Hồng y Trần Nhật Quân: Vatican và Trung Quốc tuyên bố gia hạn thỏa thuận tạm thời vì mục đích chính trị

27/10/20, 10:45 Thế giới

Vatican và Bắc Kinh mới đây đã chính thức thông báo sẽ gia hạn thỏa thuận tạm thời thêm hai năm. Đức Hồng y Trần Nhật Quân, giám mục danh dự của Giáo phận Công giáo Hồng Kông cho rằng, việc gia hạn thỏa thuận là vì mục đích chính trị, đồng thời bày tỏ, ông sẽ “biến mất” nếu người thân ĐCSTQ trở thành giám mục giáo phận Hồng Kông.

Hồng y Trần Nhật Quân: Vatican và Trung Quốc tuyên bố gia hạn thỏa thuận tạm thời vì mục đích chính trị. (Ảnh: Twitter)

Sau khi “Thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm giám mục giữa Vatican và Trung Quốc” với thời hạn hai năm hết hạn vào ngày 22/10, Văn phòng báo chí của Tòa thánh đã đưa ra một thông báo dài 157 chữ vào lúc 12 giờ trưa (theo giờ địa phương), nói rằng thỏa thuận tạm thời đã ký với Trung Quốc sẽ được gia hạn thêm hai năm nữa.

Thông báo không đề cập đến nội dung cụ thể của thỏa thuận tạm thời, cũng như không đề cập đến mối quan hệ chính trị hay ngoại giao giữa Vatican và Trung Quốc.

Gia hạn thỏa thuận tạm thời có thể là vì mục đích chính trị

Giám mục danh dự của Giáo phận Hồng Kông - Đức Hồng y Trần Nhật Quân, còn được tin hữu Công giáo gọi thân thương là "Ông nội"
Giám mục danh dự của Giáo phận Hồng Kông – Đức Hồng y Trần Nhật Quân, còn được tín hữu Công giáo gọi thân thương là “Ông nội”. (Ảnh: Crux Now)

Trong một cuộc phỏng vấn với VOA, giám mục danh dự của Giáo phận Hồng Kông Trần Nhật Quân nói rằng, Vatican và Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ký một thỏa thuận bí mật cách đây hai năm (2018), nội dung chưa từng được công khai. Về mặt hiệu quả mà nói, Đức Hồng y cho rằng bản thân thỏa thuận không hề quan trọng, nó vốn đã không đem lại lợi ích gì, không có giám mục mới nào được bổ nhiệm trong hai năm qua. Hồng y Trần Nhật Quân cũng chỉ trích rằng, việc gia hạn thỏa thuận là vì mục đích chính trị, mở đường cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao Vatican – Trung Quốc (ĐCSTQ), và chuyến thăm Trung Quốc của Giáo hoàng Francis.

Hồng y Trần Nhật Quân nói: “Tại sao Vatican lại gấp rút gia hạn Thỏa thuận tạm thời với ĐCSTQ như vậy? Lại còn nói rằng hai năm vừa qua rất suôn sẻ, đều là “nói khoác”, “suôn sẻ” cái gì đây? Họ chưa bổ nhiệm được một giám mục nào, làm sao lại gọi là “suôn sẻ” được? Nó khẳng định là có mục đích chính trị, thực sự mong muốn một ngày nào đó có thể thiết lập quan hệ ngoại giao, đàm phán đồng nghĩa với việc có hi vọng về quan hệ ngoại giao”.

Giáo hoàng Francis có thể chưa hiểu ĐCSTQ

Theo Đức Hồng y Trần Nhật Quân, Quốc vụ khanh Tòa Thánh – Hồng y Cardinal Pietro Parolin, đã thúc đẩy Vatican ký kết thỏa thuận với ĐCSTQ để đạt được mục tiêu thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Ông cũng tin rằng Hồng y Parolin đã thao túng Giáo hoàng Benedict XVI trước đây và Giáo hoàng Francis hiện tại. Vì Parolin giỏi về ngoại giao, nên có lẽ Giáo hoàng Francis cần sự giúp đỡ của ông ta. Và giám mục Trần Nhật Quân cũng tin rằng Giáo hoàng Francis chưa hiểu rõ ĐCSTQ.

Ông nói: “Với quyền lực nằm trong tay Đảng cộng sản, sẽ rất khó khăn cho nhà thờ của chúng tôi và những người không nghe lời họ, giáo hoàng có thể chưa có nhận thức quá rõ về Đảng cộng sản (Trung Quốc)”.

