Tình bạn giữa Donald Trump và Tập Cận Bình liệu có thực sự tồn tại?
Vào thời Tam Quốc, đã có lúc Tào Tháo uống rượu cùng với Lưu Bị luận anh hùng, mặc dù cả hai không cùng chí hướng mà thậm chí còn trở thành đối thủ của nhau. Đến thời đại ngày nay, cặp đôi Trump – Tập cũng đang đứng ở hai chiến tuyến đối nghịch nhưng vẫn thường thể hiện ra sự tôn trọng lẫn nhau, liệu tình bạn giữa Trump và Tập Cận Bình có thực sự tồn tại?
Đã nhiều lần Trump gọi Tập Cận Bình là “bạn của tôi”, ngay cả trong cuộc chiến thương mại kéo dài một năm rưỡi, chỉ với một ngoại lệ, đó là vào ngày 23/8/2019, sau khi Bắc Kinh bất ngờ tuyên bố sẽ áp thuế 5 -10% đối với 75 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, Trump dường như bị khiêu khích. Ông đã tweet nhiều tin nhắn liên tiếp, không chỉ tuyên bố sẽ tăng thuế đáng kể lên hàng hóa Trung Quốc, cũng như yêu cầu các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc, và khi đề cập đến Tập Cận Bình, ông coi ông Tập như một “kẻ thù”, đó là lần đầu tiên và là duy nhất cho đến nay.
Sau khi Trung Quốc dịu lại, Trump tiếp tục gọi ông Tập là bạn tốt. Vào ngày 15/1/2020, Trump đã có tâm trạng tốt tại lễ ký kết giai đoạn đầu tiên của hiệp định thương mại Mỹ-Trung được tổ chức tại Nhà Trắng. Ông mô tả Tập Cận Bình là người bạn rất, rất tốt của mình, (“Một người bạn rất, rất tốt của tôi”) và nói rằng ông sẽ đến thăm Trung Quốc trong tương lai gần.
Tập Cận Bình cũng gọi Trump là bạn, nhưng chỉ một lần. Điều này xảy ra khi Tập Cận Bình tham dự một diễn đàn kinh tế ở Nga vào tháng 6 năm ngoái. “Thật khó mà tưởng tượng một sự cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Mỹ từ phía Trung Quốc hoặc ngược lại, quan hệ với Trung Quốc từ phía Mỹ. Chúng tôi không mong muốn điều này và các đối tác Mỹ của chúng tôi không mong muốn điều này. Tổng thống Trump là bạn của tôi và tôi tin rằng ông ấy cũng không mong điều này sẽ xảy ra”, ông Tập phát biểu.
Trump là một nhân vật có chút ngụy trang. Ông đã đề cập trong các cuốn sách của mình và được phỏng vấn nhiều lần trước đây. Ông tin vào phán đoán trực giác của mình. Trump gọi ông Tập là bạn, ngoài ngoại giao, còn có nhiều phán đoán trực quan.
Sự ưu ái của Trump dành cho Tập Cận Bình có lẽ bắt đầu từ khi ông lần đầu tiên tiếp đón Tập Cận Bình vào tháng 4/2017, tại Sea Lake Estate, Florida. Vào ngày 6/4, trong khi Trump và Tập đang thưởng thức món tráng miệng sô-cô-la sau bữa tối, Hoa Kỳ đã bắn 59 tên lửa dẫn đường chính xác vào các mục tiêu ở Syria vì chế độ Assad Syria đã sử dụng khí độc giết hại người dân.
Sau vụ tấn công, Trump đã thông báo cho ông Tập về tình huống này. Trong một cuộc phỏng vấn sau đó với Trump, Tập Cận Bình ban đầu im lặng trong 10 giây, sau đó yêu cầu người phiên dịch nói lại. Trump đã kể lại với phóng viên rằng: “Và ông ấy nói với tôi ‘tốt thôi, nếu có ai đó tàn bạo và dùng khí độc với trẻ em’. Ông ấy đồng tình với quyết định đó”. Câu trả lời của Tập Cận Bình có thể đã làm cho Trump phải ngạc nhiên.
