Bắc Kinh “không còn kiêng dè” trong việc xử lý Hồng Kông tại “Lưỡng hội”?

21/05/20, 09:44 Trung Quốc

Một số phương tiện truyền thông Hồng Kông cho hay, vì Bắc Kinh lo lắng Hồng Kông làm phản trở lại, công tác báo cáo chính phủ trong phiên họp “Lưỡng hội” năm nay sẽ quyết định “định đoạt” Hồng Kông ra sao, Bắc Kinh có lẽ sớm đã “không nể nang” gì nữa.

Một số phương tiện truyền thông Hồng Kông cho hay, công tác báo cáo chính phủ trong phiên họp “Lưỡng hội” năm nay sẽ quyết định “định đoạt” Hồng Kông ra sao. (Ảnh: The Epochtimes)

Phiên họp “Lưỡng hội” đã tới gần, trong tình hình dịch bệnh, phong trào chống Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) của Hoa Kỳ ngày càng leo theo, cộng thêm cuộc đấu tranh giành quyền dân chủ ở Hồng Kông có xu hướng diễn biến ngày càng phức tạp, khiến ĐCSTQ ngày càng sợ hãi. 

Đại biểu đặc khu Hồng Kông khởi hành, Lâm Trịnh “vội đến vội đi”

Phiên họp của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của ĐCSTQ dự kiến sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 22/5. Hội nghị Hiệp thương Chính trị sẽ khai mạc trước đó 1 ngày vào ngày 21. Đoàn đại biểu Hội nghị Hiệp thương và Đại hội Nhân dân đặc khu Hồng Kông đã xuất phát vào ngày 19, đi qua Thâm Quyến đến Bắc Kinh để chuẩn bị tham dự “Lưỡng hội”.

Mã Phùng Quốc – đại biểu Đại hội nhân dân đặc khu Hồng Kông cho biết, đoàn đại biểu Hội nghị Hiệp thương và Đại hội Nhân dân đặc khu Hồng Kông sẽ ở lại Thâm Quyến một đêm để tiến hành xét nghiệm virus Vũ Hán, nếu kết quả âm tính, họ sẽ bay đến Bắc Kinh tham dự cuộc họp trù bị vào ngày hôm sau.

Chuyến đi của Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga tới Bắc Kinh có thể mô tả là “vội đến vội đi”. Vào ngày 19/5, trước khi “Lưỡng hội” diễn ra, bà tuyên bố rằng mình sẽ khởi hành vào ngày 21, đi qua Thâm Quyến tới Bắc Kinh để tham dự lễ khai mạc “Lưỡng hội”, sau đó lại qua Thâm Quyến và trở về Hồng Kông vào ngày 22, nhưng bà không trả lời liệu bà có gặp gỡ các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ trong thời gian này hay không.

Chuyến đi của Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga tới Bắc Kinh có thể mô tả là “vội đến vội đi”, nhưng bà không trả lời liệu bà có gặp gỡ các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ trong thời gian này hay không? (Ảnh: BBC)

Lưỡng hội của ĐCSTQ năm nay đã tạo ra 2 cái “nhất” trong lịch sử

Lưỡng hội của ĐCSTQ năm nay đã tạo ra 2 cái “nhất” trong lịch sử, một là phiên họp ngắn nhất, hai là ít phóng viên báo chí nước ngoài nhất. Đây là phiên họp ngắn nhất và bảo mật thông tin nghiêm ngặt nhất trong lịch sử của ĐCSTQ.

Phương tiện truyền thông trực tuyến của Đài Loan “ETtoday News Cloud” nói, trước đây, trung tâm truyền thông Bắc Kinh sẽ mở cửa cho các phương tiện truyền thông Trung Quốc và nước ngoài lấy chứng chỉ ba đến bốn ngày trước phiên họp. 

Năm nay, nhiều phóng viên nước ngoài thường trú tại Bắc Kinh không nhận được thông báo và quá trình phỏng vấn được bảo mật tuyệt đối. Số lượng ghế phóng viên trong trung tâm thông cáo báo chí đã giảm đáng kể, từ 300 xuống còn hơn 100. Tất cả nhân viên phải đo nhiệt độ, đeo khẩu trang và tiến hành kiểm tra an ninh mọi lúc mọi nơi.

