GS Chương Thiên Lượng: Đã có luận chứng chính xác kết luận kinh tế Trung Quốc vĩnh viễn không thể vượt qua Mỹ

24/03/21, 16:55 Góc Nhìn

Nền kinh tế Trung Quốc vĩnh viễn không thể vượt qua Hoa Kỳ” – đó là kết luận của GS. Dịch Phú Hiền, một nhà khoa học dân số kỳ cựu của Đại học Wisconsin – Madison. Nhận định này được ông đưa ra sau nhiều năm theo dõi và nghiên cứu tình hình dân số Trung Quốc.

GS Chương Thiên Lượng: Đã có luận chứng chính xác kết luận kinh tế Trung Quốc vĩnh viễn không thể vượt qua Mỹ
Giáo sư Chương Thiên Lượng. (Ảnh qua ET)

GS. Chương Thiên Lượng là một nhà sử học nổi tiếng, đồng thời là một nhà bình luận phân tích chính trị. Ông đã đưa ra lời bình về kết quả nghiên cứu của Giáo sư Dịch Phú Hiền trên kênh truyền thông cá nhân, giải thích vì sao kết luận của Giáo sư Dịch là thuyết phục.

Trong cuốn sách “Đại quốc không sào” (tạm dịch: Đất nước lớn như một tổ chim trống rỗng) của GS Dịch Phú Hiền có viết rằng, khủng hoảng dân số ở Trung Quốc nghiêm trọng như Nhật Bản, và sẽ phá hủy giấc mơ kinh tế.

Khi nói đến vấn đề này, rất nhiều “tiểu phấn hồng” – những người trẻ tuổi theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc trên Internet – đặc biệt tự hào về sự phát triển kinh tế dưới thời Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong quá khứ, có thể sẽ cảm thấy rất mất mặt. Trên thực tế, ngay từ năm 2007, GS Dịch Phú Hiền đã đưa ra quan điểm này. 

Đại quốc như một tổ chim rỗng

Cuốn sách “Đại quốc không sào” được Giáo sư Dịch xuất bản năm 2017. Trong đó nói về tình trạng nghiêm trọng của vấn đề dân số Trung Quốc. Đồng thời ông dự đoán rằng, dân số Trung Quốc có thể nhanh chóng phải đối mặt với vấn đề suy giảm dân số.

Đến năm 2019, cuốn sách của GS Dịch được đăng trên tờ “South China Morning Post” phiên bản tiếng Anh với tiêu đề “Cuộc khủng hoảng dân số sắp xảy ra ở Trung Quốc, sớm hơn cả Nhật Bản, sẽ phá hủy giấc mơ kinh tế của nước này như thế nào”.

Chúng ta đều biết rằng diện tích lãnh thổ của Nhật Bản rất nhỏ, hơn nữa 

điều kiện địa lý của đất nước này không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, nơi đâu cũng đều có núi lửa, có thể nói đất nước Nhật là một đảo núi lửa giống như Đài Loan.

Khu vực có điều kiện tốt hơn một chút chủ yếu nằm trên đảo Honshu của Nhật Bản, gần Tokyo. Đây là một đô thị siêu lớn của thế giới. Dân số của Tokyo và một số thành phố xung quanh cộng lại với nhau có thể chiếm hơn một nửa dân số Nhật Bản. Vì vậy, ở Nhật Bản người ta luôn cảm thấy rất đông đúc, chật chội. 

Cũng có tin đồn rằng ở Nhật Bản, nhân viên văn phòng không được đi tàu điện ngầm, vì số người đi tàu quả thực quá đông. Điều này nói lên rằng dân số Nhật đặc biệt nhiều.

Mặc dù Nhật Bản có dân số khá đông, hơn 127 triệu người, nhưng lực lượng lao động của Nhật Bản lại không đủ, vì tình trạng già hóa dân số ở đây vô cùng nghiêm trọng. 

Kết cấu dân số chủ yếu của Nhật Bản là người cao tuổi, bộ phận người này khi nghỉ hưu sẽ không làm việc nữa. Do đó, một quốc gia với mật độ dân số cao như Nhật Bản, thường phải đưa lao động từ nước khác vào. Ngoài ra Canada và Úc cũng là những quốc gia nhập khẩu lao động vì lực lượng lao động của các nước này không đủ.

