Lý do Tam Môn Hiệp trở thành nấm mồ của ĐCSTQ?

24/07/20, 08:51 Trung Quốc

Đập Tam Môn Hiệp được xây dựng trên sông Hoàng Hà, là công trình thủy lợi quy mô lớn đầu tiên được xây dựng bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng “Trung Quốc đệ nhất đập” chính là nấm mồ mà ĐCSTQ tự xây cho mình, bởi nhiều minh chứng cho thấy đây chính là một công trình “phản thiên”.

Thực tế đã chứng minh, việc xây dựng đập Tam Môn Hiệp chắn ngang sông Hoàng Hà là một công trình ‘phản tự nhiên’ rất tai hại. (Ảnh chụp từ ESA chụp vào ngày 10/8/03)

Dự án Tam Môn Hiệp khởi công vào tháng 4/1957 và hoàn thành vào tháng 4/1961, với mục đích lưu trữ nước để phát điện, ngăn chặn lũ lụt từ thượng nguồn sông Hoàng Hà, cung cấp nước tưới tiêu cho các khu vực đồng bằng ở hạ lưu, đảm bảo rằng Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam và các tỉnh khác không bị ngập lụt. Đập Tam Môn Hiệp đã trải qua gần 60 năm lịch sử, chứng kiến vô số ​​bi kịch gây ra bởi các lãnh đạo chính trị chuyên chế tập quyền, sông Hoàng Hà đã nói lên tiếng lòng thổn thức ai oán, không biết bấu víu vào đâu của người dân dưới sự cai trị của chế độ độc tài ĐCSTQ. Đập Tam Môn Hiệp còn sót lại ngày nay, được khởi nguồn từ tham vọng ‘tô vẽ’ hình tượng vĩ đại của người đứng đầu ĐCSTQ, và bây giờ nó tiếp tục vạch trần những hành vi tàn bạo, hại nước hại dân của chính quyền tà ác này.

Quyền lực chính trị tối cao không thể chống lại quy luật tự nhiên

Sau khi Mao Trạch Đông giành được chính quyền, muốn tạo dựng hình tượng “Thánh nhân xuất, Hoàng Hà thanh” (khi nước sông Hoàng Hà từ đục biến thành trong thì thánh nhân xuất hiện) để tự ca ngợi bản thân, muốn tạo ra chiến công “hải yến hà thanh” (trời yên biển lặng) để tô son điểm phấn cho mình, nên đã nảy ra ý đồ xây dựng công trình đập Tam Môn Hiệp. Năm 1954, ĐCSTQ đã giao phó việc thiết kế đập Tam Môn Hiệp ở thượng nguồn sông Hoàng Hà cho các chuyên gia từ Liên Xô cũ. Công nghệ chính của đập là từ Viện Thiết kế Thủy điện Leningrad của Liên Xô cũ. Ý tưởng tổng thể của thiết kế là lưu trữ nước và trầm tích. Các nhà thiết kế thiếu hiểu biết thực tế và chuyên sâu về Hoàng Hà tin rằng đập cao và hồ chứa Tam Môn Hiệp có thể đạt được hiệu quả trong việc lưu giữ toàn bộ trầm tích. Nếu trầm tích bị ngăn lại, đập Tam Môn Hiệp có thể xả nước sạch để vét sạch lòng sông sâu thẳm tại hạ lưu sông Hoàng Hà. Ý tưởng thiết kế bỏ qua thực tiễn và đi ngược với tình hình thực tế của sông Hoàng Hà lại được Ủy ban Kế hoạch Hoàng Hà của ĐCSTQ nỗ lực ủng hộ.

Ông Hoàng Vạn Lý, Chuyên gia thủy lợi Trung Quốc, người sớm đã thấy trước hậu quả tai hại của dự án đập Tam Môn Hiệp vào thời điểm đó, đã thẳng thắn đưa ra ý kiến phản đối, nhưng đã bị lãnh đạo chính quyền coi là kẻ thù và bị liệt vào phe cánh hữu. Kể từ đó, ông bị tước học vị giáo sư tại Đại học Thanh Hoa, quyền nghiên cứu và xuất bản báo chí, bị “ném” vào các công trường xây dựng để làm việc, thanh danh của ông cũng bị sỉ nhục nghiêm trọng. Trong Cách mạng Văn hóa còn kinh khủng hơn, Hoàng Vạn Lý bị buộc tội là gián điệp, phần tử bất đồng chính kiến. Ông bị buộc phải vào “lớp học tập”, dọn dẹp nhà vệ sinh, cúi đầu ngoan ngoãn nghe mệnh lệnh. Chế độ độc tài chuyên quyền ĐCSTQ không nghe ‘lọt tai’ những tiếng nói phản đối, không khoan nhượng cho những ý kiến trái chiều​​. Đây chỉ là một trường hợp, nhưng lại dẫn đến hậu quả rất lớn.

