Khoan dung khiêm nhường tu tâm tính, mỉm cười xem nhẹ được mất đích thị bậc hiền nhân

25/01/21, 15:21 Cổ Học Tinh Hoa

Các bậc hiền nhân cổ đại thường dạy con cháu rằng khi gặp phải mâu thuẫn, cần “nghiêm khắc với bản thân, và khoan dung với người khác”. Điều này không chỉ giúp hóa giải được mâu thuẫn, mà còn cảm hóa được đối phương. Đây là một tinh hoa trong đạo đối nhân xử thế của người xưa.

 trầm tĩnh, lấy thiện đãi người
Cổ nhân dạy: Khi gặp mâu thuẫn vẫn nên trầm tĩnh, lấy thiện đãi người, đó mới là phong thái của người có tu dưỡng. (Ảnh qua Sohu)

Con người ngày nay thường dễ dàng nổi giận, khả năng kiềm chế rất kém, gặp chút sự việc nhỏ cũng dễ “bốc hỏa”. Bởi con người khó kiềm chế, dẫn đến toàn bộ xã hội khó tìm thấy sự yên bình. Sống trong môi trường xã hội căng thẳng như vậy, cảm giác hạnh phúc của con người cũng ngày càng ít dần đi.

Lấy một ví dụ nhỏ, hiện nay trên đường phố người người, xe cộ đi lại tấp nập, tuy nhiên bởi đạo đức của con người tăng không kịp với tốc độ phát triển của giao thông, dẫn đến rất nhiều người mắc phải hội chứng “cáu gắt đường phố”.

Vợ chồng thì chỉ vì chút việc nhỏ mà cãi vả rồi sinh ra thù hận nhau, kết cục hôn nhân tan vỡ; trong công việc chỉ vì chút lợi nhỏ mà tranh giành đến mức kẻ sống người chết, nơi đâu cũng trở thành chiến trường.

Suy cho cùng, thì con người chẳng qua cũng chỉ để bảo vệ cho cái “danh” của bản thân, nên dễ dàng đổ lỗi hay trút giận lên người khác. Cổ nhân có câu, người đại thiện dù bị đối xử bất công vẫn độ lượng và khoan dung, chỉ có ai trí tuệ nhỏ hẹp mới hùng hổ dọa người, kẻ tiểu thiện mới tính toán chi li.

Người tao nhã thực sự, nhất định sẽ bao dung vạn vật, có tấm lòng rộng lượng. Người cao quý chân chính khi đối mặt với kẻ mạnh hơn sẽ không tự ti, không nịnh nọt, đối với người yếu hơn vẫn bình đẳng không xem thường.

Nhân vô thập toàn, con người ai mà không có lầm lỗi. Trước sai lầm của người khác, nếu như có thể khoan dung độ lượng, thì chính là đã gieo một cái nhân phúc báo cho chính mình.

Văn hóa truyền thống Trung Hoa cổ đại đã để lại rất nhiều câu chuyện ý nghĩa về lòng khoan dung. Hãy bắt đầu từ câu chuyện về một vị quan trong thời Trung Hoa chiến quốc, bởi có tấm lòng khoan dung đại thiện nên đã hóa giải hận thù, tạo nên tình bạn hữu gắn kết cho hai nước về sau. 

Người đại thiện
Người đại thiện dù bị đối xử bất công vẫn độ lượng và khoan dung, phong thái uy nghiêm. (Ảnh qua Twitter)

Lấy oán báo ân lập được đại công 

Tùng Cửu là quan tri phủ nhà Lương, trong thời Chiến quốc (từ năm 722 đến 481 TCN) ở Trung Quốc cổ đại. Tiếp giáp với nước Lương là nước Chu, biên giới giữa hai nước được đánh dấu bằng một cột trụ. Nhờ vậy, những người nông dân hai nước có thể trồng dưa trên đúng mảnh đất của nước mình.

Người Lương cần cù chăm chỉ, thường xuyên tưới bón chăm sóc tươi tốt cho mảnh vườn của họ, nên dưa của họ lớn nhanh và cho ra nhiều trái to. Ngược lại, người Chu khá lười biếng. Họ hầu như không quan tâm đến ruộng dưa của mình, kết quả những trái dưa của họ nhỏ bé và teo tóp.

Vì đem lòng đố kỵ mà một đêm nọ, người Chu đã vượt qua biên giới giẫm đạp lên ruộng dưa của người Lương, làm rất nhiều cây dưa bị thiệt hại. Ngày hôm sau, khi biết được sự việc, người Lương đã rất tức giận, họ liền đi báo với quan tri phủ Tùng Cửu, để tìm cách trả thù người Chu. 

Tùng Cửu khi nghe đã can ngăn, ông lắc đầu nói, “Chúng ta không nên làm như vậy. Gieo thêm hận thù chỉ mang đến tai họa. Trước những sai lầm của người khác, có thể khoan dung, độ lượng ấy mới là bậc đại thiện”.

