Âm nhạc có thể tiên đoán đại sự trong thiên hạ

11/02/19, 11:59 Cổ Học Tinh Hoa

Nhiều người biết rằng, đồ ăn giống như dược liệu, bí quyết ẩm thực truyền thống có thể giải quyết rất nhiều bệnh thời hiện đại. Tuy nhiên có mấy ai biết được, tổ tiên của “dược” chính là âm nhạc và âm nhạc còn có thể tiên tri.

 Âm nhạc có thể tiên đoán đại sự trong thiên hạ. Ảnh 1
Âm nhạc có thể phản ánh sự thịnh suy của một triều đại. (Ảnh: Shen Yun)

Ban đầu âm nhạc được sinh ra vì để chữa bệnh. Về điểm này có thể tìm hiểu về Thương Hiệt tạo ra chữ viết, bởi vì chữ “dược” là từ chữ “nhạc” mà sinh ra, ban đầu khi âm nhạc được sinh ra là dùng để chữa bệnh. Có thể nói rằng, âm nhạc chính là là tổ tiên của “dược”.

Trong chữ Hán, chữ “Dược” (藥) xuất phát từ chữ “Nhạc” (樂). Nó phản ánh một điều khó tin nhưng có thực: Chức năng nguyên thủy của âm nhạc là để trị bệnh. Sau này, người ta phát hiện ra rằng một số loại thảo mộc nhất định cũng có thể trị bệnh, nên họ đã thêm bộ “Thảo” (艹), tức là cỏ cây, lên trên chữ “Nhạc”. Từ đó chữ “Dược” ra đời.

Âm nhạc tốt đẹp có thể bồi dưỡng tình cảm sâu đậm, tịnh hóa tâm linh, để con người hưởng thụ được sự mỹ diệu. Càng kỳ diệu hơn chính là âm nhạc của Trung Hoa không chỉ có bề dày lịch sử lâu đời, mà còn ẩn chứa quy luật vận hành của trời đất.

Vì vậy, có rất nhiều nhà âm nhạc thời cổ đại chỉ nghe qua nhạc điệu, có thể dự đoán sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, biết trước sự hưng vong của quốc gia. Trong nhạc khúc đó rốt cuộc ẩn chứa điều huyền bí gì mà những nhà âm nhạc này lại có thể giải được giai điệu, dự đoán trước tương lai kia chứ?

Nghe nhạc biết họa phúc, thịnh suy, tồn vong

“Xem xét âm nhạc một quốc gia, có thể biết trạng thái chính trị của quốc gia…”. (Ảnh: Internet)

Trong “Nhạc ký” ghi chép: “Xem xét âm nhạc một quốc gia, có thể biết trạng thái chính trị của quốc gia đó, cũng có thể từ đó biết được nên trị sửa thế nào.

Nhạc thái bình thịnh thế, an tường lại vui vẻ, quốc gia đó nhất định chính trị thông đạt, con người hài hòa.

Nhạc loạn thế, chứa đầy ai oán và phẫn nộ, quốc gia đó nhất định thực hiện các chính sách ngược lòng người trái đạo trời.

Nhạc vong quốc, chứa đầy bi ai và ưu tư, bách tính sẽ rơi vào khốn cảnh tuyệt vọng.

Đạo âm thanh, là tương thông với chính trị. Trong ngũ âm, âm ‘cung’ đại diện cho quân vương, âm ‘thương’ đại diện cho bề tôi, âm ‘giốc’ là dân, âm ‘chủy’ là sự việc, âm ‘vũ’ là vật.

Quân, thần, dân, sự, vật – năm cái này không loạn, thì sẽ không có âm thanh không hài hòa.

Nếu âm ‘cung’ loạn, thì tiếng nhạc hoang loạn, quân vương quốc gia này nhất định ngạo mạn phóng túng vô độ.

Âm ‘thương’ loạn, thì tiếng nhạc khuynh loát, biểu thị quan lại quốc gia này bại hoại.

Thanh ‘giốc’ loạn, thì tiếng nhạc ưu thương, bách tính ắt oán hận nhiều.