Đức Hồng y cho biết thêm, có thể Giáo hoàng Francis cũng muốn thăm Trung Quốc, vì rất nhiều giáo hoàng trong quá khứ đã hy vọng đạt được mục tiêu này. Do đó, ngay cả khi Giáo hoàng Francis và Quốc vụ khanh Tòa thánh Parolin cùng những người khác có quan điểm khác nhau về thỏa thuận, nhưng không một ai đưa ra ý kiến ​​phản đối. Ông không hiểu tại sao Giáo hoàng Francis lại hành động như vậy.

Hồng y Trần Nhật Quân nói tiếp: “Có thể ông ấy (Giáo hoàng Francis) nghĩ rằng, chưa rõ [về ĐCSTQ], vậy đi Trung Quốc một phen. Rất nhiều giáo hoàng đã muốn đến Trung Quốc, như John Paul II (18/05/1920 – 02/04/2005) cũng muốn đi, nhưng không đi được, phải không? Tôi đã nhìn thấy và nghe thấy rất rõ những gì ông ấy (Giáo hoàng Francis) đã nói. Rõ ràng cách nhìn của ông ấy khác với những người khác (Parolin), nhưng trên thực tế, ông ấy lại cho phép họ làm một số việc, hoàn toàn là những việc mà tôi cảm thấy là rất xấu xa. Vậy nên tôi không biết, thật sự không biết tại sao giáo hoàng lại như vậy”.

Ông cũng tin rằng Hồng y Parolin đã thao túng Giáo hoàng Benedict XVI trước đây và Giáo hoàng Francis hiện tại. Vì Parolin giỏi về ngoại giao, nên có lẽ Giáo hoàng Francis cần sự giúp đỡ của ông ta.
Ông cũng tin rằng Hồng y Parolin đã thao túng Giáo hoàng Benedict XVI trước đây và Giáo hoàng Francis hiện tại. Vì Parolin giỏi về ngoại giao, nên có lẽ Giáo hoàng Francis cần sự giúp đỡ của ông ta. (Ảnh: LTXC)

Tòa thánh hy vọng cuối cùng sẽ thiết lập được quan hệ ngoại giao với ĐCSTQ

Đức Hồng y Trần Nhật Quân nói rằng, Quốc vụ khanh Parolin thúc đẩy Vatican và Trung Quốc gia hạn thỏa thuận tạm thời nhằm đạt được mục đích thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Tòa thánh và ĐCSTQ, lưu lại tên tuổi trong lịch sử. Nhưng ông tin rằng, để thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc – Vatican thì vẫn đang còn thiếu rất nhiều nhân tố, cũng không hề đơn giản như vậy.

“Quốc vụ khanh Parolin chính là có mục đích này, bởi vì nếu (Vatican và Trung Quốc) thiết lập quan hệ ngoại giao thành công, ông ấy sẽ rất nổi tiếng trong lịch sử, phải không? Sau bao nhiêu năm như vậy, 70 năm đoạn tuyệt quan hệ ngoại giao, nay ông ấy lại thành công thiết lập quan hệ ngoại giao”, Đức Hồng y Trần Nhật Quân nói, và thêm rằng “Tôi đã rất thất vọng với người đàn ông này, bởi vì tôi thấy rằng người này không có đức tin [vào Chúa]”.

Trong cuộc phỏng vấn với Vatican News vào ngày 19/10 (theo giờ Rome), Quốc vụ khanh Parolin đã trả lời về việc Vatican – Trung Quốc gia hạn thỏa thuận, và tuyên bố rằng nội dung sẽ được giữ bí mật, nhưng nó chỉ là “tương đối bí mật”, bởi vì có rất nhiều người biết về những thông tin liên quan.

Về việc liệu gia hạn thỏa thuận tạm thời có đồng nghĩa với Vatican và Trung Quốc sẽ thiết lập lại quan hệ ngoại giao hay không, Quốc vụ khanh Parolin cho biết hiện vẫn chưa có cuộc thảo luận nào liên quan đến quan hệ ngoại giao.