Hiện tại Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với vấn đề thiếu lao động, điều này nghe có vẻ hơi kỳ lạ phải không? Với dân số hơn 1,3 tỷ người, tại sao Trung Quốc có thể đối mặt với tình trạng thiếu lao động được?

Kết luận khá thuyết phục qua phân tích từ góc độ khoa học dân số

Trước đây, khi phân tích về nền kinh tế của ĐCSTQ, chúng ta thường tập trung vào sự huỷ diệt của chủ nghĩa toàn trị đối với tính sáng tạo của con người. Tức là ở các quốc gia theo chủ nghĩa toàn trị, người dân thiếu tính sáng tạo và tư duy độc lập, dẫn đến không thể tiến bộ về khoa học và công nghệ. 

Trước đây tôi đã từng nói rằng những vấn đề nghiêm trọng của Trung Quốc như ô nhiễm môi trường có thể là một yếu tố hạn chế sự phát triển kinh tế. Người ta cũng đề cập rằng sự băng hoại đạo đức của người Trung Quốc cũng sẽ khiến kinh tế bị ức chế. Các sản phẩm được sản xuất ra đều là hàng giả và kém chất lượng, thậm chí có thể là những thực phẩm độc hại, có hại cho sức khỏe con người, giữa người với người luôn đề phòng lẫn nhau… Chi phí vận chuyển trong xã hội trở nên rất cao. Những điều này đều thuộc về góc độ xã hội học, thiên về phân tích định tính hơn là phân tích định lượng.

Còn Giáo sư Dịch là đứng từ góc độ nhân khẩu học mà phân tích. Phân tích của ông khá thuyết phục, rất mang tính khoa học và có thể giải thích rõ vấn đề, vì ông là một nhà phân tích định lượng. Tờ VOA ​​đã đăng tải bài phỏng vấn GS Dịch Phú Hiền, ông cũng đưa ra dự đoán đáng ngạc nhiên rằng: “Kinh tế Trung Quốc sẽ không bao giờ vượt qua Mỹ”. Trong bài báo, phóng viên đã đặt ra rất nhiều hỏi sắc bén để phỏng vấn ông.

Có rất nhiều người chống Cộng đã đưa ra quan điểm rằng, nếu Trung Quốc phát triển thì có thể sẽ đe dọa Hoa Kỳ hoặc tranh bá với Hoa Kỳ. Giáo sư Dịch cũng không ủng hộ ĐCSTQ, nhưng ông lại đưa ra một thuyết “không mấy đáng lo ngại” về Trung Quốc, cho rằng “Trung Quốc không phải là mối đe dọa của Hoa Kỳ”

Từ một kết luận trên, ông Dịch Phú Hiền bắt đầu đưa ra luận chứng của mình và chứng thực rằng: ĐCSTQ thực sự rất khó có thể đe dọa Hoa Kỳ, thậm chí không cách nào đuổi kịp Hoa Kỳ. Nền kinh tế Trung – Mỹ giống như một cuộc cạnh tranh giữa người chạy nước rút và người chạy đường dài, khoảng cách giữa các đối thủ đương nhiên sẽ ngày càng lớn hơn.

Một số người từng dự đoán rằng, theo tốc độ phát triển kinh tế hiện tại của ĐCSTQ, thì vào năm 2035 nó sẽ có thể vượt qua Hoa Kỳ. GDP của Trung Quốc cũng sẽ vượt qua Hoa Kỳ. 

Hiện nay do ảnh hưởng của bệnh dịch, GDP của Hoa Kỳ không những không tăng mà ngược lại đang giảm xuống, còn ĐCSTQ mỗi năm một tăng. Cả hai phương diện được và mất đều sẽ khiến ĐCSTQ có thể vượt qua Hoa Kỳ vào năm 2028. Hiện tại, một số ông lớn trong ĐCSTQ cũng có thể đang tuyên truyền những quan điểm như vậy, kích động lòng tự hào dân tộc của người dân và biện hộ tính hợp pháp trong việc nắm quyền của ĐCSTQ.

Giáo sư Dịch đã đưa ra một quan điểm rất thú vị, ông cho biết: Kể từ năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc là 10%. Các phương tiện truyền thông chính thống vào thời điểm năm 2011 cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi Hoa Kỳ vào năm 2032. Khi đó trong nước rất hưng phấn, cho rằng Trung Quốc đang trên đà phát triển.

