Nhiều quốc gia lên tiếng vì sự ngang ngược của Bắc Kinh trong khủng hoảng đại dịch

06/05/20, 08:24 Thế giới

Sách lược ngoại giao hung hăng của Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch đang gây phản tác dụng trên toàn thế giới, khi các nước ngày càng gia tăng kêu gọi điều tra đối với việc xử lý dịch bệnh của Bắc Kinh.

Cảnh sát Trung Quốc đeo khẩu trang đứng gác tại quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh trong bối cảnh dịch bệnh do virus corona mới bùng phát ở nước này. Ảnh: Reuters.
Cảnh sát Trung Quốc đeo khẩu trang đứng gác tại quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh trong bối cảnh dịch bệnh do virus corona mới bùng phát ở nước này. (Ảnh qua Reuters)

Những tuần gần đây, các nhà ngoại giao Trung Quốc tham gia vào cuộc tranh luận phát ngôn về các vấn đề: Sản phẩm y tế bị lỗi từ Trung Quốc, việc các quốc gia yêu cầu chính quyền Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm trong việc để virus Vũ Hán lan rộng khắp thế giới.

Cách thức đối đầu trực tiếp – hay chiến lược ngoại giao “chiến lang”, cái tên được đặt sau khi hai bộ phim hành động đình đám của Trung Quốc ngụ ý về chủ nghĩa dân tộc ra rạp năm 2015 và 2017 –  đã không mang lại kết quả gì.

Ngày càng có nhiều quốc gia chất vấn đại sứ Trung Quốc về các vi phạm liên quan gồm, truyền bá thông tin sai lệch về đại dịch, phân biệt đối xử với người nhập cư châu Phi ở Quảng Châu, phía Nam Trung Quốc do một số người dương tính với virus.

Đồng thời, các quốc gia cũng đang củng cố lập trường của họ đối với Trung Quốc, xem xét lại sự phụ thuộc sản xuất vào Trung Quốc và việc cho phép các công ty công nghệ Trung Quốc hoạt động đã đặt ra vấn đề rủi ro an ninh cho đất nước họ.

Căng thẳng giữa Úc và Bắc Kinh đẩy lên cao trong tuần qua, sau khi các quan chức Úc kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc dịch bệnh ở Trung Quốc. Đáp lại, Đại sứ Trung Quốc Thành Cạnh Nghiệp (Cheng Jingye) bóng gió tuyên bố: Trung Quốc sẽ tẩy chay hàng hóa Úc nếu họ không rút lại yêu cầu này.

Nếu cuộc điều tra được tiến hành, người dân có thể hỏi: “Tại sao chúng ta phải uống rượu Úc? Tại sao phải ăn thịt bò Úc?”, ông Thành phát ngôn trong buổi phỏng vấn với truyền thông địa phương.

Những lời đe dọa này làm dấy lên sự giận dữ trong giới quan chức chính trị. Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne đã lên án hành động cố ý “chèn ép kinh tế” này, trong khi tiếp tục nhấn mạnh kêu gọi một cuộc điều tra.

Chính quyền Trung Quốc “nhiều thập kỷ nay đã chèn ép các nước khác bằng cách lấy hậu quả kinh tế ra đe dọa, nhưng tôi không nghĩ nó sẽ lại hiệu quả nữa,”  Helle Dale, chuyên gia ngoại giao cấp cao thuộc viện nghiên cứu chính sách Heritage Foundation, Washington chia sẻ với tờ báo Epoch Times. Bà còn cho biết các quốc gia đang cùng nỗ lực đối đầu với Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng đại dịch.

Tại châu Âu, các nhà lập pháp ở Đức, Thụy Điển và gần đây nhất, Chủ tịch Ủy ban châu Âu và ban điều hành của Liên minh châu Âu (EU) cũng đã kêu gọi một cuộc điều tra về nguồn gốc virus.