Không rõ tại sao Tòa thánh lại ủng hộ Cộng sản hơn ủng hộ phương Tây

Vào ngày 19/9, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã công khai kêu gọi Vatican không gia hạn thỏa thuận bổ nhiệm giám mục với Bắc Kinh. Ông tin rằng, thỏa thuận này vốn là để đem lại lợi ích cho những tín hữu Công giáo Trung Quốc, nhưng hành động vi phạm tín ngưỡng tôn giáo của ĐCSTQ lại ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ông Pompeo cảnh báo, nếu ĐCSTQ thành công, Giáo hội Công giáo và các đoàn thể tôn giáo khác sẽ bị “khuất phục”, và chế độ ĐCSTQ chà đạp nhân quyền sẽ từ đó mà càng có thêm quyền lực.

Sau đó, Ngoại trưởng Pompeo đến thăm Vatican vào cuối tháng 9, nhưng Giáo hoàng Francis từ chối gặp mặt, với lý do thời điểm diễn ra cuộc gặp quá gần với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Với câu hỏi tại sao lập trường gần đây của Vatican dường như thân Trung Cộng hơn các nước phương Tây? Đức Hồng y Trần Nhật Quân nói rằng, ông cũng có chút hoang mang – tại sao lại như vậy? Ông cũng tin rằng Quốc vụ khanh Tòa Thánh – Parolin rất khôn ngoan và biết rất am hiểu sẽ không ảo tưởng về ĐCSTQ.

Mỹ lên tiếng cho tự do tôn giáo là một việc công đức

Ngoại trưởng Mỹ từng viết tâm thư khuyên Vatican dừng ký kết với ĐCSTQ nhưng bị từ chối
Ngoại trưởng Mỹ từng viết tâm thư khuyên Vatican dừng ký kết với ĐCSTQ nhưng bị từ chối. (Ảnh minh họa: The Top 10 News).

Đức Hồng y Trần Nhật Quân cho biết, rất nhiều quốc gia phương Tây, kể cả Mỹ đều biết Trung Quốc là một quốc gia độc tài, bởi vì ở đó không có tự do cũng như tự do tôn giáo. Từ lâu, các nước phương Tây đã chú ý đến Tây Tạng, mới đây là Tân Cương, Pháp Luân Công, Thiên chúa giáo và Công giáo v.v. Ông tin rằng, việc Mỹ lên tiếng ủng hộ các quốc gia không có tự do tôn giáo, bao gồm cả Trung Quốc là một điều đáng mừng.

“Thế giới này đang ngày càng trở nên chính trị hóa, có người nói rằng Hoa Kỳ làm thế là có mục tiêu chính trị gì? Dựa vào tự do tôn giáo để công kích Trung Quốc (ĐCSTQ), kỳ thực không liên quan gì đến chúng tôi cả. Chúng tôi không hiểu rõ về chính trị. Chúng tôi không biết rõ về chính trị của Hoa Kỳ. Nhưng nếu họ (Hoa Kỳ) thấy rằng ở Trung Quốc không có tự do tôn giáo, họ lên tiếng cho chúng tôi, thì đó là chính là một việc công đức”, “ông nội” Trần Nhật Quân bày tỏ (cách gọi thân thương của tín hữu Công giáo dành cho vị giám mục này).

Tình trạng của các tín hữu Công giáo ngày một tồi tệ

“Ông nội” Trần Nhật Quân nói rằng, Tòa thánh có gia hạn thỏa thuận tạm thời với ĐCSTQ hay không căn bản không quan trọng, bởi vì những gì ĐCSTQ làm hoàn toàn không liên quan gì đến thỏa thuận tạm thời, họ chỉ sử dụng thỏa thuận này như một cái cớ để thực hiện những mưu đồ khác. Còn các tín hữu của “giáo hội ngầm” trung thành với sự lãnh đạo của Giáo hoàng, không muốn tham gia vào “Hội Công giáo yêu nước” của ĐCSTQ, tình cảnh của họ càng lúc càng thê lương.