Về vấn đề này, Giáo sư Dịch đưa ra một ví dụ: Nhật Bản là vận động viên chạy nước rút, giống như Đài Loan và Hàn Quốc, trong khi Hoa Kỳ là vận động viên chạy đường dài và thể lực dự bị của anh ta đặc biệt dồi dào. Cũng giống như nền nông nghiệp của Hoa Kỳ và Trung Quốc, bạn cảm thấy rằng sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc tốt hơn nhiều so với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Trung Quốc dựa vào một lượng đất ít như vậy để nuôi sống rất nhiều người. Ngoài ra, không phải lúc nào nó cũng có thể tăng trưởng theo tuyến tính mà đến một mức độ nhất định nó sẽ gặp phải nút thắt. 

Kinh tế Trung Quốc phát triển cũng giống như vậy, Dịch Phú Hiền nói: “Khi chạy nước rút, bạn có thể chạy rất nhanh trong thời gian ngắn, cũng không khó để vượt qua đối thủ, nhưng trong thời gian dài, bạn sẽ hoàn toàn không thể so sánh với đối thủ. Tốc độ chạy nước rút 100m của bạn có thể nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa bạn và đối thủ phía trước, đó là bạn đang chạy nước rút ở tốc độ 100m, nhưng nếu bạn dùng tốc độ 100m để chạy 400m, bạn sẽ không thể chạy nổi và phải chạy chậm lại, sau đó bạn sẽ thấy rằng khoảng cách giữa bạn và đối thủ ngày càng dài hơn”.

Dân số già của Trung Quốc sẽ gây ra tình trạng thiếu lao động trầm trọng, cùng gánh nặng về kinh tế và xã hội

Theo Giáo sư Dịch, lực lượng lao động của Trung Quốc đã giảm mạnh sau năm 2013 và 2014, tức là dân số Trung Quốc đang già đi nhanh chóng, và lực lượng lao động bắt đầu giảm vào năm 2013 và 2014. Trái lại, lực lượng lao động ở Hoa Kỳ cho đến năm 2050 đều sẽ không giảm. Ông luôn cho rằng vấn đề dân số thực sự là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc tạo ra của cải và việc làm, bởi vì có người mới có tiêu dùng, có người mới làm ra của cải và có chi phí mới có thể kích thích sản xuất.

Lấy ví dụ về vấn đề An sinh Xã hội (Social Security) ở Hoa Kỳ. Vì sau Thế chiến II từng có sự bùng nổ trẻ sơ sinh ở nước này, khi ấy rất nhiều trẻ sơ sinh được sinh ra. Sau khi tham gia vào thị trường lao động, những người này đã thúc đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ trở nên thịnh vượng. 

Trên thực tế, sự thịnh vượng kinh tế do Ronald Reagan (tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ) thúc đẩy vào thời điểm bấy giờ, cũng liên quan đến cổ tức nhân khẩu học của Hoa Kỳ. Tức là tiềm năng tăng trưởng kinh tế có thể là kết quả của sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi, chủ yếu khi tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động lớn hơn tỷ lệ không trong độ tuổi lao động của dân số. Cổ tức nhân khẩu học này đã khiến cho nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng nhanh chóng. Trong thời kỳ Tổng thống Reagan đương nhiệm, tiền An sinh Xã hội ở Hoa Kỳ đã tăng lên vì số lượng lao động rất nhiều, họ cũng không ngừng cất trữ tiền.

Luật pháp Hoa Kỳ quy định rằng, tiền lương của bất kỳ người nào chính là tiền có được từ bên thuê, và trong tiền lương của bạn phải có 6% được gửi vào quỹ An sinh Xã hội Hoa Kỳ. Hiện tại trong quỹ này có khoảng 3 nghìn tỷ đô la và mọi người sẽ lấy lại tiền ở đây sau khi họ nghỉ hưu. Nhưng vì dân số Hoa Kỳ hiện đang tăng trưởng chậm, do đó rất nhiều người nghĩ rằng sẽ có vấn đề với nguồn tài trợ An sinh Xã hội của Hoa Kỳ.

