Chuyên gia: Số ca nhiễm bệnh của Mỹ tăng nhanh là do trình độ y tế của Mỹ tiên tiến

07/04/20, 08:13 Thế giới, Tin trong ngày

Tính đến ngày 6/4, số ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán trên toàn thế giới đã lên tới 1.275.037 ca, tổng số ca tử vong là 69.501 ca. Trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng ngày 1/4, tổng thống Trump nói rằng hai tuần tới sẽ “rất, rất khó khăn, số ca tử vong có thể lên tới 200.000”.

Chuyên gia: Số ca nhiễm bệnh của Mỹ tăng nhanh là do trình độ y tế của Mỹ tiên tiến (ảnh 1)
Trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng ngày 1/4, tổng thống Trump nói rằng hai tuần tới sẽ “rất, rất khó khăn, số ca tử vong có thể lên tới 200.000”. (Ảnh: Getty Images)

Tổng thư ký LHQ: Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất sau Thế chiến II

Phạm vi lan rộng của dịch bệnh đã gây chấn động cả thế giới. Ngày 1/4, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres cho biết dịch bệnh lần này là cuộc khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến II. Sự trầm trọng ngày càng gia tăng của dịch bệnh đã tấn công vào nền kinh tế, mang lại sự bất ổn cho tất cả các nơi trên thế giới, thậm chí có thể sẽ xuất hiện biến động và xung đột.

Guterres nói: “Dịch bệnh đe dọa tất cả mọi người, tác động lên nền kinh tế dẫn đến suy thoái, ảnh hưởng có thể là khủng khiếp chưa từng thấy trong lịch sử cận đại”. Ông kêu gọi thế giới nên đẩy nhanh tốc độ đánh bại virus, “nỗ lực hành động hơn”.

Cục Dự trữ Liên bang dự đoán, 47 triệu người ở Hoa Kỳ sẽ thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh, tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao tới 32,1%, vượt qua mức 24,9% trong cuộc Đại khủng hoảng kinh tế năm 1930.

Trump: Hai tuần rất rất khó khăn, số ca tử vong có thể lên tới 200.000

Trong cuộc họp công bố tình hình dịch bệnh thường ngày được tổ chức vào ngày 1/4, Trump biểu thị, mọi người sẽ phải đối mặt với “hai tuần rất, rất khó khăn” trong đại dịch. Ông hy vọng “Mỗi người Mỹ đều chuẩn bị sẵn sàng cho thời khắc khó khăn sắp tới”.

Trump chỉ ra, tình hình dịch bệnh sắp đến đỉnh điểm, nếu không có biện pháp giảm thiểu nào được thực hiện, nước Mỹ có thể sẽ có 2,2 triệu ca tử vong vì nhiễm virus. Ông cảnh báo người dân Mỹ, “Điều cực kỳ quan trọng là phải tuân theo các chỉ đạo trong 30 ngày tới. Đây là vấn đề sống còn”.

Trump biểu thị, đây không phải là bệnh cúm, mà là một virus truyền nhiễm “độc hại” dễ lây lan. Ông chỉ ra, nếu không thực hiện các lệnh hạn chế du lịch từ Trung Quốc sớm, nước Mỹ sẽ còn có nhiều ca tử vong hơn nữa. Thậm chí có thể có người ngã ở sảnh khách sạn, hoặc trên máy bay.

Anthony Fauci, một thành viên tổ công tác đặc biệt virus tại Nhà Trắng cho biết trong một cuộc họp báo rằng “trong vài ngày tới, một tuần hoặc lâu hơn, số ca nhiễm sẽ tiếp tục gia tăng”. Các dự báo của Nhà Trắng cho thấy, virus có thể gây ra 100.000 đến 200.000 ca tử vong ở Hoa Kỳ.