Mặc dù Trump luôn gọi Tập Cận Bình là bạn, nhưng quan hệ Mỹ-Trung đã ngày càng căng thẳng hơn. Ngày nay, Hoa Kỳ đã coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược lớn nhất của mình. Các thành viên quan trọng của chính quyền Trump, như Phó Tổng thống Pence và Ngoại trưởng Pompeo, đã ngày càng cứng rắn hơn khi nói về Bắc Kinh.
Bắc Kinh không chỉ chế tạo tàu sân bay hiện đại thứ hai mà còn có số lượng tàu chiến lớn. Năm 2019, tổng trọng tải tàu chiến của Trung Quốc đã vượt quá 200.000 tấn, vượt qua mức 150.000 tấn của Mỹ, trở thành quốc gia có lượng tàu chiến nhiều nhất thế giới. Chính quyền Trump cũng đã thay đổi tập quán làm suy yếu quân đội trong thời Obama, tăng mạnh đầu tư quân sự, Hoa Kỳ cũng ngày càng xem trọng mối đe dọa từ Bắc Kinh.
Trong hoàn cảnh bình thường, nếu các nhà lãnh đạo của hai cường quốc trên thế giới có mối quan hệ cá nhân tốt và đánh giá cao lẫn nhau, đó sẽ là một điều tuyệt vời cho hòa bình thế giới.
Nhưng có một sự gián cách lớn trong tình bạn giữa Trump và Tập vào lúc này. Tập Cận Bình không chỉ là chủ tịch của Trung Quốc, chức danh đầu tiên của ông là Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trong lời thề khi gia nhập Đảng, các thành viên của ĐCSTQ thề rằng, cuộc sống của họ không phải là dành cho đất nước, không phải là cho quốc gia, không phải là hòa bình, mà là cho Đảng, vậy thì cũng không cần phải nói đến gia đình và bạn bè nữa.
Học thuyết Cộng sản cho rằng, con người hoàn toàn bị điều khiển bởi những ham muốn vật chất, mọi người buộc phải chiến đấu vì vật chất. Đám đông không thể sống hòa thuận, đấu tranh chính là chủ đề của xã hội loài người. Mục tiêu cuối cùng của Đảng Cộng sản là thống trị thế giới thông qua đấu tranh. Từ “win-win” (đôi bên cùng có lợi) chưa bao giờ có trong từ điển Cộng sản.
Các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản không có đức tin, nên họ xem thường các cam kết và tình cảm bạn bè. Một số người trong số họ chỉ có phản bội và đấu tranh. Mặc dù Trump gọi Tập Cận Bình là bạn, nhưng có một thứ xen vào giữa và ngăn trở tình bạn của họ, đó là ĐCSTQ. Đây chính là bức tường lớn ngăn cách mối quan hệ này.
ĐCSTQ đã xác định Hoa Kỳ là một đất nước theo đuổi các giá trị tự do và nhân quyền, là kẻ thù lớn nhất. Trên thực tế, kể từ thời thế chiến thứ hai đến nay, thế giới phân cực theo 2 hệ thống lớn, một là hệ thống Cộng sản với chủ nghĩa xã hội, hệ thống còn lại chính là hệ thống tư bản với chủ nghĩa tự do và nhân quyền. Mỹ đại diện chính cho hệ thống tư bản và Trung Quốc là anh cả đại diện cho khối Cộng sản còn sót lại sau sự sụp đổ của Cộng sản Liên Xô và Cộng sản Đông Âu.
Tập Cận Bình nói với Trump rằng ông đồng ý với cuộc tấn công của Trump vào Syria vì không được phép sử dụng khí độc đối với trẻ em. Nhưng ở Trung Quốc thì sao? Cuộc đàn áp các luật sư nhân quyền và các nhóm tín ngưỡng vẫn đang diễn ra, tội ác mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công vẫn chưa chấm dứt.