CNBC – một công ty hàng đầu thế giới về tin tức kinh doanh và đưa tin thị trường tài chính theo thời gian thực, đã đưa ra dự đoán rằng Sở An sinh Xã hội ở Hoa Kỳ có thể sẽ sớm hết tiền. Đồng thời dự đoán rằng, vào năm 2020, khoảng 65 triệu người sẽ yêu cầu lãnh số tiền an sinh xã hội trong cơ quan này. Vậy số tiền lãnh là bao nhiêu? Cần lãnh một nghìn tỷ đô la. 

Nhưng còn có những người gửi tiền vào đó. Mà với mức độ này thì tới khi nào quỹ sẽ hết tiền? Điều này được dự đoán là vào khoảng năm 2035. Vậy là sau đó, đại khái bạn sẽ chỉ có thể nhận được 79% từ quỹ an sinh xã hội. Cho nên, bạn sẽ thấy rằng Hoa Kỳ thực ra cũng có vấn đề về dân số, nhưng tương đối mà nói thì vấn đề dân số của ĐCSTQ nghiêm trọng hơn.

Dân số trung bình của Trung Quốc đang tăng vọt và sẽ đạt trên 56 tuổi vào năm 2050; trong khi ở Hoa Kỳ là 44 tuổi.

Giáo sư Dịch đưa ra một số liệu, số liệu này cho biết: Vào năm 1980 dân số ở Trung Quốc sẽ có độ tuổi trung bình là 22, tức là số người trên 22 tuổi với người dưới 22 tuổi là nhiều như nhau. 22 là độ tuổi sung sức, không cần phải cân nhắc quá nhiều đến các khoản chi cho sức khỏe, bao gồm cả chi tiêu cho y tế khi về già, không cần phải cân nhắc đến những điều này. Đây chính là cổ tức nhân khẩu học. Trong trường hợp này, anh ta chỉ làm việc và chi tiêu rất ít, anh ta cũng không cần nhận lương hưu. Do đó, kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng trưởng vào thời điểm này.

Trong những năm 1980, dân số trung bình ở Trung Quốc là 22 tuổi còn ở Hoa Kỳ là 30 tuổi. Vì vậy, rõ ràng là lực lượng lao động Trung Quốc trẻ hơn và họ muốn làm việc hơn. Giáo sư Dịch cho biết, kể từ năm 2014, dân số trung bình của Trung Quốc liên tục tăng, đến năm 2018, dân số trung bình của Đại lục đã trở thành 42 tuổi, cũng chính là nói, số người dưới 42 tuổi và trên 42 tuổi là nhiều như nhau. Trong khi ở Hoa Kỳ là 38 tuổi, kém hơn Trung Quốc 4 tuổi.

Khi con người bước vào độ tuổi trung niên, các cơ quan khác nhau của cơ thể bắt đầu dần dần có vấn đề, cần phải bảo dưỡng, cần ra ngoài rèn luyện sức khỏe,… Lúc đó chi phí y tế sẽ tăng lên. Đối với rất nhiều người làm công việc thể chất, thời trẻ còn có thể lao động chân tay, nhưng sau tuổi trung niên thì không thể làm việc chân tay được nữa. 

Ai cũng biết ở nhiều nước đang thiếu lao động, tìm không được nhân công, chính là do dân số đang già đi. Trong số những thanh niên đang trưởng thành, nếu muốn tìm người để làm công việc thể chất thì rất khó. Chính vì vậy, nếu dân số Trung Quốc đang già hóa, sẽ rất khó để trở thành một nước sản xuất lớn, và rất khó để làm công việc chân tay nặng nhọc ở độ tuổi cao như vậy.

Giáo sư Dịch cho biết, đến năm 2035, dân số trung bình của Trung Quốc sẽ là 49 tuổi, trong khi Hoa Kỳ là 42; đến năm 2050, dân số trung bình của Trung Quốc sẽ đạt từ 56 tuổi trở lên, trong khi Hoa Kỳ là 44.

Nếu dân số trung bình của Trung Quốc đạt 56 tuổi, có nghĩa là hơn một nửa số người đã nghỉ hưu, lúc đó họ dựa vào ai để nuôi dưỡng? Chính là sẽ dựa và nửa kia của mình, do đó áp lực tài chính đối với nửa kia sẽ vô cùng lớn. Mà vào thời điểm đó, dân số trung bình của Hoa Kỳ là 44 tuổi. Cho nên so sánh một chút, bạn sẽ biết về lâu dài nước nào chiếm ưu thế hơn.