Dự án Tam Môn Hiệp không cân nhắc đến sinh thái thực tế, chính quyền đã bỏ qua lời khuyên của các chuyên gia chân chính, kiểm nghiệm lịch sử đã đưa ra kết quả: Thật là ảo tưởng, khi cố gắng sử dụng dự án đập cát nhân tạo để xâm phạm, “chèo lái” các quy luật tự nhiên, ngay từ đầu đã là thất bại, và cuối cùng là thất bại hoàn toàn. Thiết kế và quy hoạch của dự án đập Tam Môn Hiệp đã làm phai mờ đi các vấn đề thủy văn và bồi lắng của sông Hoàng Hà, xem nhẹ thực tế phức tạp và kinh nghiệm lịch sử về môi trường và cuộc sống của cư dân hai bên bờ sông. Kết quả là: Ngày con đập được xây dựng, chính là lúc trăm mối họa phát sinh. 

Sông Hoàng Hà ngày nay đã không còn là sông Hoàng Hà của ngày xưa bởi các dự án kiểm soát lũ khổng lồ của chính quyền ĐCSTQ. (Ảnh: Pinterest)

Công trình khởi công, tai họa treo trên đầu

Vào tháng 4/1961, Tam Môn Hiệp được xây dựng với độ cao dự kiến ​​là 353 mét. Kết quả là, “vào nửa cuối năm 1961, 1,5 tỷ tấn phù sa chất đống ở giữa sông từ Đồng Quan đến Tam Môn Hiệp. Lòng sông ở Đồng Quan được nâng lên, nối với cửa sông Vị Hà tạo thành cửa ngăn cát, giao thông trên sông Vị Hà bị bóp nghẹt, mực nước ngầm của đồng bằng Vị Hà dâng cao, bất đắc dĩ phải xây dựng đê kiểm soát lũ ở cả hai bên Vị Hà – nơi trước đây chưa từng xảy ra ngập lụt. Trong khi đó, nguồn nước ngầm ở đồng bằng Quan Trung không thể thoát nước nên các cánh đồng nhanh chóng bị nhiễm mặn, thậm chí là bị đầm lầy hóa, khiến sản lượng lương thực giảm. Năm đó, sông Hoàng Hà và sông Vị Hà phía trên Đồng Quan gặp thảm họa phù sa lớn. Nước dâng cao khiến 800.000 mẫu đất nông nghiệp ở hai bên bờ bị sụt lún, và một quận buộc phải di dời”

Vào thời Tây Hán, “Trị thủy tam sách” của Giả Nhượng đã xây dựng một cách toàn diện tư tưởng trị thủy, ông chủ trương không “tranh” đất với nước, lấy sự phát triển của con người hòa hợp với thiên nhiên làm tôn chỉ, đó cũng là một kiểu thực tiễn “thiên nhân hợp nhất” (con người hòa hợp với thiên nhiên). Cuộc ‘tranh giành’ để xây dựng đập Tam Môn Hiệp, đã can thiệp vào con đường tự nhiên của sông Hoàng Hà. Kết quả là, xảy ra một thảm họa phù sa lớn phía trên con đập, khiến dòng sông cuốn trôi con đê và phá hủy đất nông nghiệp ở cả hai bên bờ.

“TRI HÀ TAM SÁCH” thể hiện rõ tư tưởng trị thủy không ‘tranh giành” đất với thủy của Giả Nhượng. (Ảnh ‘Hoàng Hà vạn dặm’/Bảo tàng Cung điện Quốc gia)

Con đập khổng lồ chống lại quy luật tự nhiên, ngăn nước chặn cát, gây hại nhiều hơn tạo phúc. Vào tháng 8/1962, vùng trung lưu của Hoàng Hà đã bị chặn và Hồ chứa Tam Môn Hiệp được xây dựng và chưa đầy 2 năm, đã không thể lưu trữ nước do tích tụ cát nghiêm trọng. Theo dữ liệu, Trạm thủy điện Tam Môn Hiệp trên sông Hoàng Hà đã được hoàn thành vào tháng 9/1960 để trữ nước. Đến tháng 3/1962, lòng sông Đồng Quan ở thượng lưu được nâng lên 4,5 mét chỉ trong một năm rưỡi. Sông Vị Hà trở thành một dòng “sông treo”, bị mất dòng chảy, gây nguy hại nghiêm trọng đến sự an toàn của đồng bằng Đồng Quan. Đến năm 1973, trầm tích của lòng sông đã kéo dài gần đến phía trên Lâm Đồng, cách Tây An chỉ 14 km, và tiếp tục đe dọa đến sự an toàn của Tây An.