“Trước đây Tòa thánh đã phê duyệt một giám mục của ‘Hội Công giáo yêu nước’, nếu như giáo hội đã có giám mục rồi, thì ‘giám mục ngầm’ là giám mục chính thống, ‘giám mục công khai’ là giám mục phụ tá. Đối với chính quyền (ĐCSTQ), họ chỉ công nhận ‘giám mục công khai’ và không công nhận ‘giám mục ngầm’, nhưng đối với Vatican, ‘giám mục ngầm’ mới là giám mục chính thống. Dần dần thì không như vậy nữa, sau khi ‘giám mục công khai’ được phê duyệt, họ chính là giám mục chính thống rồi, ‘giáo hội ngầm’ không có giám mục nữa. Hiện nay số ‘giám mục công khai’ nhiều gấp đôi so với ở các ‘giám mục ngầm’, vì vậy tình cảnh của các ‘giáo hội ngầm’ đang rất tồi tệ, một số giám mục nhiều tuổi qua đời mà không có người kế vị, và Rome cũng không ủng hộ họ. Không phải là Giáo hoàng không ủng hộ, mà là những người ở Tòa thánh Rome không ủng hộ. Bây giờ những người trung thành với Francis đã đi rồi, tình cảnh của những ‘giáo hội ngầm’ đang rất thê lương. Thậm chí ‘Hội Công giáo yêu nước’ có 7 người hợp pháp, thì 7 người đó cũng không phải là giám mục chính thống, nếu để họ thay thế các ‘giám mục ngầm’, thì sẽ là cực kỳ tàn nhẫn”, “Ông nội” Trần Nhật Quân bày tỏ.

Tín hữu Công giáo Trung Quốc phải tuyệt đối nghe theo đảng

Khi được phóng viên hỏi về việc lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình liên tục đẩy mạnh “Trung Quốc hóa tôn giáo”, Tòa Thánh nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Đức Hồng y Trần Nhật Quân nói: “Tòa thánh biết rằng trong hai năm qua, việc ký kết Thỏa thuận tạm thời với Trung Quốc chỉ là một bước thụt lùi, một số việc mà ĐCSTQ trước đây không làm, thì nay đều đã làm rồi. Nghiêm trọng nhất là việc không cho người dưới 18 tuổi đến nhà thờ, hoặc tham gia các hoạt động tôn giáo”.

Đức Hồng y cũng cho rằng, việc ĐCSTQ đẩy mạnh bản địa hóa Công giáo, chính là việc cưỡng chế phải nghe theo đảng.

Người Hồng Kông mất tự do sau khi “Luật an ninh quốc gia” được thi hành

Về tác động của “Luật An ninh Quốc gia” phiên bản Hồng Kông – được thi hành vào ngày 30/6, đối với tự do tôn giáo ở Hồng Kông, “Ông nội” Trần Nhật Quân bày tỏ rằng, đây là một điều “khủng khiếp”. Đức Hồng y tin rằng, sau khi thực hiện “Luật an ninh quốc gia”, sẽ không còn gì nữa, ĐCSTQ có thể làm bất cứ điều gì, bao gồm cả “áp giải về Trung Quốc”. Sau khi xem chi tiết các điều khoản của “Luật an ninh quốc gia”, ông cảm thấy “thật sự đáng sợ”.

“Tôi đã rất ngây thơ, sau khi ‘Luật an ninh quốc gia’ ban hành, tôi đã xem rất chi tiết, xem từng chữ một, xem rất chăm chú, sau khi xem xong tôi nói là thật lãng phí thời gian, mình đang làm cái gì vậy? Chính quyền Hồng Kông nói rằng trong những trường hợp đặc biệt, họ (cảnh sát) không cần có lệnh khám xét, bạn bị bắt trong tình huống đặc biệt chưa chắc đã có luật sư giúp bạn, họ bắt giữ bạn rồi, người nhà cũng không thể đến thăm. “Luật an ninh quốc gia” sẽ bắt và gửi bạn về Trung Quốc, vậy nên cũng bao gồm “Luật áp giải về Trung Quốc” ở trong đó. Kì thực sau khi tôi xem xong, tôi nói hoàn toàn là làm gì cũng được, họ (Bắc Kinh) không cần nói dài dòng như thế, thật sự “dọa chết người ta” rồi, nói cũng không được nói, quyền tự do ngôn luận cũng không có nữa”, “Ông nội” Trần Nhật Quân bày tỏ.