Số liệu dân số của Trung Quốc bị làm giả nghiêm trọng, con số tổng dân số thực sự không được biết

Giáo sư Dịch Phú Hiền cũng nói về vấn đề tổng tỷ suất sinh (total fertility rate). Vào năm 1991, tỷ suất của Trung Quốc đã thấp hơn Hoa Kỳ. Đến năm 2000, tỷ suất sinh của Trung Quốc bắt đầu thấp hơn Nhật Bản, Đức, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ý. Do đó, sự già hóa của dân số Trung Quốc chắc chắn sẽ nghiêm trọng hơn cả Nhật Bản. Hiện nay số lượng người cao tuổi lớn tại Nhật Bản cũng khiến nền kinh tế phát triển vô cùng chậm chạp, mà Trung Quốc tương lai sẽ còn tồi tệ hơn cả Nhật.

Nhiều người cảm thấy rằng Trung Quốc hiện nay có dân số rất đông, hơn 1,3 tỷ người. Nghiên cứu của Giáo sư Dịch cho thấy, trên thực tế, việc tạo giả con số thống kê dân số của Trung Quốc là đặc biệt nghiêm trọng, bởi vì nó có liên quan đến lợi ích của ĐCSTQ trong đó. 

Ví dụ như, nếu Uỷ ban Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình quốc gia nói rằng, dân số Trung Quốc hiện đang bắt đầu giảm, thì Văn phòng này sẽ trở thành không có chức năng gì và họ sẽ thất nghiệp. Vì vậy họ sẽ làm giả mạo số liệu dân số. Chính quyền địa phương các nơi cũng vậy, vì có 9 năm giáo dục bắt buộc, anh sẽ được phân bổ quỹ giáo dục dựa trên dân số sinh ra tại địa phương đó. Nếu anh báo cáo nhiều hơn mức dân số hiện có để nhận quỹ giáo dục, thì sẽ nhận được nhiều hơn. Loại gian lận số liệu tinh vi kiểu này đặc biệt nhiều.

Giáo sư Dịch còn đưa ra một ví dụ: Vào năm 2000, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đã đưa ra kết luận rằng, dân số mới sinh toàn quốc là 17,29 triệu người. Đến năm 2015 khi thống kê lại, dân số 15 tuổi vào năm 2015 lẽ ra phải bằng dân số 0 tuổi vào năm 2000. 

Tuy nhiên năm 2015, kết quả khảo sát cho thấy người ở độ tuổi 15 chỉ có 13,5 triệu người. Tất nhiên cũng có trường hợp trẻ em dưới 15 tuổi có thể chết yểu, tuy nhiên trường hợp này rất ít. 

Năm 2000, dân số mới sinh là 17,29 triệu trẻ em thì làm thế nào năm 2015 lại trở thành 13,5 triệu? Nghĩa là 30% đã được báo cáo khống, số trẻ em được báo cáo vượt quá thực tế 4 triệu. Vì vậy, có thể tưởng tượng rằng dân số hiện tại của Trung Quốc rốt cuộc có bao nhiêu kỳ thực vẫn là ẩn số.

Nguyện vọng sinh con của người dân Trung Quốc giảm vì chi phí kinh tế quá cao và thời gian công sức cho việc nuôi dạy con cái quá nhiều

Việc gia tăng dân số có liên quan đến nguyện vọng sinh con. Mức độ mong muốn có con của người dân Hoa Kỳ cũng đang giảm và hiện nay con số này giảm xuống còn 1,65; tức là một cặp vợ chồng chỉ sinh 1,65 con, không đến 2 người. Theo cách này, dân số Hoa Kỳ cũng đang giảm. Ngoài ra, việc chuyển đổi giới tính, sinh thiết, đồng tính luyến ái, … mà cánh tả đưa ra đều sẽ càng làm giảm tỷ lệ sinh của dân số.

Mọi người đều biết rằng sinh con là một việc vô cùng vất vả, và con người ngày nay càng ngày càng không muốn sinh con. Họ sẵn sàng dùng tiền để hưởng thụ và giải trí, chỉ quan tâm đến niềm vui thể xác và tinh thần của bản thân. Hôn nhân, trách nhiệm xã hội và sinh con đẻ cái thường bị bỏ qua một bên. Khi đạo đức của con người suy thoái sẽ khiến tuổi sinh đẻ bị chậm lại, thậm chí giảm mong muốn sinh con. Hơn nữa bây giờ mọi người cảm thấy rằng chi phí nuôi dạy một đứa trẻ là quá cao.