Âm ‘chủy’ loạn, thì tiếng nhạc bi ai, quốc gia ắt nhiều sự việc không yên ổn.

Tiếng ‘vũ’ loạn, thì khúc điệu khuynh nguy, biểu thị quốc gia này tài vật kiệt quệ.

Nếu cả 5 âm thanh đều loạn, xâm lăng lẫn nhau, thì gọi là khinh mạn. Quốc gia này cách diệt vong chẳng còn bao xa nữa.

Từ đó có thể thấy, nhạc còn có thể dùng để dự đoán hưng suy tồn vong, họa phúc của một quốc gia, đây cũng là tách ra từ chức năng trị quốc của nhạc mà ra”.

Nhà âm nhạc Vạn Bảo Thường dự ngôn thiên hạ sẽ đại loạn

Vạn Bảo Thường dự đoán chính xác về sự nghiệp của Tùy Dương Đế. (Ảnh qua kakatoutiao.com)

Vào triều Tùy có nhà âm nhạc Vạn Bảo Thường, từ nhỏ đã có tài năng thiên phú về âm nhạc. Có một lần được Thần tiên điểm hóa, truyền thụ cho ông pháp bát âm diễn tấu sắp bị thất truyền, lại còn dạy cho ông âm nhạc đổi thay của các triều đại lịch sử, cũng sửa lại các chỗ sai trong nhạc khúc. Vạn Bảo Thường vì được Tiên nhân truyền thụ, từ đó càng tinh thông các loại âm nhạc có trong nhân gian.

Trong “Tùy thư. Vạn Bảo Thường truyện” có ghi chép: Vào năm đầu khi Tùy Văn Đế khai triều, phái quốc công Trịnh Dịch chỉnh lý lại nhạc phổ và quy chế lễ nghi liên quan âm nhạc trong cung đình, Văn Đế triệu kiến Bảo Thường, hỏi ông âm nhạc mà Trịnh Dịch chỉnh lý có ổn không.

Bảo Thường nói: “Đây là thanh âm vong quốc, không phải âm điệu mà điện hạ nên nghe!”. Ông cực lực phản đối sử dụng loại âm nhạc này. Văn Đế hạ chiếu để Bảo Thường sáng tác nhạc khúc mới, nhưng nhạc khúc mới trang nhã bình thản, con người đương thời đều không thích nghe.

Vạn Bảo Thường từng nghe nhạc khúc diễn tấu ở Đại Thường Tự, sau khi nghe xong thì mắt ông đẫm lệ. Người ta hỏi ông vì sao khóc, Bảo Thường nói: “Tiếng nhạc này phóng đãng mà bi ai, biểu thị rằng thiên hạ không lâu nữa sẽ tàn sát lẫn nhau, hơn nữa con người hầu như bị giết sạch”.

Lúc đó chính là thời kỳ toàn thịnh của triều Tùy, những người nghe Bảo Thường nói lời này đều cho rằng không đúng. Đến khi sự nghiệp Tùy Dương Đế mới được 14 năm, tai họa nổi lên ở bốn phía, quả nhiên đã nghiệm chứng lời của Vạn Bảo Thường.

Lời tiên đoán của nhạc công: Tùy Dương Đế một đi không trở lại

Trong “Thông Điển” ghi chép lại, lúc Tùy Dương Đế đi tuần du Giang Đô, con trai của nhạc công Vương Lệnh Ngôn từ nội cung trở về nhà, đến bên ngoài cửa dùng Tỳ Bà đàn nhạc khúc “An Công Tử”. Vương Lệnh Ngôn nghe xong sắc mặt đột ngột thay đổi, trong lòng hoảng sợ, lập tức khuyên bảo con trai: “Con đừng tùy giá đi Giang Đô. Nhạc khúc này không có âm cung, cung đại biểu cho quân vương, hoàng thượng khẳng định không quay về được”. Sau đó, Tùy Dương Đế quả thật bị giết ở Giang Đô.