Tin tức cho biết, trong phiên họp kéo dài 8 ngày này, đội ngũ báo chí và đoàn đại biểu nhân dân tỉnh, thành phố cùng đoàn đại biểu Hội nghị Hiệp thương, chỉ có thể tham gia các cuộc họp trực tuyến (video) và không thể vào Tòa thị chính Bắc Kinh. Với tình hình dịch bệnh hiện nay, phạm vi phỏng vấn về “Lưỡng hội” của phóng viên đã bị thu hẹp đáng kể, gần như không thể đặt câu hỏi trực tiếp.

Vì đây là lần đầu tiên ĐCSTQ tổ chức “Lưỡng hội” kể từ khi phong trào biểu tình phản đối dự luật dẫn độ nổ ra tại Hồng Kông, Thủ tướng ĐCSTQ Lý Khắc Cường sẽ phát biểu báo cáo công việc Chính phủ trong phiên họp “Lưỡng hội”, vấn đề Hồng Kông được thảo luận ra sao sẽ là tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế, và đặc biệt là của người dân Hồng Kông.

Lưỡng hội năm nay, nhiều phóng viên nước ngoài thường trú tại Bắc Kinh không nhận được thông báo và quá trình phỏng vấn được bảo mật tuyệt đối. Số lượng ghế phóng viên trong trung tâm thông cáo báo chí đã giảm đáng kể, từ 300 xuống còn hơn 100. (Ảnh: Twitter)

Làm thế nào xử lý Hồng Kông? Có tin đồn Bắc Kinh sẽ không nể nang nữa

“Apple Daily” đưa tin, trong báo cáo công việc của chính phủ về các vấn đề Hồng Kông, liệu có đề cập đến “mức độ tự trị cao”, “người Hồng Kông cai trị Hồng Kông” hay sẽ có một “định nghĩa” mới, đặc biệt là việc Văn phòng các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao và Văn phòng Liên lạc của Chính phủ nhân dân Trung Quốc tại đặc khu hành chính Hồng Kông đã liên tục can thiệp vào Ủy ban Hạ viện của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông. Sau đó Văn phòng Liên lạc của Chính phủ nhân dân Trung Quốc còn tự ý “lách luật” và nói họ không tuân theo “Luật cơ bản”, khiến “phạm vi tự trị” của Hồng Kông lại gây tranh cãi.

Tin tức dẫn lời của một người thạo tin Bắc Kinh tiết lộ, kể từ khi phong trào biểu tình phản đối dự luật dẫn độ nổ ra ở Hồng Kông năm 2019, phong trào kháng chiến đã dần dần phát triển thành phong trào “chống độc tài, chống chuyên chế”, rồi đến “phản ĐCSTQ”, cộng thêm “ván cờ” Trung – Mỹ không ngừng leo thang, Hồng Kông (và cả Đài Loan) được coi là quân cờ đấu sức giữa hai nước Trung – Mỹ, Bắc Kinh cũng không còn nể nang mà xông vào “cấu xé”.

Vào ngày 11 tháng 9 năm 2019, tại một trung tâm mua sắm ở quận Shatin – HK, một người đàn ông cầm một tấm áp phích gửi anh ta trở lại. (Ảnh qua Getty Images)

Có nguồn tin cho biết, Lạc Huệ Ninh, người chưa từng đảm nhiệm bất kỳ vị trí nào liên quan đến Hồng Kông và Macao, đã trở thành giám đốc Văn phòng Liên lạc vào tháng 1 năm nay. Nhiệm vụ là hỗ trợ chính phủ Hồng Kông “bắt chước” Macao thành lập “Hội đồng An ninh Quốc gia”, nhằm phò tá Trưởng Đặc khu trong việc đưa ra các quyết định và điều phối việc duy trì các vấn đề an ninh quốc gia của Chính phủ Hồng Kông, từ đó thắt chặt kiểm soát Hồng Kông.

