Thi ân đắc phúc báo: Nàng dâu nhân từ gieo Thiện duyên gặt Thiện quả

11/03/21, 11:38 Cổ Học Tinh Hoa

Người Á Đông thời xưa xem “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín” là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá đạo đức tu dưỡng của con người, cũng là ngũ đức để điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Trong ngũ đức thì đức “Nhân” (lòng nhân từ, nhân ái) được xếp ở vị trí đứng đầu, đủ thấy tầm quan trọng vô cùng của nó.

nàng dâu
Nàng dâu giàu có nhân từ nhờ gieo thiện duyên mà đắc được thiện quả. (Ảnh qua Baomoi)

Bàn về chữ “Nhân”, trong “Thuyết văn giải tự” có ghi rằng: “Thiên địa chi sinh, tối quý giả dã”, ý nói lòng nhân từ là điều quý giá nhất, là giá trị cốt lõi bên trong con người. “Nhân” chính là cảnh giới cao thượng của con người trên đời, là đạo lý làm người mà bất kỳ ai cũng phải tu dưỡng.

Khi một học trò hỏi Khổng Tử về chữ “Nhân”, Khổng Tử cho rằng: “Những cái gì mà mình không muốn thì đừng đem thi hành cho người khác – đó là đức hạnh của người nhân.” (Luận ngữ). 

Khổng Tử còn nói thêm: “Nhân giả nhị nhân dã”, ý rằng chữ “Nhân” (仁) ấy do chữ “con người” (人) và “số hai” (二) ghép thành, hàm ý là làm người thì nên chung sống hoà thuận với nhau.

Lòng nhân từ chính là phúc khí lớn nhất trong cuộc sống, phẩm đức là tài sản quý giá nhất của mỗi người. Dưới đây là một câu chuyện dân gian được lưu truyền lại trong lịch sử về mối nhân duyên giữa hai nàng dâu cùng xuất giá nhưng lại có số phận khác nhau. Nhờ tấm lòng lương thiện, giúp đỡ người trong lúc khó khăn, mà nàng dâu xuất thân giàu có đã tích được âm đức, gieo mối duyên thiện lành về sau. 

Mối duyên phận giữa hai nàng dâu

Câu chuyện diễn ra vào thời Hoàng đế Gia Tĩnh nhà Minh, ở thành phố biển Hoàng Nham phía nam, Trung Quốc. Vào một buổi chiều mùa Thu, ở cổng thành phía Tây, một lễ cưới được trang hoàng lộng lẫy, tổ chức linh đình để chào đón một nàng dâu có địa vị quyền quý. Khi đoàn rước dâu đi về hướng Bắc, trời bỗng đổ cơn mưa; may mắn thay, đoàn người đã kịp thời trú chân tại một gian hàng ven đường trên đồi. 

Bỗng từ xa một đoàn rước dâu khác đi tới cũng xin một chỗ dừng chân trú ẩn. Vì quán nhỏ chỉ đủ chỗ cho hai nàng dâu ngồi nên những người trong đoàn rước dâu phải đi tìm nơi khác trú ẩn. Vào lúc đó, hai nàng dâu trẻ chuẩn bị về nhà chồng ngồi cạnh nhau dưới gian hàng. 

Bỗng nàng dâu xuất thân quyền quý quay sang thấy nàng dâu kia đang khóc nức nở, nàng rất ngạc nhiên bèn hỏi: “Này tiểu muội, hôm nay chẳng phải ngày vui của tỷ muội chúng ta hay sao, tại sao muội lại khóc?”

Nàng dâu kia buồn bã trả lời: “Tỷ không thể hiểu được nỗi khổ của muội đâu. Vì cuộc hôn nhân này mà cha muội đã phải vay mượn một khoản tiền lớn. Phu quân sắp cưới của muội cũng rất nghèo khó. Muội không biết rồi cuộc đời của mình sẽ ra sao đây?”