Ninh Vương biết trước có loạn thần làm loạn

Trong “Đường Ngữ Lâm” có ghi chép: Cuối năm Khai Nguyên triều Đường, đô đốc phủ Tây Lương hiến dâng nhạc khúc mới, Đường Huyền Tông liền chiêu đãi chư Vương để thưởng thức. Sau khi nhạc khúc chấm dứt, tất cả mọi người nhao nhao chúc mừng, nhưng chỉ có anh cả của Đường Huyền Tông là Ninh Vương im lặng không nói.

Huyền Tông hỏi duyên cớ, Ninh Vương nói: “Làn điệu khúc nhạc này tuy tốt đẹp, nhưng thần nghe nói, một nhạc khúc khởi đầu tại âm cung, kết thúc tại âm thương, ở giữa có các âm giác, chinh, vũ tạo thành, từ đầu đến cuối phải hô ứng cung, thương. Bản nhạc này lúc bắt đầu đã xa rời điệu cung, ở giữa sử dụng rất ít âm chinh, mà điệu thương dùng lộn xộn, có xu hướng tăng cường.

Thần còn nghe nói, trong ngũ âm, cung đại biểu quân vương, thương đại biểu hạ thần, điệu cung không mạnh mẽ tức là thế lực quân vương suy yếu, điệu thương mạnh quá tức là điềm báo có hạ thần làm loạn. Sự việc hiện hình trong âm luật, tản mạn trong tiếng ca, sẽ có một ngày ứng nghiệm trong đời thực. Thần lo sợ có một ngày loạn thần lấn lướt, e rằng điện hạ có nạn lưu ly, đã tiên đoán trong khúc nhạc này rồi!”.

Huyền Tông vốn tinh thông âm luật vừa nghe xong lặng im không nói. Không lâu sau, quả nhiên loạn An Sử (An Lộc Sơn) bùng nổ, chứng thực lời Ninh Vương đã nói.

Văn Thiên Tường nghe “A thứ lai”: Người Nam không phục hưng 

Trong “Chí chính trực ký” ghi chép lại: Triều Nguyên năm 15 (năm 1278), quân Nam Tống bại trận, thừa tướng Văn Thiên Tường bị quân Nguyên áp giải vào kinh. Lúc đó, quân đội Mông Cổ đánh thắng trận, mọi người vui vẻ cùng hát bài “A thứ lai”. Văn Thiên Tường nghe được ca khúc này, trong lòng thấy chấn động, bèn hỏi quan quân Mông Cổ: “Ca khúc này đến từ đâu vậy?”.

Quan quân nói: “Bài hát này đến từ phương Bắc, là bài hát của triều chúng tôi!”. Văn Thiên Tường nghe xong, thở dài nói: “Đây chính là âm Hoàng Chung, người Nam sẽ không thể phục hưng rồi”.

Dùng Hoàng Chung làm cung âm, đại biểu cho quân vương. Văn Thiên Tường nghe được tiếng ca của quân nhân Mông Cổ giống như Hoàng Chung, bởi vậy thở dài rằng vận mệnh triều đại Nam Tống diệt vong như vậy.

Ngũ âm đối ứng với ngũ hành, có ngàn vạn liên hệ với thiên nhiên vạn sự vạn vật. Nhà âm nhạc cổ đại căn cứ theo biến hóa của ngũ âm, nghe âm thanh xem có phải là ngũ âm hài hòa, thuận theo vận hành của trời đất, thì có thể đoán trước được hưng suy tồn vong của một quốc gia.

Trong “Lạc Ký” cũng nói, trạng thái chính trị của một quốc gia, chỉ cần xem âm nhạc của quốc gia này thì có thể biết. Có thể thấy âm nhạc có ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội.

Chính như Khổng Tử nói: “Thiên hạ hữu đạo, tắc lễ nhạc chinh phạt, tự thiên tử xuất; thiên hạ vô đạo, tắc lễ nhạc chinh phạt, tự chư hầu xuất” (Thiên hạ có đạo, thì lễ nhạc chinh phạt, từ thiên tử ra; Thiên hạ vô đạo thì lễ nhạc chinh phạt, từ chư hầu ra) cũng là giảng ra âm nhạc nên có đạo lý rất cao nhã.

Liên Hoa, theo SOH

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

x