Nhà bình luận về các vấn đề thời sự Lưu Nhuệ Thiệu đã phân tích rằng, cuộc đàn áp gần đây của ĐCSTQ là minh chứng toàn diện cho chính sách thắt chặt và áp đặt của ĐCSTQ đối với Hồng Kông, vốn đã được ban hành trong Thông cáo của Hội nghị lần thứ 4 của ĐCSTQ vào tháng 11 năm ngoái. 

Thông báo của phiên họp toàn thể là văn kiện của ĐCSTQ, đây là áp đặt lâu dài đối với Hồng Kông, và cũng sẽ được nhấn mạnh trong cuộc họp Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, những tuyên bố về vấn đề Hồng Kông trong báo cáo công tác sẽ không được nới lỏng.

Lưu Nhuệ Thiệu nói rằng: “Dù ngôn từ của báo cáo công tác là mềm mỏng hay đanh thép, cũng sẽ không thay đổi thái độ cứng rắn của ĐCSTQ đối với Hồng Kông. ‘Hai Văn phòng’ tại Hồng Kông đã thực hiện đầy đủ các biện pháp cứng rắn đó”. 

Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã sớm cảnh báo ĐCSTQ

Trước phiên họp “Lưỡng hội” của ĐCSTQ, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã đưa ra cảnh báo cho chính quyền Trung Quốc. Đầu tháng 5, ông tuyên bố sẽ trì hoãn việc gửi báo cáo thường niên cho Quốc hội Hoa Kỳ về “Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông” để dành thời gian chú ý đến các chính sách của Bắc Kinh tại “Lưỡng hội”, nhằm xem xét liệu các chính sách đó có tiếp tục làm suy yếu quyền tự trị của Hồng Kông hay không, và sau đó mới quyết định có cho phép Hồng Kông tiếp tục hưởng các ưu đãi như một khu thuế quan độc lập.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo cảnh báo chính quyền Trung Quốc rằng, ông sẽ trì hoãn việc gửi báo cáo thường niên cho Quốc hội Hoa Kỳ về “Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông” để xem xét các chính sách của Bắc Kinh tại “Lưỡng hội” (Ảnh: DW)

Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua “Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông” được ký bởi Tổng thống Trump vào ngày 28/11/2019. Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông có ba điểm chính:

Đầu tiên, dự luật yêu cầu các cơ quan hành chính Hoa Kỳ thường xuyên xem xét “Đạo luật chính sách Hoa Kỳ-Hồng Kông”. Một khi có những hành vi vi phạm nhân quyền, tự do và tự trị tại Hồng Kông, thì sẽ hủy bỏ ưu đãi đối với Hồng Kông, không coi đó là một khu thuế quan độc lập đặc biệt khác biệt với Trung Quốc Đại lục.

Thứ hai, dự luật yêu cầu Hoa Kỳ xử phạt các quan chức Hồng Kông hoặc các chủ thể làm tổn hại đến quyền tự chủ và nhân quyền cơ bản của Hồng Kông, bao gồm từ chối cấp thị thực, đóng băng tài sản và truy cứu trách nhiệm.

Thứ ba, dự luật yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ không được từ chối cấp thị thực Hoa Kỳ cho người biểu tình Hồng Kông bị kết án chỉ vì lý do chính trị.

Gia Hưng (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Quỷ dưới địa ngục ăn gì?

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Thiên Long Bát Bộ - 8 nhân vật đối ứng 8 bộ Thần hộ Pháp

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn nhà tiên tri biết trước cái chết tổng thống Mỹ Kennedy

  • Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

    Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Quỷ dưới địa ngục ăn gì?

    Quỷ dưới địa ngục ăn gì?

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Thiên Long Bát Bộ - 8 nhân vật đối ứng 8 bộ Thần hộ Pháp

    Thiên Long Bát Bộ - 8 nhân vật đối ứng 8 bộ Thần hộ Pháp

  • Bí ẩn nhà tiên tri biết trước cái chết tổng thống Mỹ Kennedy

    Bí ẩn nhà tiên tri biết trước cái chết tổng thống Mỹ Kennedy

x