Công trình thủy lợi Đô Giang Yển có thể trường tồn 2000 năm bởi biết thuận lòng người và hợp ý trời

07/07/20, 08:21 Văn minh cổ đại

Di sản văn hóa thế giới Đô Giang Yển, là công trình thuỷ lợi vĩ đại cổ nhất và duy nhất không cần đập thủy lợi tồn tại trên thế giới, và nó đã vận hành được hơn hai nghìn năm!

Di sản văn hóa thế giới – Công trình thủy lợi Đô Giang Yển: Chứng tích của nền văn hóa Thần truyền Trung Hoa. (Ảnh: The Epoch Times)

Thục Yển đời nhà Tần trong thời Chiến Quốc, ngày nay gọi là Đô Giang Yển, được xây dựng trước Công Nguyên và hoạt động cho đến ngày nay. Đô Giang Yển được xếp hạng là một trong những di sản văn hóa thế giới vào năm 2000. 

Công trình Đô Giang Yển đã “đằm mình” trong nước ngày đêm điều tiết lượng nước sông trong hơn 2.000 năm. Công trình thủy lợi này đã khẳng định thực tiễn khoa học và thành tựu vượt bậc của nó, cũng như chứng minh thành tựu khoa học vĩ đại của nền văn hóa Thần truyền.

Công trình thủy lợi Đô Giang Yển thuộc thành phố Đô Giang Yển (trước đây là huyện Quán), Thành Đô, Tứ Xuyên, nằm trên một con sông lớn ở phía Tây đồng bằng Thành Đô – thượng nguồn của sông Mân. 

Sông Mân là một nhánh lớn của thượng nguồn sông Dương Tử, từng được đánh giá là dòng chảy chính của thượng nguồn sông Dương Tử, với một lượng nước rất lớn. Thời Tần Chiêu Tương vương, dòng sông chảy về phía Tây Nam của đồng bằng Thành Đô đã gây ra những trận lũ lụt nghiêm trọng. 

Thái thú Thục quận của nước Tần là Lý Băng, đã cùng con trai đi đầu trong công cuộc khảo sát và xây dựng công trình thủy lợi để trị thủy, lúc đó là vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên (khoảng năm 256 trước Công nguyên đến năm 251 trước Công nguyên).

Trong lịch sử, Đô Giang Yển còn được gọi là “Đô An Đại Yển”, “Tiên Yển”, “Tiên Bằng”, “Kim Đê”… đến thời nhà Tống mới được gọi là Đô Giang Yển. “Tiên” dùng là chỉ Tiên Thủy, một nhánh của sông Mân Giang. Tiên Thủy sau khi chảy qua núi Ngọc Lũy, thì đổ vào sông Mân.

Đô Giang Yển, một một hệ thống kênh mương thời nhà Tần do Thái thú Thục quận của nước Tần là Lý Băng đã dùng sức người để tạo thành. (Ảnh: Shutterstock)

Thục Yển của nhà Tần trong thời Chiến Quốc, thế hệ sau gọi là Đô Giang Yển. Thái thú Thục quận của nước Tần là Lý Băng đã dùng sức người để tạo thành một hệ thống kênh mương, thuyền bè trên các con kênh có thể thoải mái di chuyển mà không bị cản trở, đồng thời kênh có cả chức năng vận tải đường thủy và dẫn nước tưới tiêu.

Để kiểm soát lũ, Thái thú Lý Băng đã đưa ra một giải pháp là tạo ra một con đê nhân tạo có thể dẫn một lượng nước đến một khu vực khác và tạo một kênh mương từ trên núi Ngọc Lũy để dẫn nguồn nước dư thừa tới đồng bằng màu mỡ Thành Đô bị khô kiệt.

Đê được tạo ra bởi những chiếc giỏ hình xúc xích dài ngoằng được đan bằng tre và lấp đầy đá, được gọi là Zhulong. Những chiếc giỏ này được giữ bằng cột chống 3 chân bằng gỗ được gọi là Macha. Đê lớn có hai cửa ở bên trái và bên phải, một bên là cửa dẫn nước chính và một bên là cửa để phân dòng nước, căn cứ vào mực nước cao hay thấp có thể điều chỉnh lượng nước dẫn vào kênh. Mặc dù không có đập ngăn nước, hệ thống vẫn hoạt động tốt nhờ vào các đặc điểm địa hình và thủy văn tự nhiên nơi đây.