Nhưng Fauci nói với mọi người, “Không thể vì vậy mà nản lòng. Bởi vì các biện pháp giảm thiểu thực sự có hiệu quả, hơn nữa sẽ gặt hái được kết quả tốt”.

Sự chênh lệch về trình độ y tế Trung- Mỹ

Trong các bài phát biểu của Trump và Fauci có thể thấy được, Hoa Kỳ đã quan tâm đúng mức đến dịch bệnh này.

Trong hai ngày qua, bạn bè xung quanh tôi cứ hỏi, trình độ y tế của Mỹ rốt cuộc như thế nào? Vì sao dịch bệnh lại nghiêm trọng như vậy? Cũng có cư dân mạng bình luận chất vấn, nói dịch bệnh ở Hoa Kỳ rất nghiêm trọng, đặc biệt là ở bang New York, nơi đã trở thành một khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ý bóng gió là trình độ y tế của Mỹ cũng chỉ được như thế.

Có cư dân mạng đã gửi cho tôi một đoạn video, đó là bài phát biểu của Trương Văn Hoành ở Bệnh viện Hoa Sơn, Thượng Hải. Chúng ta hãy cùng xem phát biểu của chuyên gia nổi tiếng Trung Quốc này.

Văn bản dưới đây được sắp xếp lại từ video của Trương Văn Hoành:

“Nếu New York không có khả năng xét nghiệm, thì hơn 30.000 ca nhiễm đến từ đâu? Vì vậy, những khu vực ít ca nhiễm hơn có thể là những nơi không xét nghiệm đúng. Những khu vực có ca nhiễm nhiều hơn, xét nghiệm ở chỗ đó là đúng đắn”.

“Nói cách khác, số ca nhiễm ở New York nhiều chứng minh rằng các bác sĩ Hoa Kỳ có năng lực xét nghiệm, chứng minh rằng trình độ y tế Hoa Kỳ tiên tiến”.

“Sở dĩ họ [Mỹ] trở thành quốc gia hùng mạnh nhất trong hệ thống y tế trên thế giới là vì nước này có công nghệ y tế hàng đầu thế giới. Ví dụ đơn giản, Hoa Kỳ đã đổi mới thuốc thử phát hiện virus thế hệ 6 trong vòng 12 ngày. Thời gian phát hiện ban đầu là 2 ngày, sau đó rút ngắn xuống còn 1 ngày, sau đó còn 6 giờ. Sau đó giảm xuống còn 3,5 giờ và 1,5 giờ, xét nghiệm hiện tại chỉ mất 5 phút, tỷ lệ chính xác là hơn 95%”.

Đã hơn ba tháng kể từ khi dịch bệnh bùng phát, chúng ta vẫn chưa thể biết được số liệu về tỷ lệ chính xác của thuốc thử hiện tại của Trung Quốc, nhưng từ những thông tin của thuốc thử được chi viện cho nước ngoài, tỷ lệ chính xác là không lạc quan.

Từ điểm này cũng có thể thấy được trình độ y tế của Hoa Kỳ như thế nào. Có người nói sự chênh lệch về trình độ y tế giữa Trung- Mỹ cách nhau mấy chục năm, chúng ta không thể xác minh, nhưng ít nhất điều này có thể nói rõ, việc Trung Quốc nói rằng để các nước phương Tây “sao chép” là một sự huênh hoang cuồng vọng vô tri, lừa mình dối người.

Điểm đáng sợ của virus

Hoa Kỳ – quốc gia có nền y tế phát triển nhất, rất coi trọng dịch bệnh này, thậm chí là ước tính sẽ có 200.000 người tử vong, đủ để thấy sự đáng sợ của virus này.