Nghe những lời than thân trách phận của nàng dâu nghèo, nàng dâu giàu động lòng thương cảm. Nghĩ rồi nàng đưa một trong hai chiếc ví màu đỏ là của hồi môn của cha mẹ mình, tặng cho nàng dâu kia. Nàng dâu nghèo xúc động, cảm tạ ân tình. Khi trời tạnh mưa, họ nghẹn ngào từ giã nhau lên đường. 

Nàng dâu giàu có, tên là Vương Lan Chân, là con một trong gia đình. Còn phu quân của nàng, Trịnh Mộc Đích, cũng là một thư sinh có tài. Cả hai đều xuất thân trong gia đình quyền quý. Do đó, họ có cuộc sống khá sung túc.

nàng dâu nghèo và nàng dâu giàu
Nàng dâu nhà giàu chia một chiếc ví của hồi môn cho nàng dâu nghèo. (Ảnh qua baolaodong)

Nhưng niềm vui chẳng được bao lâu. Chỉ hai tháng sau lễ thành hôn, những tên cướp biển từ Nhật Bản đã tràn vào quê hương Hoàng Nham của Lan Chân. Toàn bộ gia đình nàng đều bị tàn sát trong vụ cướp ấy. 

Dân làng lo sợ bọn cướp sẽ còn quay lại, nên đã chọn phu quân Trịnh Mộc Đích của Lan Chân làm tướng soái, chỉ huy 300 binh lính xung phong ra trận. Mộc Đích đã nguyện ý bán đi tài sản của gia đình mình để chuẩn bị cho trận chiến sắp tới. Những phú ông giàu có trong vùng hứa sẽ hoàn tiền cho gia đình khi anh đánh thắng trận trở về.

Viên tướng Mộc Đích anh dũng đã lãnh đạo đoàn quân giành chiến thắng trong trận chiến, tiêu diệt diệt hàng trăm tên cướp biển tại vùng Niutou Gorge. Khu vực này ngày nay đổi tên thành Pirate Grave Pond.

Nhưng, khi Mộc Đích trở về quê nhà với nương tử, thì hoàn cảnh gia đình trở nên rất túng thiếu. Chàng không ngờ những lời hứa bồi thường tiền cho gia đình hoàn toàn bị lãng quên. Không chỉ vậy, chàng còn bị những kẻ bội tín vu oan giá họa cho tội danh muốn thâu tóm quyền lực khi đánh thắng trận. Cuối cùng, hai vợ chồng bị tước quyền, gia đình bị truy bắt. Mỗi người mỗi ngã phải tháo chạy trong đêm. 

Thi ân đắc phúc báo

Lan Chân dẫn con gái mình đi lang thang về phương nam. Cuối cùng, hai mẹ con cũng tìm được một nơi tá túc. Tại đây Lan Chân làm người hầu cho một gia đình giàu có. Chủ của cô, Hứa Kinh Sinh, kinh doanh một cửa hàng rượu cùng với vợ của ông là Cố Kim Hoa. 

Thấm thoát, ba năm đã trôi qua. Một ngày nọ, Lan Chân quyết định trở về quê nhà tìm kiếm người chồng đã thất lạc nhiều năm của mình, nhưng vẫn biệt vô âm tín. Nàng đành buồn bã từ biệt quê hương quay lại nơi làm việc. Trước khi đi, nàng trở lại căn nhà xưa, gom góp một số đồ đạc cũ đã được những người bạn hữu cất giữ cẩn thận, trong số đó có một chiếc ví màu đỏ là của hồi môn mà cha mẹ tặng nàng trong ngày cưới.

Trở lại nhà chủ Kinh Sinh, Lan Chân mở gói hành lý ra xem. Vừa nhìn thấy chiếc ví màu đỏ năm nào, bỗng nhớ lại những hồi ức hạnh phúc trong ngày lễ thành hôn của mình, nàng bật khóc.

Nhưng nàng không thể ngờ rằng, câu chuyện về chiếc ví đỏ được nàng trao tặng ngày hôm đó cũng đã gieo một mối duyên phúc báo về sau.