Một trong những tính năng tuyệt vời nhất của công trình kỹ thuật này là tạo ra một kênh dẫn nước xuyên qua núi Ngọc Lũy. Cần lưu ý rằng những người thợ đã làm điều này trước khi thuốc súng và chất nổ được phát minh.

Giải pháp của Lý Băng để xử lý những hòn đá cứng gặp phải là sử dụng kết hợp giữa lửa và nước để đốt nóng và làm nguội chúng từng cơn từng hồi cho tới khi chúng nứt vỡ và có thể dễ dàng loại bỏ. Phải mất tới 8 năm để tạo ra một con kênh mương rộng 20 m xuyên qua núi, nông dân ở đây gọi nó là Bảo Bình Khẩu (cổ chai)

Lý Băng đã dùng sức người để tạo thành một hệ thống kênh mương, thuyền bè trên các con kênh có thể thoải mái di chuyển mà không bị cản trở, đồng thời kênh có cả chức năng vận chuyển nước và tưới tiêu. Người dân làm ruộng ở những nơi mà kênh chảy qua, dùng nước từ kênh để tưới cho cánh đồng của họ, các xưởng xay lúa cũng dẫn nước để phụ trợ cho việc xay xát. Vào thời điểm đó, có vô số con kênh đào nhỏ như vậy.

Quy hoạch và thiết kế tổng thể công trình thủy lợi đê nước của Lý Băng không chỉ giới hạn trong việc kiểm soát lũ lụt, mà là một thiết kế toàn diện bao gồm kiểm soát lũ, giao thông vận tải và cung cấp nước tưới tiêu canh tác để nhân dân yên ổn sinh sống lâu dài, điều này thể hiện sự quan tâm của ông đến tất cả các phương diện như cơm ăn, áo mặc, nơi ở, đi lại của người dân, phát huy được những lợi ích to lớn trong việc phát triển dân sinh, đảo ngược diện mạo nghèo nàn của vùng đất Thục, biến nơi đây thành mảnh đất trù phú “thiên quốc tri phủ” cho người dân an cư lạc nghiệp.

“Thủy kinh chú” nói rằng, khi Gia Cát Lượng chinh phạt về phía Bắc, nhận ra rằng đê nước do Lý Băng xây dựng chính là nguồn tài nguyên dồi dào cho nông nghiệp và sự trù phú giàu có của đất nước, do đó ông đã cắt cử 1.200 người khỏe mạnh canh giữ đê nước, đồng thời còn đặc biệt phái quan lại chuyên trông coi cai quản đê nước. Đến năm Ung Chính thời nhà Thanh, Đô Giang Yển cung cấp nước tưới tiêu cho hơn 760.000 mẫu đất nông nghiệp thuộc 9 quận (tương đương 51.000 mẫu Anh).

“Thủy kinh chú” nói rằng, khi Gia Cát Lượng nhận ra lợi ích to lớn của đập nước do Lý Băng xây dựng đã cắt cử 1.200 người khỏe mạnh canh giữ và phái quan lại chuyên trông coi cai quản đê nước. (Ảnh: Epoch Times)

Nguyên tắc quản lý của Đô Giang Yển

Nhìn vào chủ thể công trình Đô Giang Yển có hai hệ thống chính là đê và mạng lưới kênh rạch. Con đê thì bao gồm 3 công trình chính là: con đường dẫn nước xuyên qua núi Ngọc Lũy (Bảo Bình Khẩu) để phân luồng, Ngư Chủy (ngày xưa gọi là Tượng Tỵ) để phân dòng, Phi Sa Yển để phân luồng chia lũ và xử lý đất cát. Ngoài ra còn có đê phòng lũ và một số kiến trúc phụ khác. 

Ngư Chủy được xây dựng trên sông, tên gọi của nó được đặt theo hình dạng. Nó có chức năng phân chia dòng nước cho cả hai bên. Trước đây, vị trí của Ngư Chủy thay đổi theo nhu cầu nước, cửa vào mương tưới nước Bảo Bình Khẩu ở giữa con đê và núi Ngọc Lũy có phía trước thì hẹp mà phía sau thì rộng, có khả năng tiết chế lưu lượng nước chảy vào, giúp duy trì khả năng tưới tiêu cho người dân và tránh được lũ lụt.