Tờ New York Times đưa tin, dưới áp lực từ Bắc Kinh, EU đã chỉnh sửa báo cáo vấn nạn tung tin giả về đại dịch của chính quyền Trung Quốc. Cáo buộc này đã bị phủ nhận bởi nhà ngoại giao hàng đầu của EU là Josep Borrell. Ông nói rằng: “Các bản sửa đổi chỉ là một phần trong tiến trình chỉnh sửa biên tập thông thường”, nhưng điều này cũng không xoa dịu được phát hiện trên.

Gần đây, chiến dịch đưa tin giả của chính quyền Trung Quốc nhằm đánh lạc hướng chú ý của dư luận khỏi việc che giấu dịch bệnh của họ, điều này càng đẩy mạnh sự đáp trả không ngừng từ các chính phủ phương Tây, và khiến các nước phải suy nghĩ lại về mối quan hệ của họ với chính quyền Trung Quốc. 

“Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng, ngang ngược hơn và hành vi của họ trong khi xử lý vấn đề liên quan đến đại dịch COVID-19 đã minh chứng điều này”, Tob Tobias Ellwood, thành viên Nghị viện Đảng Bảo thủ cầm quyền của Anh và Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện chia sẻ với Epoch Times, NTD .

Chiến dịch đưa tin giả của chính quyền Trung Quốc nhằm đánh lạc hướng chú ý của dư luận khỏi việc che giấu dịch bệnh của họ.
Chiến dịch đưa tin giả của chính quyền Trung Quốc nhằm đánh lạc hướng chú ý của dư luận khỏi việc che giấu dịch bệnh của họ. (Ảnh qua Twitter)

Ông nói rằng sự thiếu minh bạch thông tin của chính quyền Trung Quốc trong suốt cuộc khủng hoảng “đã làm sáng tỏ điều mà nhiều người quan ngại về khả năng liệu Trung Quốc có thể hành động cởi mở với cộng đồng quốc tế hay không”.

Ellwood là một trong các chính trị gia của đảng Bảo thủ đang thúc giục tái thiết lập mối quan hệ của Vương quốc Anh với chính quyền Trung Quốc, bao gồm việc từ chối gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei giới thiệu 5G tại Anh Quốc.

Đầu tháng 4, Thủ tướng Dominic Raab cho biết nước này không thể lại giao dịch thương mại như bình thường với Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng này.

“Chúng tôi sẽ phải đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về việc dịch bệnh đã đến như thế nào và làm cách nào để có thể ngăn chặn nó sớm hơn”, ông Raab cho biết.

Các nhà ngoại giao Trung Quốc và truyền thông nhà nước đã chỉ trích Hoa Kỳ khi chính quyền Trump tăng cường yêu cầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc che giấu virus.

Ngày 27/4, Tổng thống Donald Trump đề cập khả năng Hoa Kỳ có thể yêu cầu khoản bồi thường đáng kể từ chính quyền Trung Quốc vì đã gây ra đại dịch. Cảnh Sảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã buộc tội các chính trị gia ở Hoa Kỳ là “nói dối một cách trắng trợn.”

Ngày 28/4, ông Cảnh phát biểu tại cuộc họp báo, “chúng tôi khuyên các chính trị gia Mỹ nên suy ngẫm về vấn đề của họ và cố gắng hết sức để kiểm soát dịch bệnh càng sớm càng tốt, thay vì tiếp tục giở các thủ đoạn để chuyển hướng trách nhiệm”.

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo sau đó đã gọi những nhận xét đó là “tin giả kinh điển của cộng sản”. Ông đã chỉ ra các nỗ lực của chính quyền Trung Quốc nhằm ngăn chặn các bác sĩ lên tiếng, những người cố gắng gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự bùng phát suốt giai đoạn đầu của đại dịch.

“Đó là những điều mà các thể chế cộng sản hay làm. Chúng tôi đều biết rõ họ từ thời Liên Xô rồi. Chúng tôi biết những việc các Đảng Cộng Sản vẫn làm để cố gắng thao túng thông tin bên trong đất nước của họ và toàn thế giới”, ông Pompeo nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox ngày 29/4.

Việt Anh (Theo Ẹpoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x