Việc quy hoạch và thiết kế bất hợp lý đã khiến cát tích tụ nghiêm trọng, hơn nữa các hố xả cát dưới đáy đập đều bị niêm phong khi xây dựng, buộc dự án đập Tam Môn Hiệp phải xây dựng lại ngay sau khi được đưa vào sử dụng chưa lâu. Sau 2 lần tu sửa và 3 lần thay đổi cách vận hành, chức năng thiết kế ban đầu biến mất hoàn toàn. Vào tháng 12/1964, 2 đường hầm thoát nước và trầm tích đã được thiết kế thêm, các ống thép ban đầu dùng để phát điện đã được thay thế bằng các ống thép thoát nước và cát. Vào tháng 6/1969, lần tu sửa thứ 2, dự kiến ​​sẽ đào 8 hố đáy dẫn lưu khép kín (khi bắt đầu thiết kế, Hoàng Vạn Lý nghiêm túc đề xuất rằng ít nhất là không nên đóng hố thoát cát), hạ thấp độ cao của cửa nhập nước xuống 13 mét. Sau năm 1990, liên tiếp mở 4 hố dưới đáy. Sau khi xây dựng lại, hồ chứa ‘trữ nước và ngăn cát’ biến thành ‘giữ nước lũ và xả bùn’, và sau đó biến thành ‘lưu trữ và loại bỏ trầm tích’. Dự án đập Tam Môn Hiệp với dự kiến ​​ban đầu là biến nước Hoàng Hà từ đục thành trong lại biến thành một thứ không đâu vào đâu, không phải là hồ chứa nước, cũng không phải nhà máy thủy điện, càng không có chức năng phòng chống lũ, ngược lại còn gây ra ngập úng.

Vi phạm nguyên lý tự nhiên “nước chảy chỗ trũng”, bị trầm tích nghiêm trọng

Từ thời cổ đại, người TQ đã biết sông Hoàng Hà chứa lượng cát lớn khiến nước sông có màu vàng, do đó đặt tên con sông là ‘Hoàng Hà’ và đề xuất quy luật tự nhiên ‘thủy lực hiệp sa trùng ứ’ trong việc kiểm soát lũ. (Ảnh: Shutterstock)

Sông Hoàng Hà chứa rất nhiều cát. Đây là một thực tế đã được biết đến từ thời cổ đại. Vào cuối thời Tây Hán, Đại tư mã sử Trương Nhung (người Trường An) đã đề xuất quy luật tự nhiên “thủy lực hiệp sa trùng ứ” (sức nước mang cát xối bùn). Ông nói rằng, nước sông Hoàng Hà cứ ‘một viên đá thì có sáu đấu bùn’. Liên quan đến lượng cát và bùn lớn ở sông Hoàng Hà, Trương Nhung đề xuất: Giảm dòng nước ở thượng nguồn, tập trung lượng nước ở lòng sông để dùng nước xả cát, “Thuỷ tính tựu hạ, hành tật, tắc tự quát trừ; thành không nhi sảo thâm” (tức là “Nước chảy chỗ trũng, nhanh và mạnh mẽ, tự nạo vét; tạo thành khoảng trống và sâu”); Dòng sông nhận được lượng nước lớn sẽ xối nước và nạo vét một cách tự nhiên, mà “Thuỷ đạo tự lợi, vô dật quyết chi hại” (Đây là tận dụng chính dòng sông, không gây hại gì cả). Trên thực tế, việc xây dựng đập Tam Môn Hiệp sừng sững trên sông Hoàng Hà đã vi phạm nguyên lý tự nhiên này. Tam Môn Hiệp ngăn chặn nước, trầm tích và làm giảm chức năng xói mòn và bồi lắng tự động của Hoàng Hà, gây ra sự lắng đọng phù sa, trầm tích của sông Hoàng Hà và các nhánh chính của nó trong lưu vực sông Vị Hà, khiến con sông Vị Hà trước nay chưa từng gây lũ lụt trở thành dòng sông nguy hiểm, nước lũ tràn lan cuốn trôi đất nông nghiệp. 