Từ đầu thời Chiến Quốc đến triều đại nhà Thanh, đã có những công trình xây dựng để sửa chữa Đô Giang Yển. Trên bức tường của đền tưởng niệm cha con Lý Băng, cũng có dòng chữ  “Thâm đào than, đê tác yển” (Sâu đào bãi, nông xây đê). Sáu từ này được gọi là “Tam tự kinh” trị thủy của Đô Giang Yển, cùng với “Thủy tắc” đã cung cấp cho hậu thế những chỉ dẫn để có thể trường tồn sử dụng di sản này.

“Thâm đào than, đê tác yển” là nguyên tắc điều tiết lượng nước của đê, khi nước tưới không đủ, thì sẽ dựng một cái đê lớn chặn dòng nước lại dẫn vào kênh mương tưới tiêu, vào mùa xuân tháng Giêng, mực nước thấp thì lại tiến hành nạo vét cát tích tụ. 

Những con đê được xây dựng từ thời nhà Nguyên đều là đá bên ngoài và sắt bên trong, và dùng dầu cây ngô đồng, vôi, hoặc vải lanh trát kín ở bên ngoài để tránh rò rỉ. Khi nước sông nhiều, dùng một công cụ phụ trợ để ngăn nước gọi là “Macha” đặt vào giữa dòng để điều tiết lượng nước đi vào kênh tưới tiêu. “Macha” dùng những thanh gỗ tròn làm cột chống, bên ngoài là những chiếc giỏ tre dài “zhulong”, bên trong nhét đầy đá.

“Thủy tắc” là cơ sở để quản lý lượng phân phối nước. Đây là mốc đo lường trực quan khi có nhu cầu lượng nước cao và được khắc trên một cái tháp bên cạnh cửa phân luồng Bảo Bình Khẩu. Kể từ thời Chiến Quốc, dân cư ngày càng đông, nhu cầu nước tưới tiêu tăng cao, do đó, tiêu chuẩn “thủy tắc” cũng thay đổi khi cần thiết. Khi mực nước của kênh tưới tiêu thấp hơn tiêu chuẩn “thủy tắc”, thì sẽ làm một đê nước lớn để dẫn nước chảy vào kênh.

Việc sửa chữa của các triều đại trước đây được thực hiện trên cơ sở bổ sung, hoàn thiện thêm cho nguyên tắc thiết kế vĩ mô và sự kiên cố của công trình mà người kiến tạo ban đầu đã gây dựng, khiến Đô Giang Yển tiếp tục mang lại lợi ích cho người dân Trung Quốc từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Công trình xuyên thời đại Đô Giang Yển, đã tạo ra những thành tựu to lớn trong công nghệ kỹ thuật xây dựng. Thành phố Đô Giang Yển là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận động đất ở Vấn Xuyên, nhưng về cơ bản Đô Giang Yển vẫn bình yên vô sự, là nhân chứng sống bất diệt vượt thời gian đáng chú ý trong lịch sử khoa học Trung Quốc.

Nhìn lại lịch sử, Đô Giang Yển đã có hơn 2000 năm xoay vần với thời gian, nó không bị nhấn chìm dù dòng đời xô đẩy, ngày ngày tưới mát cho cuộc sống của mọi người, tạo phúc cho muôn dân. 

Thái thú Lý Băng không ngăn không chặn dòng chảy của sông Mân, không phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên, ông đã dùng công trình khoa học “tùy theo thực tế mà khơi dòng dẫn nước”, khéo léo sử dụng nước sông để mang lại lợi ích cho con cháu Trung Hoa, đó chính là triết lý sống “thuận tự nhiên” , “cùng trường tồn” trong văn hóa Trung Hoa, thể hiện trí tuệ trong việc người và thiên nhiên hài hòa, hợp nhất. 

So với dự án đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử, chưa đầy 20 năm đã liên tục xuất hiện dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, thành tựu của công trình Đô Giang Yển đã khẳng định được sự ưu việt của văn hóa Thần truyền Trung Hoa.

Minh Huy (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x