Thiện ác hữu báo: Một việc tưởng chừng vô hại nhưng lại ảnh hưởng phúc phận cả đời

05/03/21, 08:54 Cổ Học Tinh Hoa

Người xưa có câu: Tổ tiên tích đức con cháu hưởng phúc, nhưng có thể chỉ vì một sai lầm nhỏ lúc bốc đồng, mà làm ảnh hưởng đến con đường công danh sự nghiệp vô cùng tốt đẹp vốn đã an bài từ trước.

nhân sinh cảm ngộ
Chỉ vì một sai lầm nhỏ lúc bốc đồng, mà làm ảnh hưởng đến con đường công danh sự nghiệp. (Ảnh qua Tân sinh)

Uông Thủ Hòa (1764-1836), một quan chức nổi tiếng triều đại nhà Thanh, sinh ra ở huyện Nhạc Bình, Giang Tây. Năm Càn Long ông đậu cử nhân, từng nhận chức ở Tân Dụ (nay là thị trấn Tân Dư, Giang Tây). 

Năm Gia Khánh (1796), ông vào kinh thành tham gia khoa cử, đỗ đạt tiến sĩ, đảm nhiệm chức sử quan ở Hàn Lâm viện. Trong thời gian trị vì của Gia Khánh và Đạo Quang, ông liên tiếp làm các chức quan như: Giám khảo khoa cử, quan ghi chép thư tịch, Phụng thiên phủ thừa (chức quan quản lý thư tịch) kiêm Phụng thiên học chính (chức quan quản lý học hành thi cử), Chiết Giang học chính, nội các học sĩ kiêm Lễ Bộ thị lang, Lễ bộ Thượng thư, Công bộ Thượng thư….

Uông Thủ Hòa cả đời cẩn thận, hơn bốn mươi năm làm quan khiêm tốn, tỉ mỉ nghiên cứu học vấn, am hiểu thư pháp, xử sự tận tâm tận lực, công chính vô tư, rất có thanh danh. Cũng bởi vậy ông rất được hai đời quân vương Gia Khánh và Đạo Quang coi trọng. Uông Thủ Hòa qua đời vào năm Đạo Quang thứ 16 ở tuổi 73, Thái tử phong cho ông tước hiệu Thái Bảo, trong bản sắc phong có ghi: “Tính cách thuần lương, xứng đáng với chức vụ, tận lực tận trung cho nước nhà, cúc cung tận tụy”.

Sử sách có ghi, trên đường chở linh cữu của ông từ Bắc Kinh trở về Nhạc Bình, đi qua từng châu, từng huyện, đều có quan lại địa phương rơi nước mắt đến đưa tiễn, bọn họ phần lớn là học sinh của ông, người dân ở Nhạc Bình còn xây cho ông một phủ đường ở cửa Nam, bên trên khảm bốn chữ màu vàng “Bảng Nhãn cập đệ” (Thi đậu Bảng nhãn), con hẻm nơi nhà ông tọa lạc cũng được gọi là “Bảng Nhãn ngõ hẻm”, cho đến hôm nay vẫn giữ cái tên này.

Một vị quan có tiếng tăm như vậy, nhưng chỉ vì lúc nhỏ làm sai một việc mà công danh bị cắt giảm.

Khi còn nhỏ Uông Thủ Hòa rất thích chơi đùa, thường cùng với những đứa trẻ khác chơi chọi dế để tranh thắng bại. Ông có nuôi một con dế đen có hàm răng lớn, rất có sức chiến đấu, đấu trận nào cũng thắng, ông xem nó như báu vật.

Một đêm nọ, Thủ Hòa nhốt con dế báu vật này vào lồng nhưng bỏ quên ngoài sân, sáng dậy phát hiện nó đã bị gãy mất chân và chết. Ông căm hận vô cùng, khi phát hiện một đàn kiến ​​cõng chân dế trong khe đá, ông rất tức giận nên đi chợ mua một đống pháo về rồi đổ ra. Sau đó dùng thức ăn để dụ kiến ​​ra khỏi tổ và nhóm lửa đốt. Mấy nghìn con kiến đồng thời mất mạng, thoạt tiên Thủ Hòa còn vỗ tay hoan hô, nhưng sau đó có chút hối hận, cảm thấy mình đã làm quá rồi. Từ đó không còn nuôi dế nữa.

chơi chọi dế
Khi còn nhỏ Uông Thủ Hòa rất thích chơi đùa, thường cùng với những đứa trẻ khác chơi chọi dế để tranh thắng bại. (Ảnh qua Weibo)

Vào năm Gia Khánh thứ mười lăm (1810), Uông Thủ Hòa được phong làm Phụng thiên phủ thừa kiêm Phụng thiên học chính, ông và Thịnh Kinh tướng quân Tát Công là chỗ qua lại thân tình. Một ngày nọ, có một người đến phủ tướng quân bái kiến Tát Công, nói mình tạm thời đảm nhiệm chức quan dưới âm phủ, nhiều lần đến âm phủ phán án, hôm nay tới là muốn gặp Uông Thủ Hòa để kết thúc một bản án hơn bốn mươi năm trước, bởi vì vong hồn không ngừng tố tụng. 