Việc bổ nhiệm giám mục Hồng Kông là được ‘ban phước’ bởi Bắc Kinh

Việc bổ nhiệm giám mục của Giáo phận Công giáo Hồng Kông đã bị treo hơn một năm. Vào cuối tháng 9, Đức Hồng y Trần Nhật Quân đã sắp xếp cho người kế nhiệm của mình đến thăm Vatican, nhưng không được Giáo hoàng tiếp đón. “Ông nội” bày tỏ rằng, vốn dĩ Tòa thánh nghĩ rằng Giám mục phụ đương nhiệm của Giáo phận Công giáo Hồng Kông – Hạ Chí Thành, là một ứng cử viên lý tưởng, nhưng lại có người cho rằng Giám mục Hạ Chí Thành đã tham gia một số cuộc biểu tình vào năm 2019, bao gồm một số cuộc họp và biểu tình cầu nguyện, có thể sẽ không được ĐCSTQ ‘chào đón’. Thay vào đó, một linh mục khác là Thái Huệ Dân, người được Bắc Kinh ‘ban phước’, nên là ứng viên “tốt hơn” cho vị trí này.

Theo Đức Hồng y Trần Nhật Quân, Quốc vụ khanh Parolin chắc chắn sẽ càng thích Thái Huệ Dân – một người thân cộng sản, và kế vị chức giám mục Hồng Kông. Nhưng họ đã nghe được rất nhiều phản đối từ phía Hồng Kông, nên có thể sẽ quyết định tìm một người thứ ba, ngoài Hạ Chí Thành và Thái Huệ Dân, tức là ứng cử viên mà cả Vatican và ĐCSTQ đều có thể chấp nhận.

Đức Hồng y Trần Nhật Quân biểu thị, không dễ để tìm được một ứng cử viên “thứ ba”, cộng thêm việc Vatican luôn khá chủ động trong việc gia hạn thỏa thuận tạm thời, nên Tòa Thánh có thể sẽ nhượng bộ, bổ nhiệm Thái Huệ Dân làm giám mục Hồng Kông để có được sự gia hạn thỏa thuận từ phía Bắc Kinh. “Ông nội” chỉ trích rằng, việc bổ nhiệm các giám mục ở Hồng Kông phải được Bắc Kinh ‘ban phước’, có nghĩa là “một quốc gia, hai chế độ” đã hoàn toàn biến mất.

“Dưới tình huống như vậy, đương nhiên Vatican sẽ phải nhượng bộ nhiều hơn. Họ (Bắc Kinh) sẽ đưa ra các điều kiện cao hơn. Trong đó có thể sẽ nói rằng họ thích Thái Huệ Dân hơn, và buộc Vatican phải bổ nhiệm Thái Huệ Dân làm giám mục. Nếu chúng ta vẫn còn ‘Một quốc gia, hai chế độ’ – trước giờ họ đều không phủ nhận việc này, nếu như vẫn còn ‘Một quốc gia, hai chế độ’, Hồng Kông chúng ta bổ nhiệm giám mục sẽ không bị Bắc Kinh khống chế. Bây giờ giám mục Hồng Kông muốn bổ nhiệm đều cần Bắc Kinh ‘chúc phúc’, tức là bằng như không có ‘Một quốc gia, hai chế độ’ nữa, nếu thật sự là như vậy, chúng tôi sợ rằng Vatican sẽ bổ nhiệm người tên Thái Huệ Dân này”, “Ông nội” Trần Nhật Quân bày tỏ.

Bầu người thân cộng sản làm giám mục sẽ đe dọa an nguy của Hồng Kông

Đức Hồng y Trần Nhật Quân nói, nếu một ứng cử viên ủng hộ Bắc Kinh được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Hồng Kông, đối với Hồng Kông sẽ rất bất lợi. Ông chỉ trích Đặc khu trưởng Hồng Kông đương nhiệm Carrie Lam, người “rất nghe lời Bắc Kinh” đã “làm cho Hồng Kông thành một mớ hỗn loạn”, và thêm rằng, nếu giám mục của giáo phận Hồng Kông nghe theo lời Bắc Kinh, thì sẽ gây ra một sự hỗn loạn trong lòng giáo hội, nên hy vọng giáo hoàng sẽ cân nhắc ý kiến ​của mình.

“Nếu các giám mục Công giáo của chúng tôi hoàn toàn nghe theo lời của Bắc Kinh, thì sẽ dẫn đến lục đục nội bộ trong lòng giáo hội, tức là không tuân theo Kinh thánh, không theo chỉ thị của giáo hội, mà theo lệnh của Tập Cận Bình, vậy là không đúng rồi. Thế nên, chúng tôi rất khẩn trương muốn tiếp kiến Giáo hoàng. Không gặp được Giáo hoàng cũng không sao, ít nhất ông ấy đã nhận được thư của tôi và biết rằng tôi muốn trò chuyện với ông ấy, ít nhất ông ấy biết rằng tôi rất lo lắng về điều này”; “Người Công giáo chúng tôi tin vào Chúa, chứ không tin vào con người, con người có thể ‘sai lầm’, nhưng Chúa mới là Đấng quyết định”, “Ông nội” Trần Nhật Quân bày tỏ.

