Trung tâm Thông tin Pháp Luân Công: Bài báo của New York Times gây hiểu lầm nghiêm trọng

30/10/20, 10:14 Pháp Luân Công

“Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp” đã đưa ra một bài báo để đáp lại sự công kích của tờ “New York Times” đối với “Epoch Times” tiếng Anh vào ngày 25/10. Trung tâm này tuyên bố rằng, khi “New York Times” công kích phương tiện truyền thông của đối phương, nó đã đưa tin sai sự thật và gây hiểu lầm về Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp), điều này đã tạo thành sai lầm lớn, khiến người ta cảm thấy thật thương tâm.

Trung tâm Thông tin Pháp Luân Công: Bài báo của New York Times gây hiểu lầm nghiêm trọng (ảnh 1)
Tòa nhà trụ sở của New York Times. (Ảnh qua SOH)

“Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp” tuyên bố rằng, báo cáo của “New York Times” đã bưng bít sự thật, rõ ràng bỏ sót sự thật rằng các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đại lục đã bị ĐCSTQ bức hại tàn khốc kéo dài trong hơn hai thập kỷ, thông qua việc bắt cóc, cầm tù, cực hình, bị hành hạ đến chết một cách phi pháp, bị mổ cướp nội tạng sống cùng với những loại bức hại tàn khốc khác; Khi đối mặt với sự tàn bạo của ĐCSTQ, “New York Times” gần như hoàn toàn im lặng, điều này khiến người ta hoài nghi về đạo đức nghề nghiệp truyền thông của nó.

Trung tâm Thông tin Đại Pháp cũng tuyên bố rằng: Pháp Luân Công không cấm “kết hôn dị tộc” và không có lập trường chính trị đặc định. Các học viên Pháp Luân Công là những người tu luyện ôn hòa. Tuy nhiên, “New York Times” đã đưa ra những thông tin không chính xác dẫn đến hiểu lầm cho người đọc.

“Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp” kêu gọi “New York Times” loại bỏ các chính sách cản trở tính khách quan và công bằng khi đánh giá về Pháp Luân Công, đồng thời đưa tin về Pháp Luân Công một cách chính xác.

Dưới đây là bài tuyên bố của “Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp” (đã có rút gọn):

“New York Times” đã đăng một bài báo trên trang nhất vào ngày Chủ nhật (25/10), với tựa đề “Làm thế nào mà một tờ báo khó hiểu…”. Bài báo đã mô tả sai về Pháp Luân Công, nó thể hiện sự thiếu hiểu biết đáng kinh ngạc về mức độ và quy mô của cuộc bức hại nhân quyền mà các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đại lục đang phải chịu đựng.

Hàng triệu học viên Pháp Luân Công vô tội ở Trung Quốc không được tiếp xúc với các phương tiện truyền thông và tình hình chính trị Hoa Kỳ. Khi họ tiếp tục đối mặt với bắt cóc, tra tấn và giết hại phi pháp của ĐCSTQ thì những vấn đề xuất hiện trong bài báo của “New York Times” đã gây ra một sự hiểu lầm lớn, thậm chí còn có thể mang theo dụng ý xấu.

“Thấy rằng ‘New York Times’ đang vu khống Pháp Luân Công khi nó tấn công các phương tiện truyền thông đối thủ, chúng tôi cảm thấy thật thương tâm”. Levi Browde, giám đốc điều hành của “Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp” cho biết.

“Bài báo này đưa tin sai lệch về môn công pháp tu luyện Phật gia (Pháp Luân Công), hơn nữa rõ ràng là nó đã bỏ sót cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Điều này cho thấy phương tiện truyền thông từng là trụ cột của ngành báo chí Hoa Kỳ này đã rơi vào tình trạng khó lý giải và đáng lo ngại vì (đạo đức) tuột dốc”.

Levi Browde nói, “Báo cáo có vấn đề này khiến người ta cảm thấy thật đáng tiếc, nhưng (với New York Times) lại không phải là điều bất thường. Mặc dù New York Times đã đưa tin về các cuộc đàn áp tôn giáo khác ở Trung Quốc và những nơi khác, nhưng trong 20 năm qua, New York Times gần như hoàn toàn im lặng về cuộc đàn áp nhân quyền khủng khiếp mà các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đang phải chịu đựng”.