Từ quan điểm chuyên môn, bác sĩ đã tổng kết một số điểm đáng sợ của virus. Theo thứ tự là: tỷ lệ tử vong thấp, tốc độ lây nhiễm cao, lây nhiễm không triệu chứng, bùng phát lẻ tẻ…

Cho đến nay, tỷ lệ tử vong do virus là khoảng 2%, tỷ lệ tử vong cũng không cao. Nhưng con số này “rất đáng lo ngại” đối với các bác sĩ, bởi vì nhiều người chỉ coi trọng tỷ lệ tử vong và bỏ qua “tỷ lệ tử vong thấp” là điều kiện chính cho đại dịch toàn cầu về các bệnh truyền nhiễm.

Do sự sụp đổ của hệ thống y tế ở Ý, tỷ lệ tử vong đã tăng vọt lên hơn 10%.

Tỷ lệ tử vong của bệnh cúm Tây Ban Nha năm đó cũng là 2%, nhưng nó đã cướp đi 50 triệu sinh mệnh. Ebola, có tỷ lệ tử vong là 90%, đã bùng phát 7-8 lần ở Châu Phi, nhưng cuối cùng cũng không gây ra đại dịch. Lý do chính là tỷ lệ tử vong cao có tác động kích thích mạnh mẽ đến đám đông, buộc mọi người phải có ý thức nâng cao nhận thức và biện pháp bảo vệ.

Sự kết thúc của dịch là “vẫn còn rất xa”

Theo thống kê của các chuyên gia, giá trị RO của virus corona mới là 3,7. Giá trị RO là một chỉ số quan trọng của các bệnh truyền nhiễm, đại diện cho việc một bệnh nhân có thể lây nhiễm cho bao nhiêu người. 3,7 có nghĩa là 1 người có thể lây nhiễm cho 3 hoặc 4 người. Khái niệm của con số này khi đặt trên toàn cầu là gì?

Theo tư liệu công khai, giá trị RO của cúm theo mùa là khoảng 1,3 – mỗi lần lây nhiễm 200-300 triệu người. Cúm Tây Ban Nha có giá trị RO là 1,8 – cuối cùng đã lây nhiễm 500 triệu người. Vậy giá trị RO của virus corona chủng mới là 3,7 nó sẽ lây nhiễm cho bao nhiêu người?

Số ca nhiễm trên toàn thế giới được công bố vào ngày 6/4 là 1.275.037. Ít nhất về mặt lý luận, “Bây giờ vẫn còn rất xa điểm cuối”.

“Lựu đạn” biết bơi

Ngày 1/4, Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc lần đầu tiên thông báo về số liệu ca lây nhiễm không triệu chứng. Thông báo cho thấy, vừa có thêm 130 ca nhiễm mới không triệu chứng, 2 ca đã chuyển thành ca nhiễm được chẩn đoán, còn có 1.367 ca được theo dõi y tế. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa công bố số lượng tích lũy, tổng số là bao nhiêu, bây giờ vẫn chưa rõ ràng.

Không biết mọi người có chú ý rằng ngày 2/4, Trung Quốc đã đặc biệt nhắc đến 2 ca lây nhiễm không triệu chứng đã chuyển thành ca nhiễm được chẩn đoán không, đây là một tình huống rất đáng sợ.

“Ca nhiễm không triệu chứng và ca nhiễm được chẩn đoán là một chuyện”. Các chuyên gia Trung Quốc cũng cho biết trước đó, khả năng truyền virus của bệnh nhân không có triệu chứng giống như bệnh nhân được chẩn đoán.

Vậy thì nếu bệnh nhân này không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đi lại trong xã hội, có bao nhiêu người sẽ bị nhiễm bệnh?

Những người nhiễm bệnh không triệu chứng đi lại trong xã hội giống như những “lựu đạn” biết bơi, nói không chừng đến lúc nào đó sẽ kích nổ lây nhiễm trong cộng đồng.

Vậy có bao nhiêu bệnh nhân bị lây nhiễm không triệu chứng? Sau khi nghiên cứu, nhóm nghiên cứu của Ô Đường Truyện thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung đã xuất bản một bài báo trên tạp chí Nature chỉ ra rằng, những ca có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng có thể gây ra 60% tổng số người nhiễm bệnh trong chiến khu.