Cổ nhân có câu “Thiện hữu thiện báo”; quả đúng như vậy. Cố Kim Hoa, chính là nàng dâu nghèo cùng với Lan Chân trú mưa bên gian hàng vào ngày rước dâu năm xưa. Kim Hoa vì gia cảnh nghèo khó đã được Lan Chân thương cảm tặng cho chiếc ví màu đỏ, bên trong chứa đầy bạc trắng. 

Chú rể của Kim Hoa sau đó đã dùng số bạc này để trả nợ cho gia đình họ và mở một quán rượu kinh doanh. Nhờ chăm chỉ làm ăn, kinh doanh phát đạt, kinh tế gia đình ngày một trở nên khấm khá hơn. Họ thật sự vô cùng biết ơn vị ân nhân của mình năm đó. Do đó, Kim Hoa đã cất giữ chiếc ví màu đỏ thật cẩn thận trong phòng thờ, với hy vọng một ngày nào đó, nó sẽ được trao lại tận tay cho chủ của mình. 

Thật bất ngờ, đúng lúc Lan Chân đang ôm chiếc ví rơi lệ thì Kim Hoa bước vào. Nhìn thấy Lan Chân ôm thứ giống với chiếc ví mình được trao tặng trước đây, nàng ngạc nhiên hỏi: “Tại sao tỷ lại cầm chiếc ví đó?”

“Nó là của tôi!”, Lan Chân trả lời. Kim Hoa vội vã đến phòng thờ xem lại chiếc ví. Chợt nhận ra quả giống với chiếc ví mà Lan Chân đang cầm.

Kim Hoa trong lòng vui mừng khôn xiết: “Ôi! Tỷ tỷ yêu quý của muội!”. Hai người sau đó đã ngồi lại hàn huyên tâm sự, kể lại câu chuyện hồi ức năm xưa.

Kim Hoa cùng chồng ngỏ ý muốn chia một nửa tài sản của họ cho Lan Chân, nhưng nàng đã lịch sự từ chối: “Thành quả ngày hôm nay mà hai vợ chồng muội có được cũng nhờ sự siêng năng chăm chỉ của mình. Lúc đó nếu tỷ giữ lại chiếc ví, chắc tỷ sẽ thật sự sẽ phí phạm số bạc đó.”

Hai vợ chồng Kim Hoa khi nghe Lan Chân nói đã rất cảm động. Ngưỡng mộ tấm lòng nhân từ và rộng lượng của Lan Chân nên họ đã chăm sóc nàng thật chu đáo. Hai gia đình cũng sắp xếp cho con cái nên duyên vợ chồng.

Vợ chồng đoàn tụ
Vợ chồng Lan Chân cuối cùng cũng được đoàn tụ bên nhau. (Ảnh qua kenh14)

Vận may của Lan Chân vẫn chưa kết thúc ở đó. Một thời gian sau, vợ chồng của Lan Chân cuối cùng cũng được đoàn tụ bên nhau. Hóa ra sau khi trốn thoát, phu quân nàng đã nhập ngũ; với năng lực của mình, hiện tại chàng đã được thăng lên cấp bậc cao.

Hai người trong niềm hạnh phúc, cùng nhau trở về quê nhà. Trên đường đi, họ tình cờ gặp lại gian hàng xưa kia. Lan Chân bồi hồi đã khắc một dòng chữ tại gian hàng để lưu giữ hồi ức xúc động câu chuyện trước khi về làm dâu của nàng và Kim Hoa. 

Câu chuyện này sau đó đã được lưu truyền lại khắp dân gian Trung Quốc. Năm 1940, nó đã được chuyển thể thành vở opera có tên “The Unicorn Purse”. 

Kỳ thực, trời có những ngày mưa gió, người có phúc có họa, nhưng trong đời người ngoài sinh tử ra thì không có bao nhiêu chuyện lớn cả. Nếu như có thể tĩnh tâm, giữ thái độ xử thế hòa nhã, luôn tích đức hành thiện, thì đứng trước vô vàn khó khăn trong cuộc sống, phúc chưa đến nhưng họa đã sớm rời xa. 

An Nhiên

Theo theepochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x