Thay vì bàn tính mưu kế trả thù người Chu, Tùng Cửu khuyên mọi người hãy lấy oán báo ân: Hằng đêm, một nhóm người Lương sẽ thay nhau bí mật tưới nước cho cây dưa của người Chu. 

Và với sự giúp đỡ âm thầm của người Lương, những cây dưa của người Chu cũng ngày một lớn nhanh và cho ra nhiều trái. Khi biết được sự việc, người Chu đã rất hổ thẹn, họ ân hận cúi đầu xin lỗi trước người Lương.

Cảm động trước tấm lòng khoan dung, độ lượng của người Lương; vua Chu đã ban tặng nhiều món quà quý giá để thay mặt xin lỗi cũng như bày tỏ tình bạn thiện trí giữa hai nước. Nhờ vậy, mối quan hệ của hai nước cũng ngày một phát triển.

Qua nhiều thế kỷ, mọi người vẫn lưu truyền câu chuyện về Tùng Cửu, một vị quan đại trí đại thiện. Với tấm lòng khoan dung, độ lượng ông đã để lại tiếng thơm muôn đời.

 khoan dung, độ lượng
Trước những sai lầm của người khác, có thể khoan dung, độ lượng ấy chính là bậc đại thiện, con đường phía trước tất rộng mở. (Ảnh qua Reddit)

Tâm rộng một tấc, đường lớn một trượng

Ở huyện Đồng Thành, tỉnh An Huy, Trung Quốc, có một con ngõ nổi tiếng mang tên “Đường 2 mét”, với chiều dài khoảng 100m và chiều rộng 2m. Ẩn chứa sau cái tên là một câu chuyện đầy ý nghĩa.

Chương Anh – một viên quan nổi tiếng thời nhà Thanh, sinh ra ở huyện Đồng Thành. Bên cạnh nhà ông có một mảnh đất trống. Thấy vậy, người hàng xóm cạnh nhà đã cho xây dựng một bức tường với tham vọng giành quyền sở hữu mảnh đất đó. Gia đình ông Chương đã nhiều lần đề đơn kiện tranh chấp miếng đất với nhà hàng xóm, nhưng sự việc vẫn mãi chưa được giải quyết.

Vào thời điểm đó, Chương Anh đang nắm giữ chức vụ tể tướng trong triều đình. Người nhà đã gửi đơn kiện lên ông nhờ ông can thiệp vào việc tranh chấp đất đai của gia đình. Khi Chương đọc xong bức thư, ông đã viết một bài thơ ngắn gọn hồi đáp: 

Gửi bức thư đi ngàn dặm xa xôi, chỉ để nói về một bức tường

Để ông ta dành thêm vài mét đất thì đã sao?

Vạn Lý Trường Thành vững chắc và kiên cố như thế

Nhưng vua Tần nay ở nơi đâu?

Chương Anh ngụ ý mượn trích dẫn lịch sử, để khuyên gia đình mình hãy học cách sống buông bỏ. Vật chất khi sinh không mang theo đến, khi tử không mang theo đi. Sinh mệnh đời người thật quá ngắn ngủ, chi bằng hãy tận dụng khoảng thời gian quý báu của bản thân để làm những việc ý nghĩa hơn.

Sau khi đọc xong bài thơ, gia đình ông Chương đã vô cùng hổ thẹn. Họ quyết định từ bỏ hận thù và nhường mảnh đất cho người hàng xóm. Khi biết chuyện, người hàng xóm cũng vô cùng cảm động trước tấm lòng khoan dung, rộng lớn của ông Chương. 

Cuối cùng, ông không những từ bỏ luôn mảnh đất mà còn nhường thêm 1 mét đất của nhà mình để tạo thành một lối đi chung rộng 2 mét. Cái tên “đường 2 mét” ra đời từ đó, để lại bài học sâu sắc nhắc nhở người đời sau: Hãy học cách sống buông bỏ, xem nhẹ vật chất; cố gắng trở thành một người phóng khoáng, vô tư vô ngã như Chương Anh. 

Coi trọng việc nước mà xem nhẹ thù riêng

Lạn Tương Như là một nhà ngoại giao của nước Triệu trong thời Chiến quốc, vì lập được công lớn mà về sau ông được bổ nhiệm giữ chức tể tướng trong triều. Thành công nhanh chóng của ông đã khiến đại tướng Liêm Pha bất mãn:

“Ta thân là tướng nước Triệu, phá thành đánh trận có công to, trái lại Tương Như chỉ nhờ miệng lưỡi mới lập được công sao lại có được địa vị hơn ta. Đây quả đúng là nỗi ô nhục cho ta. Nếu nhìn thấy Tương Như, ta quyết sẽ hạ nhục ông ấy”.

Nghe được những lời của Liêm tướng quân, tể tướng Tương Như điềm tĩnh không nói gì cả. Sau đó ông chủ động tránh gặp mặt Liêm Pha. 