Đức Hồng y Trần Nhật Quân cũng cho biết, mặc dù Thái Huệ Dân chưa nhận được sự bổ nhiệm chính thức từ Tòa thánh, nhưng có thể nói ông ta đã bắt đầu công việc của một giám mục, chẳng hạn như sắp xếp một số người trung thành với ông ta vào làm việc trong nhà thờ. Đức Hồng y nói rằng, đây là những phương pháp thế tục, chúng không phù hợp với giáo lý của hội thánh, bao gồm cả việc yêu cầu các linh mục không giảng về chính trị.

Hồng y Trần Nhật Quân sẽ “biến mất” nếu người thân cộng được làm giám mục

Sau khi Giáo Hoàng từ chối gặp mặt trong tháng 10, Đức Hồng y Trần Nhật Quân đành để lại tâm thư và đeo ba lô trở về Hồng Kông
Sau khi Giáo Hoàng từ chối gặp mặt trong tháng 10, Đức Hồng y Trần Nhật Quân đành để lại tâm thư và đeo ba lô trở về Hồng Kông. (Ảnh: SC)

Đức Hồng y Trần Nhật Quân nói rằng, các tín hữu ở Hồng Kông rất đơn thuần, nếu giáo hoàng đã bổ nhiệm một người nào đó làm giám mục giáo phận Hồng Kông, ông tin rằng các tín hữu sẽ không “làm phản”, và ông cũng sẽ không “làm phản”. Tuy nhiên, nếu Giáo hoàng bổ nhiệm Thái Huệ Dân làm giám mục giáo phận Hồng Kông, ông sẽ không nói gì nữa, và sẽ “biến mất” để biểu thị phản đối.

“Nếu Thái Huệ Dân thực sự được làm giám mục, tôi sẽ không xuất hiện cùng ông ta trong những khung cảnh long trọng của nhà thờ, tôi nhất định sẽ tránh xuất hiện cùng ông ta. Tôi sẽ không công khai chống lại ông ấy, bởi vì đây là giới điều của chúng tôi, nhưng sự biến mất của tôi sẽ là một hình thức phản đối, đúng không? Nhưng sẽ không nói quá nhiều về việc chúng tôi không muốn giám mục này, Giáo hoàng đã ban tức là ban rồi. Nhưng điều đó thật sự đáng buồn, tôi thậm chí đã nói rằng sau khi tôi chết, tôi không muốn được chôn cất tại Nhà thờ chánh tòa nữa (Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội của Công giáo Hồng Kông)”, “Ông nội” Trần Nhật Quân tâm sự.

Bộ Ngoại giao Đài Loan hoàn toàn nắm chắc thỏa thuận

Vatican là quốc gia duy nhất ở châu Âu ngoại giao với Đài Loan. Bộ Ngoại giao Đài Loan vào ngày 22/10 cho biết, đối với việc Tòa thánh và Trung Quốc sẽ gia hạn thỏa thuận tạm thời, họ hoàn toàn nắm rõ, và tiếp tục giữ liên lạc với Vatican. Tòa Thánh đã nhiều lần công khai tuyên bố rằng, “Thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm giám mục giữa Vatican và Trung Quốc” đề cập đến các vấn đề thuộc giáo vụ, không động đến các vấn đề chính trị hoặc ngoại giao. Đài Loan tin tưởng những lời hứa của Tòa Thánh.

Bộ Ngoại giao Đài Loan cũng nhấn mạnh rằng, lập trường của Đài Loan đối với thỏa thuận tạm thời giữa Vatican và Trung Quốc sẽ không thay đổi, và hy vọng nó sẽ giúp cải thiện vấn đề tự do tôn giáo đang ngày càng nghiêm trọng ở Trung Quốc. Các thủ đoạn bức hại giáo hội của ĐCSTQ gần đây đang ngày một thậm tệ hơn, tình trạng nhân quyền và tự do tôn giáo ở Trung Quốc cũng đang ngày càng chuyển biến xấu. 

Lương Phong

Theo epochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

x