Sự tương phản này đã minh họa rõ ràng cho mâu thuẫn giữa nhân tính và tinh thần Đảng của Tập Cận Bình. Tất nhiên các tội ác kia không phải tất cả là do ông Tập phát động, rất nhiều trong số đó là từ người tiền nhiệm để lại, điển hình nhất là cuộc phát động đàn áp Pháp Luân Công đã có từ thời ông Giang Trạch Dân, ông ta đã mượn lực lượng của ĐCSTQ để đàn áp Pháp Luân Công cho đến tận ngày nay.
Cho đến hiện tại, ông Tập đang là người đứng đầu của ĐCSTQ, ông ta không thể không có trách nhiệm về vấn đề này, mặc dù ông không phải là người chủ mưu của cuộc đàn áp, nhưng ông cũng không phải là không biết về vấn đề này.
Về quan hệ cá nhân, có thể Trump và Tập đều có thiện cảm với nhau. Tuy nhiên, hiện tại thì 2 vị này lại là lãnh đạo của 2 quốc gia có thể chế chính trị hoàn toàn đối lập. ĐCSTQ chính là bức tường ngăn cách mối quan hệ Trump – Tập, nhưng đi sâu hơn, nó còn cản trở rất nhiều quyết sách lớn mà Tập và Trump muốn thực hiện. Điều này có thể thấy rõ nhất trong cuộc chiến thương mại, thỏa thuận đáng lẽ phải ký từ hồi tháng 5 năm ngoái chứ không phải kéo dài cho đến tháng 1 năm nay.
Ông Tập gặp trở ngại không nhỏ từ các phe bảo thủ trong Đảng kèm theo các ý thức hệ của Đảng Cộng sản. Trump cũng hiểu rằng, chừng nào bức tường ngăn cách này còn tồn tại, người bạn Tập Cận Bình của ông sẽ không phải là một người bạn thực sự, mà chỉ là nửa vời, và thậm chí sẽ công kích ông bất cứ lúc nào.
Cũng có thể nhiều người cho rằng, Trump gọi Tập là bạn chỉ với mục đích ngoại giao đơn thuần, chỉ là kiểu nói chuyện xã giao lấy lòng nhau. Tuy nhiên, cũng có thể mang nhiều hàm nghĩa trong đó, bởi vì những người làm chính trị, với tài trí của mình, những phát ngôn, những dòng chữ của họ đều được cân nhắc kỹ lưỡng, đều có đội ngũ cố vấn tư vấn kỹ càng, vì mọi lời nói hay hành động của họ đôi khi liên quan đến cả vận mệnh quốc gia.
Biết đâu Tập Cận Bình cũng khâm phục tài trí và tấm lòng của Trump, nhưng bên ngoài vẫn tỏ ra thận trọng, lạnh lùng, bởi vì bức tường ngăn cách của ĐCSTQ còn quá lớn, phe đối lập trong Đảng theo dõi theo từng đường đi nước bước của ông Tập để tìm sơ hở nhằm hạ bệ ông. Ông phải hết sức thận trọng, hiện chỉ có thể tương kế tựu kế, dựa vào quyền lực mà Đảng ban cho để một ngày thao túng chính sự, đập bỏ bức tường ngăn cách này.
Những gì Trump đã làm kể từ khi nhậm chức, ở một khía cạnh nào đó đã góp phần thúc đẩy sự tan rã của ĐCSTQ. Việc ký kết và thực thi giai đoạn đầu tiên của hiệp định thương mại Mỹ – Trung sẽ thêm các biến số vào thay đổi của Trung Quốc.
Áp lực mạnh mẽ của Trump, đang thúc đẩy sự thay đổi của Trung Quốc, từ thay đổi về lượng sang thay đổi về chất. Chỉ bằng cách thoát khỏi những ràng buộc về ý thức hệ của chủ nghĩa Cộng sản và tìm kiếm con đường riêng của Tập Cận Bình, ông ta mới có thể thực sự nhận ra giá trị của người bạn Trump.
Tác giả: Hải Triều
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của BBT TinhHoa.Net)