Những người hầu cận của Tương Như thấy vậy tưởng rằng ông sợ viên tướng quân kia, bèn nói với ông rằng:Chúng tôi bỏ làng xóm xa thân thích, đến đây để hầu hạ ngài, coi ngài là bậc trượng phu. Ngày nay, ngài cùng Liêm tướng quân làm quan một triều, ngôi thứ lại ở trên, thế mà bị Liêm tướng quân dọa một câu ngài lại sợ đến nỗi luôn né tránh Liêm tướng quân! Chúng tôi thật xấu hổ không muốn theo phò tá ngài nữa”.

Lạn Tương Như nghe thế buồn bã nói: “Ta tránh Liêm Pha không phải vì sợ mà vì một duyên cớ khác, các ngươi chưa hiểu đấy thôi!” 

“Các người xem Liêm tướng quân uy lực có bằng vua Tần không?”

“Không bằng”, những người hậu cận trả lời.

Sau đó Tương Như ôn tồn giải thích: “Uy lực của vua Tần trong thiên hạ không ai dám chống, thế mà ta còn dám gào thét ở giữa triều đình, làm nhục cả quần thần nước Tần. Vậy há gì ta lại sợ Liêm tướng quân? Ta nghĩ rằng nước Tần vốn dĩ mạnh, nhưng lại không đem binh lính đánh Triệu vì có ta cùng Liêm tướng quân. Nếu ta và Liêm tướng quân mâu thuẫn với nhau, ắt hẳn nước Tần sẽ thừa cơ đánh Triệu. Ta nhẫn nhịn chỉ vì coi trọng việc nước nên phải xem nhẹ thù riêng”.

Liêm Pha khi biết được, vô cùng hổ thẹn đã chủ động xin lỗi Tương Như: “ Kẻ hèn mọn này không biết tướng quân có tấm lòng rộng lượng đến thế!”

Từ đó Liêm Pha và Lạn Tương Như kết tình sinh tử, cùng giữ vững nền an ninh nước Triệu trước móng vuốt của Tần Quốc.

Câu chuyện của tể tướng Lạn Tương Như về sau được người đời hết lòng ca ngợi, truyền tụng. Với tấm lòng rộng lớn, trước những lời lăng mạ, ông không những không trách tội, mà chịu hạ lòng tự tôn cá nhân để đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Đó đích thị là bậc đại trượng phu. 

chính trực, khiêm nhường
Liêm Pha khi biết được, vô cùng hổ thẹn đã chủ động xin lỗi Tương Như. (Ảnh qua Sohu)

Đại dương rộng lớn, có thể dung nạp cả trăm sông

Khoan dung là một trong những đức tính đáng quý nhất trong văn hóa truyền thống Trung Hoa. Người khoan dung là người có tấm lòng vị tha, trí huệ mà khiêm tốn, dù bị đối xử bất công vẫn độ lượng, bao dung hết thảy. 

Khoan dung là cả quá trình tu dưỡng của một người, là biểu hiện xuất phát từ nội tâm nhân ái và từ bi. Nó giúp hóa giải những hận thù, và là liều thuốc tốt nhất để hàn gắn các mối quan hệ.

Lão Tử, người sáng lập Đạo giáo và được coi là một trong những triết gia hàng đầu của Trung Quốc giảng rằng: “Người có đức hạnh cao là người biết sống hòa hợp với Đạo của trời, biết thuận theo Thiên ý. Là người có tấm lòng rộng lớn tựa như nước, nhu hòa khéo léo, có thể bao dung được vạn vật. Như đại dương rộng lớn có thể dung nạp cả trăm sông”.

Nước chảy chỗ thấp, an phận, không tranh giành. Vì không tranh giành nên cũng không thất bại. Đồng thời, nước lại thân thiện với vạn vật, giúp vạn vật phồn vinh, cho nên được vạn vật yêu thích. Con người cũng vậy, cần khiêm tốn, nhường nhịn, khéo léo, hết sức giúp đỡ người khác, tránh việc tranh giành, đừng mang tâm lý thắng thua. Đó chính là “thượng thiện nhược thủy”.

Lão Tử chủ trương: “Người thiện, thì ta thiện; người không thiện, ta vẫn cứ thiện, đó chính là thiện”. Trong mọi việc con người đều nên lưu giữ thiện tâm, lấy thiện đãi người, dù có chịu thiệt thòi trước mắt thì cũng không mất đi tín niệm trong lòng, như vậy sẽ được người yêu mến, được Trời đất phù trợ, chính là thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

Không phải là thế giới lựa chọn bạn, mà là bạn đã lựa chọn thế giới này. Không phải vận mệnh đem lại cho bạn cuộc sống như thế nào, mà là bạn đã lựa chọn cuộc sống đó cho bản thân mình. 

An Nhiên

Theo theepochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

x