“Thay mận đổi đào” – Muốn thành đại sự phải biết hy sinh tiểu tiết

26/12/17, 14:07 Cổ Học Tinh Hoa

“Thay mận đổi đào” là kế thứ 11 trong binh pháp Tôn Tử, ý rằng khi chiến cục buộc phải có hi sinh, thì phải chấp nhận bỏ đi cái nhỏ yếu để bảo toàn cái lớn mạnh.

Tạo hình nhân vật Tôn Tẫn trên phim ảnh. (Ảnh: Lszj)

Ngọn nguồn của kế sách

“Lý đại đào cương” (thay mận đổi đào) là câu nói trích trong tập thơ “Nhạc phủ thi tập – Kê minh”:

Đào sinh lộ tỉnh thượng; Lý thụ sinh đào bàng
Trùng lai ngão đào căn; Lý thụ đại đào cương
Thụ mộc thân tương đại; Huynh đệ hoàn tương vong?

Nghĩa là:

Đào mọc bên giếng nước; Mận mọc ở bên Đào
Sâu đến phá rễ Đào; Mận thay Đào chịu nạn
Cây còn che chở nhau; Huynh đệ không thể sao?

Bài thơ này bổn ý là ví von tình nghĩa huynh đệ trong gian khó. Hậu nhân mượn thành ngữ “Thay mận đổi đào” để biểu thị rằng, khi thất bại là không tránh khỏi trong một trận đánh, cần phải biết hy sinh để chiến thắng toàn cục cuộc chiến. Đôi khi cần phải thua vài trận để chuẩn bị cho việc thắng trận quyết định của cả cuộc chiến.

Điền Kỵ vận dụng chiến thuật “Thay mận đổi đào” mà giành được thắng lợi

Thời Chiến Quốc, đại tướng nước Tề là Điền Kỵ thường cùng Tề Vương và các quý tộc cung đình cá cược đua ngựa. Mỗi cuộc thì đặt tiền cửa đến hàng trăm lượng vàng. Tuy ở chiến trường ông oai phong lẫm liệt, chiến công hiển hách nhưng ở đây ông lại nhiều lần bị thất bại.

Tôn Tẫn biết chuyện liền an ủi Điền Kỵ: “Xin tướng quân đừng buồn nữa, ‘biết người biết ta trăm trận không thua’. Đua ngựa cũng như đánh giặc, vậy lần sau có đua ngựa, thì tướng quân dẫn tôi theo để xem cho biết tình hình, rồi tôi sẽ có ý kiến góp cùng tướng quân”.

Ít lâu sau, nhà vua lại tổ chức một cuộc đua ngựa tại giáo trường. Điền Kỵ dẫn Tôn Tẫn đi theo đến giáo trường để xem. Tôn Tẫn thấy ở đây cờ xí rợp trời, đủ màu sắc, ngựa hí vang rền, tiếng người nói chuyện ồn ào không ngớt. Sau khi cuộc đua bắt đầu, Tôn Tẫn mới hiểu cách đua ngựa được tổ chức ở đây.

Ngựa đua được chia làm ba hạng, ngựa giỏi xếp hàng “thượng đẳng”, ngựa trung bình xếp hàng “trung đẳng”, ngựa dở xếp hàng “hạ đẳng”. Nếu trong ba trận đua mà thắng được hai, thì kể là thắng.

Giữa ba hạng ngựa này tốc độ của nó cũng chênh lệch không bao xa. Do vậy nên mới có đội thắng đội bại. Tuy nhiên, ngựa trong cung của Uy Vương toàn là ngựa hay, ngựa tốt, nên một trận đua nào nhà vua cũng thắng cả. Lần đua này, Điền Kỵ cũng tiến hành như lần trước, và cuối cùng lại bị thua.

Sau khi Điền Kỵ về phủ riêng, Tôn Tẫn bèn nói với ông ta: “Tôi đã nghĩ ra một phương pháp mới để đua ngựa. Lần sau tướng quân tham gia đua ngựa tôi bảo đảm tướng quân sẽ chuyển bại thành thắng”.

Điền Kỵ vận dụng chiến thuật “Thay mận đổi đào” mà giành được thắng lợi. (Ảnh: Sohu)

Điền Kỵ nói: “Nếu tiên sinh bảo đảm tôi có thể đắc thắng, thì tôi sẽ đi xin với Đại vương lần đua này đặt tiền cược lên đến một nghìn lượng vàng”.

Tôn Tẫn trả lời một cách đầy tự tin: “Tướng quân cứ khiêu chiến đi, nếu thua tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm”.

Điền Kỵ vội vàng đi yết kiến vua Uy Vương để khiêu chiến. Uy Vương nói: “Khanh là bại tướng, vậy còn dám khiêu chiến sao?”