Trong suốt 35 năm từ 1960 đến 1995, tổng khối lượng phù sa ròng tích lũy của khu vực hồ Tam Môn Hiệp là 5,565 tỷ tấn, trong đó ở phía trên Đồng Quan đạt 4,545 tỷ tấn, chiếm 81,65% tổng khối lượng phù sa, vì đập ngăn sông đã chống lại quy luật tự nhiên “Nước chảy chỗ trũng, nhanh và mạnh mẽ, tự nạo vét; tạo thành khoảng trống và sâu”. Hơn nữa, phù sa phía trên Đồng Quan ngày càng lắng đọng, và phù sa của các dòng sông cũng đang đổ về phía thượng nguồn. Độ cao lòng sông Đồng Quan đạt tới 328,6 mét vào năm 1996, cao hơn 5,2 mét so với trước khi xây dựng hồ chứa, trong khi mặt cắt ngang của lòng sông Đồng Quan chỉ bằng khoảng 1/3 so với trước khi xây dựng hồ chứa. 

Tác động của đập Tam Môn Hiệp đối với tổng thể và môi trường sinh thái là gì?

“Cho đến nay, phù sa và trầm tích từ Tam Môn Hiệp đến Đồng Quan trên sông Hoàng Hà vẫn chưa được giải quyết; hơn 500.000 mẫu đất nông nghiệp ở đồng bằng Quan Trung bị nhiễm mặn; hồ chứa đã nhấn chìm một lượng lớn đất nông nghiệp; hồ chứa đã phá hủy di sản văn hóa quý giá tại vùng đất được mệnh danh là cái nôi văn hóa này; giao thông trên sông Hoàng Hà bị gián đoạn; 290.000 nông dân đã buộc phải di cư từ thung lũng Vị Hà đến các khu vực khô cằn, thiếu nước ở Ninh Hạ, trong đó 150.000 người di chuyển qua lại hơn chục lần, gây ra những thảm kịch không thể tưởng tượng được. Dự án Tam Môn Hiệp trực tiếp gây ra tổn hại kinh tế: Đập cao biến thành đập thấp (* Kết quả của hai lần xây dựng lại), dự án đã lãng phí rất nhiều nhân lực, tài nguyên vật chất và tài chính, nhưng công suất lắp đặt của máy phát điện chỉ bằng 1/5 so với mục tiêu ban đầu và không đạt được mục tiêu sản xuất điện; đập cao nhưng lại dùng như đập thấp, và cũng không thể đạt được mục tiêu kiểm soát lũ, chi phí gia tăng của hai lần xây dựng lại và chi phí vận hành hàng năm tăng… Theo ước tính thận trọng nhất, những thiệt hại kinh tế trực tiếp này đã vượt quá tổng chi phí của Dự án Tam Môn Hiệp và tổng thiệt hại do Tam Môn Hiệp gây ra ước tính không dưới 10 tỷ nhân dân tệ (tương đương 33.000 tỷ đồng)”. 

Vào mùa xuân 2002, một cựu quan chức cấp cao của bộ Thủy lợi đã dẫn rất nhiều chuyên gia đến kiểm tra và tận mắt chứng kiến ​​những thảm họa khác nhau do dự án đập Tam Môn Hiệp gây ra, và bất đắc dĩ phải thừa nhận rằng: Đã đến lúc quyết định nên giữ hay phá bỏ hồ chứa Tam Môn Hiệp. Trong trận lụt Tam Môn Hiệp năm 2002, Thiểm Tây đã thất thoát 2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 6.600 tỷ đồng), Hà Nam kiếm được 200 triệu nhân dân tệ (tương đương 663 tỷ đồng) từ việc sản xuất điện lũ lụt, và số người thiệt mạng vẫn còn là ẩn số. Ngày nay, đập Tam Môn Hiệp ‘bỏ thì thương vương thì tội’ vẫn treo lơ lửng ở đó. ĐCSTQ thậm chí còn ‘mỹ hóa’ cho sự thất bại của dự án Tam Môn Hiệp, ​​nói rằng đây chính là kinh nghiệm để xây dựng đập Tam Hiệp sau này trên sông Trường Giang. Tuy nhiên, ngày nay đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang cũng đang lâm nguy, lại một lần nữa vạch trần sự thất bại thảm hại của chế độ ĐCSTQ.

Trên thực tế, đập Tam Môn Hiệp là một minh chứng cho thấy, chế độ “phản thiên” ĐCSTQ thà hy sinh vô vàn sinh mạng cũng không thừa nhận sai lầm của chúng.

Lương Phong (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x