Sự im lặng đáng ngờ khi đối mặt với sự tàn bạo

Bài báo của “New York Times” đã làm giảm mức độ và quy mô của cuộc bức hại mà các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đang phải đối mặt. Bài báo viết: “Nhóm này … đã cáo buộc (ĐCSTQ) tra tấn tàn khốc các học viên Pháp Luân Công, thu hoạch nội tạng từ các tù nhân bị hành quyết.” Một tài liệu tham khảo kèm theo của nó nói rằng hàng nghìn hàng vạn học viên Pháp Luân Công đã bị đưa đến các trại lao động trong “những năm đầu”. Ngụ ý rằng Trung Quốc hiện tại có rất ít học viên Pháp Luân Công đang phải đối mặt với cuộc bức hại sinh tử.

Tuyên bố này khác quá xa so với sự thật. “Freedom House” (tổ chức phi chính phủ quốc tế) ước tính rằng, hiện nay có từ 7 đến 20 triệu học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc vẫn tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công. Chỉ riêng trong năm nay, “Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp” đã ghi nhận và báo cáo hàng nghìn trường hợp các học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc, kết án nghiêm trọng, tra tấn tàn bạo và bức hại đến chết. Hơn nữa Trang web của chính quyền Trung Quốc còn ám chỉ rằng ở các thành phố và làng mạc trên khắp đất nước, triển khai một đợt “thanh trừ” mới (đối với học viên Pháp Luân Công).

Điều quan trọng là, không chỉ phía Pháp Luân Công ghi chép lại cuộc bức hại bạo lực cực đoan của ĐCSTQ lên những người tu luyện ôn hòa. Mà trong 20 năm qua, trong các báo cáo sự thật hàng năm của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Tự do và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng ghi nhận theo định kỳ việc hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị chính quyền ĐCSTQ sách nhiễu, tạm giam, cầm tù, tra tấn hoặc hành hạ đến chết.

Dưới đây chỉ là một số ví dụ:

1. Manfred Nowak, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên hợp quốc về vấn đề tra tấn vào năm 2007 đã báo cáo rằng: “Trong số những người đang bị chính quyền (ĐCSTQ) giam giữ và phải chịu tra tấn, có 66% là các học viên Pháp Luân Công.”

2. Năm 2016, Hạ viện Hoa Kỳ nhất trí thông qua Nghị quyết 343, “Các báo cáo sát sao và đáng tin cậy” chỉ ra rằng, “một số lượng lớn” các học viên Pháp Luân Công đã bị “mổ cướp nội tạng có hệ thống dưới sự cho phép của nhà nước”. Nghị quyết đề cập rằng, “tù nhân lương tâm Pháp Luân Công chiếm đa số trong rất nhiều trại tạm giam và trại lao động. Nghe nói rằng họ bị kết án tù lâu nhất và chịu ngược đãi tàn khốc nhất.”

3. Trong một báo cáo do “Freedom House” phát hành vào năm 2017, có một chương mô tả chi tiết về Pháp Luân Công, báo cáo chỉ ra rằng, mặc dù ĐCSTQ đã đàn áp Pháp Luân Công theo hình thức “nhổ cỏ tận gốc” trong 17 năm, nhưng hàng triệu người vẫn tiếp tục tập Pháp Luân Công.

Báo cáo chỉ ra rằng, “Các học viên Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc bị giám sát khắp nơi, bị bắt bớ, giam giữ và tra tấn tùy tiện. Họ có khả năng là đã bị tra tấn đến chết một cách phi pháp”. Báo cáo này xác minh độc lập 933 trường hợp học viên Pháp Luân Công đã bị kết án, trong đó bản án dài nhất lên đến 12 năm. Báo cáo nói rằng, đây chỉ là một bộ phận các trường hợp bị bắt giữ, từ thông tin thu thập được cho thấy, hàng nghìn người khác đã bị giam giữ trong nhiều nhà tù và trung tâm giam giữ ngoài vòng pháp luật.

4. Báo cáo năm 2017-2018 của Tổ chức Ân xá Quốc tế nêu rõ: “Những người tu luyện Pháp Luân Công vẫn tiếp tục bị bức hại, giam giữ tùy tiện, xét xử bất công, tra tấn tàn bạo cùng các hành vi ngược đãi khác”. Năm 2013, một tổ chức nhân quyền đã đưa ra một báo cáo chi tiết, trong đó ghi chép tường tận rằng, các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ đã bị tra tấn trong các trại lao động, và khi hệ thống trại lao động bị xóa bỏ, một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công mà từ chối chuyển hóa hoặc phỉ báng tín ngưỡng của họ đã bị chuyển đến các nhà tù và các cơ sở giam giữ trái pháp luật thuộc quyền tư pháp.

