Binh pháp Tôn Tử dạy người ta tránh 5 loại tính cách của lãnh đạo

17/10/18, 08:19 Đọc & Suy ngẫm

Binh Pháp Tôn Tử đã liệt kê ra 5 nhược điểm nguy hiểm có thể dẫn đến thất bại trong việc dụng binh. Dù là các tướng lĩnh ngày xưa, hay lãnh đạo điều hành công ty ngày nay, chỉ cần nắm vững những điều này sẽ không đưa ra những quyết định sai lầm.

5 loại tính cách của lãnh đạo. (Ảnh: Internet)

Có được những nhà lãnh đạo ưu tú, chính là nhân tố quan trọng nhất để dẫn dắt mọi người đi đến thành công. Cho dù là đối với một công ty, hay là một quốc gia, nếu như nhân vật chủ chốt có điểm yếu chí mạng, sẽ đưa ra những quyết sách sai lầm mà dẫn đến vận đen liên tiếp, đẩy vận mệnh của tập thể đến bờ vực sụp đổ.

“Binh pháp Tôn Tử” từ hai ngàn năm trăm năm trước đã nói với chúng ta rằng: “Sai lầm của tướng lĩnh sẽ gây ra thảm họa khi dụng binh”. “Binh pháp Tôn Tử” cũng đã khắc họa chi tiết năm loại sai lầm chí mạng dễ mắc phải.

“Binh pháp Tôn Tử- thiên Cửu Biến” nói rằng: “Làm tướng có 5 nhược điểm nguy hiểm: Một, liều chết có thể bị giết; hai, tham sống sợ chết có thể bị bắt; ba, nóng giận có thể mắc mưu địch; bốn, liêm khiết tự trọng có thể không chịu được nhục; năm, thương dân có thể bị lo buồn bất an. Phạm 5 sai lầm trên thì là tai họa cho việc dùng binh. Quân bị diệt, tướng bỏ mạng đều do 5 mối nguy ấy mà ra, phải xét kỹ”.

Một, liều chết có thể bị giết

Nếu như bậc lãnh đạo có quyết tâm liều chết, tuy rằng thể hiện được nhiệt huyết hừng hực, nhưng kèm theo đó là sự hữu dũng vô mưu, không hề có chiến lược mục đích nào, như vậy quân địch sẽ dễ dàng nắm được tình hình, sau đó bày mưu tính kế mai phục, lựa thời cơ dụ quân ta ra giết sạch.

Hai, tham sống sợ chết có thể bị bắt

Ngược lại, phàm bất cứ chuyện gì đều lên kế hoạch chu toàn, không có một chút mạo hiểm, chứng tỏ rằng người lãnh đạo là người nhát gan, tham sống sợ chết. Như vậy sẽ khiến một tập thể trở nên cứng nhắc không linh hoạt. Khi có sự công kích của kẻ địch, dễ khiến cho toàn quân rơi vào cảnh bị bắt làm tù binh và tiêu diệt.

Ba, nóng giận có thể mắc mưu địch

Có một câu nói rất hay: “Khi tức giận đừng đưa ra quyết định”. Chúng ta đều biết rằng khi phẫn nộ, chúng ta đều dùng cảm tính để hành động, những lời nói, hành động trong thời điểm này đều chịu sự dẫn dắt của cảm xúc, khi cảm xúc qua đi, quay đầu nhìn lại chỉ còn là sự hối hận.

Nếu người lãnh đạo là người thiếu bình tĩnh, hay cáu giận thì anh ta hoàn toàn không thể chịu được sự khiêu khích và sỉ nhục của đối thủ. Khi gặp phải sự khiêu khích, anh ta dễ dàng mất đi lí trí, hành động bồng bột.

Thành Cát Tư Hãn, người sáng lập ra đế quốc Mông Cổ chẳng phải đã từng nói rồi sao, “Những hành động xuất phát từ sự tức giận, nhất định sẽ thất bại”. Những quyết sách xuất phát từ cơn bực tức của người lãnh đạo liệu có đáng tin không? Đây chẳng phải chỉ là làm cho cấp dưới một phen khiếp sợ?!

Bốn, liêm khiết tự trọng có thể không chịu được nhục

Đọc đến dòng này, liệu trong đầu bạn có cảm thấy mông lung không? “Liêm khiết” là một đức tính tốt, sao lại có liên quan đến “khả năng chịu nhục”? Nghe có vẻ kì lạ! Suy cho cùng, sự liêm khiết tất nhiên đều được công nhận là một tính cách tốt. Thật ra thì “liêm khiết” ở đây là chỉ một người quá để ý đến thanh danh của mình. Người như vậy luôn chú trọng đến danh dự, không chịu được sự ấm ức, lòng tự tôn vô cùng cao. Kỳ thực, rất nhiều chuyện cái gì quá mức cũng không phải là tốt, lúc xảy ra chuyện thì rất khó để sửa chữa.

Vậy nên bạn biết rồi chứ, người lãnh đạo nếu như quá chú trọng đến thể diện của mình, sẽ không thể chịu đựng được một chút ấm ức nào, anh ta cũng không cam tâm nhận sai. Kẻ địch nếu như biết người lãnh đạo có đặc điểm như vậy sẽ tìm mọi cách lợi dụng điểm này để nhục mạ, khiến anh ta không nhìn ra được nguy hiểm cận kề, hơn nữa còn từng bước dồn anh ta vào trong bẫy.

Năm, thương dân có thể bị lo buồn bất an

Thông thường mà nói, ai ai cũng đều mong muốn có một vị lãnh đạo thấu hiểu cấp dưới, nhưng người lãnh đạo nếu như quá đồng tình với cấp dưới, rất có thể sẽ làm mất đi tính kỉ luật, khiến cho thưởng phạt không công bằng, tiêu chuẩn không còn rõ ràng, kết quả là trong tất cả mọi việc anh ta đều tự đích thân đi làm, khiến cho bản thân mình trở nên mệt mỏi, sự tận tình lúc đầu cũng sẽ biến mất.

Trên đây đã đề cập đến năm mục mà những người lãnh đạo đều có khả năng phạm phải sai lầm. Cho dù là tướng soái trên chiến trường, hay là tổng giám đốc trên thương trường, chỉ cần phạm phải năm điều kể trên, sẽ có thể dần dần lâm vào đại họa đại nạn.

Từ cổ đến nay, những tướng soái đưa ra những quyết sách sai lầm đẩy toàn quân vào thế tuyệt diệt, đều mắc phải năm sai lầm chí mạng này, vậy nên đã người lãnh đạo thì không thể không cảnh giác, không thể không đề phòng.

>>> “Chiến thần” Hàn Tín nhờ diệu dụng Binh pháp Tôn Tử mà bách chiến bách thắng

>>> 6 đại nguyên tắc hành sự tạo nên sự thành công của Tào Tháo

>>> Tôn Tử có câu: “Không chiến mà thắng mới là cảnh giới cao nhất của binh gia”

Tuệ Tâm, theo Kan NewYork

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x