GS. Chương nói, khi ông còn nhỏ, trị an xã hội còn tương đối tốt, hoàn cảnh trưởng thành cũng tương đối đơn giản nên bố mẹ không quá bận tâm. Lúc đó không có Internet, không có các loại hoạt động giải trí, cho nên chủ yếu là đi học. Sau khi tan học về nhà thì làm bài tập, thỉnh thoảng đi chơi những trò như đào cát và những thứ gần gũi với thiên nhiên rồi đi ngủ, không bị cám dỗ quá nhiều.

Ngày nay trẻ em rất khó tập trung vào việc học, đủ loại trò chơi điện tử, các loại thông tin trên mạng, thậm chí cả tin đồi trụy… Thêm vào đó là sự phóng túng các loại dục vọng, những người cánh tả cố tình làm cho con người trở nên ngu ngốc, khiến người ta rất khó tĩnh tâm mà học tập. 

Trong bầu không khí xã hội như vậy, cha mẹ muốn dạy con thì phải dành nhiều thời gian ở bên cạnh để dạy dỗ. Việc này đòi hỏi rất nhiều tâm sức mới chống lại được trào lưu của xã hội. Vì vậy, chi phí, công sức và thời gian trong việc nuôi dạy một đứa trẻ là rất, rất cao. Điều này sẽ càng làm giảm mức độ sẵn sàng sinh con và nuôi con của người dân. Nếu tiếp tục như vậy, dân số sẽ không ngừng giảm xuống.

Già hóa dân số và lực lượng lao động không đủ, cũng không thể thông qua nhập cư mà có thể bổ sung dân số, do đó nền kinh tế Trung Quốc sẽ đình trệ.

Trên thực tế, ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Canada, để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động, thì phương pháp của họ chính là di cư. Nhưng ở Trung Quốc, ai thực sự muốn nhập cư vào đây? Nhập cư vào Trung Quốc sẽ mất đi tự do, lên mạng phải vượt tường lửa. Ai muốn đến một đất nước như vậy?

Hơn nữa không có pháp trị, thì có thể bị bắt bất cứ lúc nào, hoặc bị người khác hãm hại mà không cần lý do. Do đó, Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động trong quá trình già hóa dân số. Vả lại không thể thông qua hình thức di dân để bổ sung dân số từ nước khác được, đồng thời mức độ mong muốn sinh con của người dân Trung Quốc đang giảm xuống. Đây chính là cuộc khủng hoảng nhân khẩu học mà Trung Quốc phải đối mặt.

Tất nhiên, ở góc độ nhân khẩu học, không chỉ Trung Quốc, khi con người bắt đầu phóng túng dục vọng thì dân số liền bắt đầu giảm. Đây thực sự là một cuộc khủng hoảng mang tính toàn thế giới.

Tính sản xuất, sáng tạo của con người, bao gồm tiêu dùng… Tất cả đều thúc đẩy nền kinh tế thế giới. Sau khi số lượng người giảm đi, một quốc gia sẽ không thể thịnh vượng và hùng mạnh như ban đầu.

Hãy nhìn vào Canada, lãnh thổ của nước này còn rộng hơn Trung Quốc, nhưng dân số lại rất ít, chỉ có 30 triệu người, vậy nên thật khó để nghĩ đây là một quốc gia có tầm ảnh hưởng. 

Úc cũng rộng khoảng 7 triệu km vuông, với dân số chỉ khoảng 30 triệu, tức là hơn 20 triệu so với dân số của một thành phố tại Trùng Khánh, Trung Quốc. Do đó mặc dù diện tích lãnh thổ của đất nước này rộng lớn, nhưng cũng rất khó có thể coi đây là một cường quốc có tầm ảnh hưởng.

Vì vậy, vấn đề dân số thực sự là một vấn đề rất nghiêm trọng mà Trung Quốc phải đối mặt. Những suy luận của Giáo sư Dịch Phú Hiền từ góc độ dân số là khá thuyết phục. 

Cuối cùng, có thể kết luận một câu, chính là: Nền kinh tế của Trung Quốc mãi mãi không cách nào vượt qua Mỹ.

Việt Anh

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x