Bị tình nghi là gián điệp, Lý Phi Phi vẫn được Twitter bổ nhiệm vào ban quản trị?
Twitter mới đây đã bổ nhiệm người được cho là gián điệp Trung Quốc – Lý Phi Phi (Fei Fei Li) vào hội đồng quản trị của công ty. Bà Lý đã tham gia vào dự án vũ khí hóa trí tuệ nhân tạo kết hợp với tập đoàn Google, để ứng dụng vào cuộc chiến con người và máy móc cho quân đội Trung Quốc, GreatGameIndia đưa tin.
“Với chuyên môn tuyệt vời trong lĩnh vực kỹ thuật, khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo, Phi Phi mang đến những góc nhìn phù hợp cho Hội đồng quản trị, bởi Twitter đang tiếp tục ứng dụng công nghệ để cải thiện chất lượng dịch vụ, và đạt được các mục tiêu dài hạn”, ông Omid Kordestani – Chủ tịch điều hành của Twitter chia sẻ.
Lý Phi Phi đã được truyền thông Trung Quốc đưa tin rộng rãi, là một trong hai nhà khoa học của Google, quản lý những dự án của tập đoàn về phát triển trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc. Tháng 12/2017, Google đã mở một trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo tại Bắc Kinh.
Tháng 12/2017, tại sự kiện ra mắt Trung tâm AI của Google tại Trung Quốc, cổng thông tin truyền thông Trung Quốc – Sina đưa tin, bà Lý Phi Phi đã chia sẻ với khán giả rằng, bà bắt đầu thúc đẩy ý tưởng thành lập một trung tâm AI ở Trung Quốc, với các Giám đốc điều hành của Google và Google Cloud ngay sau khi gia nhập tập đoàn vào tháng 1/2017.
Bà Lý cũng là một trong những người chiến thắng giải thưởng “You Bring Charm to the World Award” năm 2017-2018. Đây là lễ trao giải được tài trợ bởi các cơ quan truyền thông Trung Quốc, trao tặng cho các cá nhân Trung Quốc tạo ra ảnh hưởng đến cách nhìn của thế giới đối với quốc gia.
Tháng 12/2017, Viện nghiên cứu Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa nhận định, bà là một trong số 50 người Trung Quốc thành công nhất từng du học nước ngoài. Sự công nhận này đã được nêu lên tại một hội nghị do một số cơ quan chính phủ mở ra.
Tập đoàn Google gần đây đã trở thành tâm điểm, vì động thái phát triển trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ sự tức giận và cho biết sẽ mở một cuộc điều tra nhằm xem xét “các hành vi phản quốc” của Google.
EXPOSED
How Google created an #ArtificialIntelligence program for human-machine combat teaming for the Chinese military through scholar-spies at the Tsinghua University funded by Science and Technology Committee of China’s Central Military Commission.https://t.co/MFUlWePqOj
— GreatGameIndia (@GreatGameIndia) May 29, 2020
Năm 2019, Google cũng vấp phải chỉ trích vì dự án mang tên Dragonfly – một dự án nhằm thiết lập công cụ tìm kiếm bị kiểm duyệt cho Trung Quốc. Các nhân viên của tập đoàn đã phản đối dự án. Sau những bất ổn nội bộ cùng sức ép chính trị, dự án đã bị đình hoãn.
Sau những phản đối kịch liệt từ phía nhân viên, Google quyết định sẽ không tái thỏa thuận chương trình hợp tác với Lầu Năm Góc về máy bay không người lái. Tổng thống Donald Trump cũng đã có một chuyến thăm Tổng Giám đốc Google – Sundar Pichai để nhận đảm bảo rằng, vị CEO “hoàn toàn cam kết hỗ trợ cho Quân đội Hoa Kỳ”.
Tháng 4/2020, Ủy ban Cạnh tranh Ấn Độ đã thực hiện một cuộc điều tra chống lại Google, vì tập đoàn đã lợi dụng vị thế thống lĩnh thị trường. Nếu bị kết tội, Google có thể sẽ phải chịu án phạt hơn 136 triệu rupee (gần 10 triệu đô la).
Tờ Print đưa tin, một nguồn tin bí danh cho biết, ngoại trừ trường hợp các hình phạt có thể xảy ra, cuộc điều tra cũng sẽ phải mất khoảng 2 năm để hoàn thành.
Cuộc điều tra được tiến hành sau khi Ủy ban Cạnh tranh Ấn Độ đệ trình đơn khiếu nại. Hiện giờ, cuộc điều tra đã được tiếp quản bởi các nhân viên thường trực thuộc đội giám sát gồm 30 thành viên.
Nền tảng mô phỏng Google Earth cũng đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc tấn công Mumbai ngày 26/11/2008. Vậy, liệu chính phủ Ấn Độ có điều tra vai trò đáng nghi của Google tại Ấn Độ, như cách mà chính quyền Mỹ đang tiến hành tại quốc gia họ hay không?
Dù Google có thông đồng với quân đội Trung Quốc, hoặc là bị các gián điệp Trung Quốc thâm nhập vào tổ chức, hay liệu chính phủ Mỹ có thể tách rời tập đoàn ra khỏi ràng buộc với Trung Quốc hay không, thì chính quyền Ấn Độ vẫn nên đề cao cảnh giác rằng: Google là một công ty mặt trận quân sự, và nó sẽ trở thành vũ khí chiến tranh chống lại Ấn Độ, nếu một sự việc giống như cuộc tấn công tại Mumbai đề cập ở trên xảy ra.
Việt Anh (theo GreatGameIndia)
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết là quan điểm của BBT Tinhhoa.net