5. Liên quan đến vấn đề thu hoạch nội tạng. Các tổ chức nhân quyền, các nhà ra quyết sách và giới học thuật hiện đã chấp nhận rộng rãi thực tế rằng, các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã bị (ĐCSTQ) bức hại đến chết vì để thu hoạch nội tạng.

Vào năm 2019, Ngài Geoffrey Nice QC, Cố vấn của Nữ hoàng Anh, người dẫn đầu vụ truy tố cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic tại Tòa án Hình sự Quốc tế, đã triệu tập một Tòa án nhân dân độc lập gồm các chuyên gia y tế, pháp lý và chuyên gia Trung Quốc ở London và đưa kết luận rằng, các học viên Pháp Luân Công đã bị mổ cướp nội tạng “trên quy mô lớn”, hơn nữa hành vi tà ác này vẫn đang tiếp tục. Truyền thông BBC, Forbes, The Guardian, Newsweek, The Telegraph, The Wall Street Journal và NBC đều đã đưa tin về việc này.

Tuy nhiên, tờ New York Times đã không đưa tin về việc này (cưỡng bức mổ cướp nội tạng).

Tất cả những điều này đưa tới một vấn đề: Tại sao New York Times lại mô tả tất cả các bằng chứng là “nhóm này … cáo buộc” trong các hồ sơ và báo cáo rộng rãi của các tổ chức nhân quyền, chính phủ dân chủ phương Tây, Liên hợp quốc, và nhiều cơ quan truyền thông khác? Có phải vì “New York Times” muốn che giấu cuộc đàn áp Pháp Luân Công không? Nếu là như vậy, thì lý do của nó là gì?

Bằng chứng do Didi Kirsten Tatlow, cựu phóng viên của “New York Times” tại Bắc Kinh cung cấp cho Tòa án Nhân dân Độc lập của Anh cho thấy, việc cưỡng bức mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm không chỉ đang xảy ra ở Trung Quốc, mà nó còn là một bí mật công khai giữa các bác sĩ phẫu thuật cấy ghép nội tạng. Nhưng điều đáng chú ý là New York Times đã tích cực khuyến khích cô (Didi Kirsten Tatlow) không báo cáo về sự thật này.

Lời dối trá rõ ràng

Bài báo của “New York times” còn trình bày sai lệch rõ ràng về các giáo lý và tín ngưỡng của Pháp Luân Công.

Ví dụ, bài báo cho rằng, Pháp Luân Công là “cấm kết hôn với chủng tộc khác”. Tuy nhiên, ngay cả với các cuộc khảo sát ngẫu nhiên về các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới, bao gồm cả tiểu bang New York cho thấy, tình huống hôn nhân dị tộc và con lai có rất nhiều. Trên thực tế, bản thân người điều hành của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp và một số tình nguyện viên khác cũng là những người kết hôn với người không cùng chủng tộc. Nhiều người trong số họ đã có con. Tất cả họ đều tu luyện Pháp Luân Công.

Vậy thì lời bịa đặt này bắt nguồn từ đâu? Trong những năm gần đây, Đại sứ quán ĐCSTQ đã sử dụng phương thức này trong các tuyên truyền tiếng Anh để ‘yêu quái hóa’ Pháp Luân Công, bởi vì họ biết rằng điều này sẽ gây ra tranh cãi trong xã hội phương Tây.

Ngụ ý hành vi tàn bạo hoặc thậm chí tệ hơn

Bài báo của New York Times cũng có một số nhận định khéo léo nhưng lại dễ gây hiểu nhầm.

Khi mô tả nguồn gốc của nguồn tin, tác giả viết rằng, những người này ẩn danh vì họ “sợ bị trả thù … (từ phía) Pháp Luân Công”. Liên quan đến nỗi sợ hãi này, bài báo không cung cấp bằng chứng hoặc nguồn tin xác thực, nhưng ý nghĩa bạo lực của nó so với sự ôn hòa của môn tu luyện Pháp Luân Công, cùng với lời nói và việc làm của các học viên Pháp Luân Công là hoàn toàn trái ngược nhau.

Ngoài ra, rất nhiều người nổi tiếng hiểu rõ về Pháp Luân Công có thể chứng minh rằng những cáo buộc trên là không có căn cứ.

David Kilgour, Cựu Quốc vụ khanh Canada khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói rằng, các học viên Pháp Luân Công là “những người tốt, ôn hòa và thiện lương, không phải là người xấu”.

