung Quốc gần Đại lộ Trường An, Bắc Kinh, sáng sớm ngày 4/6/1989. (Ảnh: Jeff Widener– AP)
Sinh viên giăng chướng ngại vật trên đường đi bằng một chiếc xe bọc thép bị đốt cháy. Chiếc xe bị đốt khi quân đội tấn công vào đám đông sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn, sáng sớm ngày 4/6/1989. Người biểu tình đã giết chết một quân lính chính phủ. Lúc đó, người biểu tình đã chiếm đóng quảng trường trong 7 tuần. Ngay từ sáng sớm 4/6/1989, hàng ngàn người đã chết khi quân đội bắn vào dân thường để chiếm đóng lại quảng trường. (Ảnh: Jeff Widener– AP)
Xác chết la liệt đường phố gần quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, ngày 4/6/1989. (Ảnh: AP)
Quân đội đổ xuống đại lộ Tràng An, bắn bừa bãi vào người dân nhằm mục tiêu cuối cùng là dẹp loạn các nhóm biểu tình đang dồn về thành phố, ngày 5/6/1989. (Ảnh: AP)
Một người biểu tình bị thương đang giữ trên tay chiếc mũ của quân đội Trung Quốc, ngày 4/6/1989. (Ảnh: Shunsuke Akatsuka – Reuters)
Bức ảnh có tính biểu tượng lớn cho sự kiện Thiên An Môn. Một thanh niên Trung Quốc đứng giữa đường ngăn dòng xe tăng hướng về đại lộ Tràng An ở Bắc Kinh, ngày 5/6/1989. Người thanh niên này đã được những người xung quanh kéo ra, nhường đường cho đoàn xe tăng đi tiếp. Chính phủ Trung Quốc đã trấn áp cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo, giết chết hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người. Sự kiện Thiên An Môn được cho là cuộc biểu tình chống chính phủ mạnh mẽ nhất kể từ cuộc cách mạng năm 1949 ở Trung Quốc. (Ảnh: Jeff Widener– AP)
Đám đông dân chúng Bắc Kinh tò mò đã tụ tập để xem các thiết bị quân sự tại Quảng trường Thiên An Môn, ngày 7/6/1989. (Ảnh: Sadayuki Mikami – AP)
Một sinh viên được đưa đi, rời khỏi quảng trường Thiên An Môn, ngày 8/6/1989, sau một cuộc đụng độ với quân đội Trung Quốc. Hiện chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực ngăn chặn thông tin về sự kiện này ở trên các mạng xã hội của họ. (Ảnh: Liu Heung Shing – AP)
Lính Trung Quốc đang dọn dẹp đường phố sau nhiều ngày bạo loạn, ngày 9/6/1989, Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Sadayuki Mikami – AP)
Các phương tiện, xe cộ bị hỏng học sau tàn tích của cuộc chiến kéo dài cả tuần giữa quân đội Trung Quốc và sinh viên biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn, ngày 10/6/1989. (Ảnh: Jeff Widener– AP)
Ngày 12/6/1989, xe tăng quân đội Trung Quốc vẫn đi lại trên đường phố ở Bắc Kinh. (Ảnh: Sadayuki Mikami – AP)

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x