Vong hồn nói: “Vì tổ tiên của Uông Thủ Hòa tích lũy phúc đức, nên bản thân ông ta tự nhiên được bảo hộ. Biết tướng quân và ông ta có giao hảo với nhau, ngày mai nhờ ngài đi Uông gia một chuyến, nói cho cho họ biết nếu như Uông Thủ Hòa đột nhiên sinh bệnh, thì đừng nên quấy rầy, cũng đừng tìm người chữa bệnh cho ông ấy, nhất định phải ghi nhớ, sau ba ngày liền sẽ khỏi hẳn.”

Tát Công thấy kỳ dị, ngày thứ hai liền đến Uông gia, biết được ông ta đột nhiên mắc bạo bệnh mà qua đời, người nhà đang luống cuống. Tát công liền đem lời của người hôm trước nói cho người nhà Uông gia, để họ lẳng lặng đợi ba ngày. Quả không sai, sau ba ngày Uông Thủ Hòa không thuốc mà khỏi, sau khi tỉnh lại ông kể quá trình mình đã trãi qua dưới âm phủ.

Trong nơi âm u, ông bị dẫn đến một công đường bên trong địa phủ, trên công đường một vị quan mặc trang phục cổ đại, mặt đen không râu, hai bên đứng không ít người hầu, vị quan này hỏi: Ngươi có biết rất nhiều người tố cáo ngươi, Uông Thủ Hòa nói không biết, vị quan liền lệnh quan sai mở ra một sổ ghi chép, phía trên ghi lại việc lúc còn nhỏ ông đã thiêu chết mấy nghìn con kiến. Thủ Hòa cúi đầu thừa nhận thật có việc này, nói rằng lúc ấy cũng rất hối hận.

Vị quan lại gọi đến mấy nghìn vong hồn sứt đầu mẻ trán, bọn họ hô to đền mạng. Vị quan nói: “Kiến cùng dế đều là côn trùng, các ngươi không nên ăn con dế mà hắn nuôi. Con nít vô tri, chỉ là vì trút giận, nhưng không biết nặng nhẹ, cho nên mới tạo thành vụ án rắc rối. Bây giờ hắn đã bị giáng cấp trong khoa bảng, giảm bổng lộc, khiến cho cuộc đời hắn như ngọc có vết xước, đây chính là trừng phạt.”

Nhưng những vong hồn này không đồng ý, cho rằng chúng chỉ làm mất đi tính mạng của một con dế mà phải bị chết mấy nghìn sinh mạng. Vị quan nổi giận nói, Uông Thủ Hòa đã chịu trừng phạt đủ để tiêu trừ tội lỗi rồi, còn lũ kiến vì ham muốn mỹ vị nhân gian, làm vấy bẩn phòng bếp thế gian, xâm hại mộ huyệt của người chết, tội không kể xiết. Khi ấy những vong hồn tố tụng này mới sợ hãi mà lui ra.

Sau đó vị quan nói với Uông Thủ Hòa: “Nay bản án đã chấm dứt, ngươi từ nay về sau nên làm nhiều việc thiện hơn, để chuộc lấy những sai lầm trước đó.” Uông Thủ Hòa đồng ý, sau thì tỉnh lại.

Ngày thứ hai sau khi tỉnh lại, Uông Thủ Hòa đến phủ tướng quân để cảm ơn, khi tới trước cửa tướng quân thì vừa vặn gặp người tự xưng làm quan âm phủ hôm trước, nhưng hai người không nói chuyện với nhau. Khi nhìn thấy Thủ Hòa, Tát Công liền an ủi: “Hôm qua ngài đã vất quả ở nơi công đường lạnh lẽo rồi”. Uông Thủ Hòa rất kinh ngạc, Tát Công lần lượt kể lại đầu đuôi câu chuyện cho ông biết, người mà ông nhìn thấy ở cửa vừa rồi là không phải người thường, mà chính là thẩm phán ở Âm Phủ.

Liên quan đến việc Uông Thủ Hòa bị phạt, chính là nói đến việc tham gia thi Hương năm Càn Long, lẽ ra ông được xếp thứ hai, nhưng bị đổi thành thứ 18. Vào năm Gia Khánh, thi Đình ông vốn là Trạng Nguyên, sau đổi thành Bảng Nhãn; Khi làm Lễ bộ Thượng thư, vốn là có tư cách thăng lên làm Hiệp gia Đại học sĩ, nhưng cuối cùng lại không có kết quả.

Cả đời danh thần chỉ vì khi còn bé làm sai một việc mà tổn hại con đường làm quan, không khỏi khiến người ta suy ngẫm? 

Thế gian hỗn độn, con người trong vô minh tạo nghiệp không hay biết, có những việc nhỏ tưởng chừng như vô hại, nhưng đôi khi sẽ để lại hậu quả không ngờ đến. Vậy nên, con người chúng ta nhất cử nhất niệm đều nên suy xét  kỹ càng, nghĩ cho người khác nhiều hơn một chút. Câu chuyện trên là một trong vô số những bài học mà cổ nhân để lại bài học cho đời sau: Rằng con người làm bất cứ việc gì cũng theo đó mà chịu trách nhiệm, thiện ác tất có báo ứng.

Tử Vi

Theo epochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x