Điền Kỵ đáp: “Lần này thần đã quyết tâm, nhất định đoạt được thắng lợi, đồng thời, sẽ đặt tiền cá cược lên đến nghìn lạng vàng”.

Uy Vương nói: “Tốt lắm! Nếu vậy ngày mai trẫm sẽ thắng được của khanh nghìn lạng vàng đấy”

Lại một cuộc đua ngựa nữa được tổ chức tại giáo trường. Bá tánh trong thành nghe tin nhà vua và Điền Kỵ đặt tiền cá cược rất cao, nên tất cả mọi người trong thành đều đua nhau tới giáo trường để xem.

Trước khi khởi đầu trận đua ngựa, Điền Kỵ nói với Tôn Tẫn: “Này huynh trưởng, có diệu kế gì hãy mau dạy cho đệ đi nào! Lần này nếu thua thì tôi thê thảm lắm đấy!”

Tôn Tẫn nói: “Tất cả ngựa tốt đều ở trong cung vua nước Tề. Vậy, tướng quân chắc chắn khó đối địch nổi. Hôm nay, mình phải dùng kế để thủ thắng thôi”.

Kế đó, Tôn Tần bèn kê miệng sát tai Điền Kỵ nói nhỏ một lúc lâu. Điền Kỵ gật đầu liên tiếp và luôn mỉm cười.

Sau ba hồi trống, ngựa thượng đẳng bắt đầu cuộc đua. Ngựa của vua Uy Vương vừa chạy thì đã vượt lên phía trước, bỏ ngựa của Điền Kỵ ở lại phía sau thật xa. Kết quả Điền Kỵ bị thua.

Sang trận thứ hai, đến lượt con ngựa trung đẳng đua. Ngựa của Điền Kỵ bất ngờ vọt lên thực nhanh, khán giả đua nhau hò reo nhiệt liệt:

“Nhanh lên Nhanh lên! Cố vượt lên cho nhanh nào!”

Kết quả, ngựa của Điền Kỵ đã thắng.

Sang trận đua thứ ba, là trận đua giữa những con ngựa hạ đẳng. Ngựa Điền Kỵ một lần nữa lại thắng. Kết cục, Điền Kỵ đã thắng hai, thua một, như vậy là Điền Kỵ đã thắng, được một nghìn lạng vàng của vua Uy Vương.

Khán giả có mặt hò reo như sấm dậy, tiếng vỗ tay vang dội khắp nơi nơi, Uy Vương cảm thấy rất bất ngờ, bèn hỏi Điền Kỵ:

“Này Điền khanh, mấy lần đua ngựa trước khanh đều bại cả. Thế mà hôm nay bộ mặt trời mọc từ hướng Tây rồi hay sao? Chả lẽ những con ngựa của khanh đều uống thuốc tiên, và đã trở thành ngựa thần cả rồi hay sao?”

Điền Kỵ đáp:Không, ngựa của thần vẫn là ngựa trong phàm trần, và mặt trời cũng không bao giờ mọc ở hướng Tây. Đây chẳng qua là diệu kế của Tôn Tẫn tiên sinh mà thôi”.

Uy Vương nghe qua đôi mắt bừng sáng, hỏi:Đua ngựa chứ nào phải đánh giặc, vậy mà cũng có diệu kế sao?”

Điền Kỵ đáp: Những điều kỳ bí trong vấn đề này, xin mời Tôn tiên sinh giải thích vậy!”

Uy Vương bèn gọi Tôn Tẫn đến hỏi. Tôn Tẫn đáp: “Thần biết Đại vương rất thích đua ngựa, là vì muốn huấn luyện cho có nhiều ngựa hay để sau này dùng trong những cuộc chinh chiến. Trường đua ngựa chính là chiến trường. Chẳng những phải đấu dũng mà còn phải đấu trí nữa.

Trong quân đội được chia làm trung, thượng, hạ ba thứ quân. Trong ngựa cũng được chia làm ba bậc, thượng, trung, hạ. Thần đã nói với Điền tướng quân: dùng ngựa hạ đẳng của mình để đua với ngựa thượng đẳng của Đại vương, rồi dùng ngựa thượng đẳng của mình để đua với ngựa trung đẳng của Đại vương, và lấy ngựa trung đẳng của mình để đua với ngựa hạ đẳng của Đại vương.

Như vậy, lực lượng giữa hai đội ngựa có sự chuyển biến, nên bị thua một trận mà thắng được hai trận. Điều đó binh pháp gọi là: ‘Biết người biết ta, tránh chỗ mạnh mà đánh vào chỗ yếu, xuất kỳ bất ý đánh vào chỗ không phòng bị’”.

“Tuyệt thay! Tuyệt thay! – Vua Uy Vương khen Tôn Tẫn liên tiếp. “Chỉ qua việc này, cũng thấy được tiên sinh tuy là người túc trí đa mưu cao hơn người khác một bậc”.

Tuệ Tâm

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

x