Các chuyên gia từ Đại học Hokkaido ở Nhật Bản cũng đưa ra một kết luận tương tự, lây nhiễm không triệu chứng chiếm một nửa số người nhiễm bệnh.

Tại thời điểm này, tiết lộ về số liệu ca nhiễm không triệu chứng nhiều như vậy là để nhắc nhở mọi người, nếu có một chút bất cẩn, thì dịch bệnh có thể sẽ bùng phát trở lại.

Nói đến đây, mọi người nên biết tại sao số lượng ca nhiễm ở Hoa Kỳ lại cao đến vậy, mà Trung Quốc lại thấp như thế.

Chuyên gia: Số ca nhiễm bệnh của Mỹ tăng nhanh là do trình độ y tế của Mỹ tiên tiến (ảnh 2)
Người dân Mỹ chờ xét nghiệm virus Vũ Hán bên ngoài bệnh viện Elmhurst ở quận Queens của thành phố New York ngày 30/3. (Ảnh: Reuters)

Vấn đề này không khó lý giải. Chỉ cần lấy ca nhiễm không triệu chứng làm ví dụ là có thể nhìn thấy vấn đề. Ngày 2/4, chúng ta mới bắt đầu công bố số liệu ca nhiễm không triệu chứng, trong khi trước đó đã loại ra khỏi chẩn đoán. Dù cho là dương tính, nhưng không có triệu chứng, chúng ta cũng không nghĩ đó là ca nhiễm được chẩn đoán.

Tại Hoa Kỳ, tất cả những người có kết quả xét nghiệm dương tính đều được xếp vào bệnh nhân nhiễm viêm phổi Vũ Hán. Bất kể có các triệu chứng hay không, Hoa Kỳ đều cho rằng đó là ca nhiễm được chẩn đoán, cho điều trị y tế tương tự. Lại thêm xét nghiệm ở Mỹ vừa nhanh vừa chuẩn, cho nên con số cũng tăng nhanh.

Hoa Kỳ được mệnh danh là một quốc gia tự do dân chủ, để thể hiện sự tôn trọng với sinh mệnh người dân, nên họ mới tiến hành tổng điều tra trên quy mô lớn. Miễn là bên cạnh xuất hiện bệnh nhân lây nhiễm, những người xung quanh sẽ được kiểm tra từng người một, sẽ phát hiện kịp thời những người lây nhiễm không triệu chứng. Nếu Hoa Kỳ cũng loại trừ lây nhiễm không triệu chứng, con số sẽ không như thế này.

Trên mạng có rất nhiều ảnh chụp màn hình trò chuyện của các cư dân mạng, họ đều nói rằng đi ra ngoài một chuyến. Có người thì ngồi tàu điện ngầm trong 2 ngày, có người thì đi siêu thị, có người thì đi xe buýt. Sau đó trở về thì mã sức khỏe thay đổi màu sắc, một số người có mã màu vàng, một số người thì màu xanh.

Điều này có nghĩa là gì? Theo cách hiểu của tôi, bên cạnh tôi phải có bệnh nhân lây nhiễm hay nghi nhiễm, hay là nhiễm không triệu chứng. Nếu không, mã sức khỏe không thể thay đổi màu sắc được.

Tình trạng này sẽ cảnh báo cho tất cả mọi người, sẽ có thể có một đợt “bùng phát” tiếp theo, nhất định phải chú ý, phải nâng cao ý thức đề phòng của những người thân yêu xung quanh chúng ta, mỗi chúng ra đều phải đeo khẩu trang, rửa tay, ít đi ra ngoài, duy trì cách ly xã hội, phải thực hiện tất cả các biện pháp phòng chống dịch bệnh cần thiết.

Tác giả: Trương Văn Hoành

Minh Huy (Theo Weixin)

(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của BBT TinhHoa.Net)

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

x