Arthur Waldron, Giáo sư Quan hệ Quốc tế, Khoa Lịch sử, Đại học Pennsylvania, khi đề cập đến các học viên Pháp Luân Công đã từng nói: “Dù lấy tiêu chuẩn nào để đo lường đi nữa thì họ đều là những người xuất chúng: thông minh, dũng cảm, có sự giáo dục tốt, chăm chỉ làm việc và có đạo đức”.

Trên thực tế, hàng triệu người trên khắp Trung Quốc đã bị đàn áp một cách tàn bạo và đáng sợ, nhưng không có trường hợp nào cho thấy các học viên Pháp Luân Công trả thù những kẻ bức hại. Ngược lại, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp gần đây đã báo cáo một trường hợp: Một học viên Pháp Luân Công đã đề nghị giúp đỡ em gái bị bạo lực gia đình. Tuy nhiên thay vì bắt giữ kẻ bạo hành, cảnh sát ĐCSTQ lại bắt người ra tay giúp đỡ, chỉ vì tín ngưỡng của anh ta. Sau đó kết án 7 năm tù.

Tuy nhiên, bài báo của “New York Times” cùng một nội dung nhưng lại không bao gồm chi tiết này, mà khiến độc giả (hiểu nhầm) cho là học viên Pháp Luân Công có xu hướng “trả đũa” – khái niệm này là vô cùng sai lầm.

Thiên kiến chính trị

New York Times cố gắng gán cho Pháp Luân Công một hình ảnh chính trị, nhưng ý đồ này thật là vô nghĩa.

Đoàn thể học viên Pháp Luân Công và người sáng lập Pháp Luân Công, Đại sư Lý Hồng Chí, không có bất kỳ mối liên hệ chính trị nào với Hoa Kỳ hay những nơi khác. Trên thực tế, ông Lý Hồng Chí đã nhiều lần nói với các học viên Pháp Luân Công không được tham gia vào chính trị. Tất nhiên, các học viên Pháp Luân Công có niềm tin của riêng họ (đối với xã hội), và những niềm tin này bao gồm tất cả các lĩnh vực chính trị từ phái vô cùng tự do đến phái vô cùng bảo thủ và đan xen tất cả các lĩnh vực chính trị ở hai bên.

Tuy nhiên, bản thân nhóm Pháp Luân Công lại không tham gia chính trị, cũng không ủng hộ bất kỳ nhân vật chính trị cụ thể nào.

Hơn nữa, nếu bạn nhìn vào sự ủng hộ mà các học viên Pháp Luân Công đã nhận được, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, bạn có thể thấy rõ rằng Pháp Luân Công là một đoàn thể phi đảng phái.

Năm nghị quyết của Quốc hội Hoa Kỳ lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công và lên án cuộc đàn áp của ĐCSTQ đều là lưỡng đảng ( Đảng Cộng hòa và Đảng dân chủ Hoa Kỳ) cùng hợp lại đề xuất.

Nghị quyết Hạ viện số 343 được ký bởi 83 đảng viên Dân chủ và 102 đảng viên Cộng hòa; Nghị quyết Hạ viện 605 được ký bởi 40 đảng viên Dân chủ và 41 đảng viên Cộng hòa; và Nghị quyết Hạ viện số 188 được ký bởi 62 đảng viên Dân chủ và 37 đảng viên Cộng hòa.

Vào tháng 7 năm nay, 18 nhà lập pháp Đảng Cộng hòa và 16 nhà lập pháp đảng dân chủ đã cùng phát động một sáng kiến lưỡng đảng để lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công và lên án “sự đàn áp tàn khốc đối với các học viên Pháp Luân Công” của ĐCSTQ.

Giám đốc điều hành Browde của “Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp” cho biết, “Chúng tôi không hiểu hoạt động nội bộ của ‘Epoch Times’ nên không thể bình luận về các quan điểm có liên quan trong bài báo được đăng bởi ‘New York Times’. Tuy nhiên, với những thông tin tuyên truyền sai lệch về Pháp Luân Công, (Chúng tôi) có lý do để đặt câu hỏi về tính khách quan và đầy đủ của toàn bộ bài báo”.

“Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp” kêu gọi “New York Times” hủy bỏ các chính sách, các yếu tố ảnh hưởng hoặc thành kiến gây cản trở cho việc đưa tin khách quan và công bằng về Pháp Luân Công, đồng thời đưa tin chính xác toàn bộ sự việc.

Minh Huy

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x