Xăng dầu giá rẻ từ Trung Quốc khiến các nhà máy lọc dầu tại Úc lao đao

09/03/21, 13:39 Thế giới

Các công ty khai thác dầu mỏ của Mỹ và châu Âu hiện đang dự kiến sẽ đóng cửa các cơ sở lọc dầu ở Úc giữa bối cảnh dòng sản phẩm dầu mỏ giá thành rẻ hơn từ Trung Quốc tràn vào nội địa, làm dấy lên lo ngại cho chính quyền Úc khi đất nước ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu.

Xăng dầu giá rẻ từ Trung Quốc khiến các nhà máy lọc dầu tại Úc lao đao
Một nhà máy lọc dầu ở Melbourne: Australia sẽ chỉ còn lại hai nhà máy lọc dầu sau khi BP và ExxonMobil đóng cửa các cơ sở của họ. (Ảnh: Reuters)

Tháng Hai, ExxonMobil cho biết họ sẽ đóng cửa nhà máy lọc dầu Altona gần Melbourne, với các lý do trong đó bao gồm “nguồn cung sản phẩm cạnh tranh tràn vào Úc”. Công ty sẽ chuyển địa điểm này thành một kho nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu, tuy nhiên không đề cập đến thời gian tiến hành chuyển đổi.

Động thái này được đưa ra sau khi công ty năng lượng BP thông báo kế hoạch đóng cửa nhà máy lọc dầu Kwinana ở Tây Úc sau 65 năm hoạt động vào tháng 10 năm ngoái.

Công ty cho biết: “Sự phát triển liên tục của các nhà máy lọc dầu quy mô lớn, với hướng đi xuất khẩu sản phẩm khắp châu Á và Trung Đông đã làm thay đổi cấu trúc thị trường Úc”, đồng thời khẳng định nhà máy này “không còn hiệu quả về mặt kinh tế”.

Kwinana sẽ đóng cửa vào tháng 4 và chuyển đổi thành một cơ sở nhập khẩu, với số lượng nhân lực cũng giảm xuống chỉ còn 60 người thay vì con số 650 trong hiện tại.

Động thái này khiến Úc, từ tám nhà máy vào đầu những năm 2000, sẽ chỉ còn hai nhà máy lọc dầu do các công ty địa phương điều hành, làm dấy lên lo ngại tại Canberra về an ninh năng lượng giữa bối cảnh căng thẳng thương mại với Trung Quốc gia tăng.

Các nhà máy lọc dầu của Úc phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ Trung Quốc và Trung Đông. Năng lực lọc dầu của Trung Quốc không ngừng tăng trưởng kể từ khoảng năm 2015, với một số công ty chủ đạo như PetroChina, thuộc sở hữu nhà nước, và China Petroleum & Chemical, hay còn được gọi là Sinopec. Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự kiến rằng, từ năm 2019 đến năm 2025​, ​sản lượng dầu Trung Quốc sản xuất sẽ tăng thêm 1,8 triệu thùng dầu/ngày.

Xuất khẩu của Trung Quốc sang các quốc gia tại châu Á – Thái Bình Dương đã tăng lên nhờ sự gia tăng các nhà máy lọc dầu lớn có thể chế biến 300.000 đến 400.000 thùng dầu thô mỗi ngày, gấp 2-4 lần so với các cơ sở phải cho dừng hoạt động tại Úc. Các nhà máy này lọc dầu với chi phí thấp hơn, từ đó giúp nhà cung cấp bán với giá thành mà các nhà máy lọc dầu của Úc không thể cạnh tranh được. Trung Quốc dự kiến ​​sẽ cung cấp hơn một nửa sản phẩm xăng dầu của khu vực trong năm nay.

Trước việc dân số Úc ngày một tăng lên do tình trạng nhập cư, nhu cầu đối với các sản phẩm như xăng và nhiên liệu phản lực tiếp tục mở rộng. Dữ liệu của chính phủ cho thấy mức tiêu thụ trung bình là 1,05 triệu thùng mỗi ngày trong năm tài chính 2018, tăng 16% so với năm tài chính 2010.

Tuy nhiên, các công ty dầu mỏ của Mỹ và châu Âu đang tránh không sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu thô trong bối cảnh lo ngại về biến đổi khí hậu, một yếu tố khác khiến nhà máy lọc dầu ngừng hoạt động, và đầu tư vào khí tự nhiên hóa lỏng, một loại nhiên liệu ít cacbon hơn. Royal Dutch Shell, Chevron và Total đều đã ký kết các dự án khí tự nhiên hóa lỏng lớn tại Úc.

Bên cạnh đó, hai nhà máy lọc dầu còn lại của Úc không đảm bảo được an toàn. Tháng 9 năm ngoái, Viva Energy đã cảnh báo về điều này. Sau đó vào tháng 10, công ty xăng dầu Ampol cũng khẳng định họ sẽ cân nhắc hướng đi cho các cơ sở tương ứng của mình, bao gồm cả khả năng sẽ đóng cửa chúng. Chính quyền Úc sau đó đã nhanh chóng đưa ra kế hoạch trợ cấp cho các sản phẩm xăng dầu sản xuất trong nước vào tháng 1. Dù trợ cấp được đưa ra sớm hơn sáu tháng nhưng những hiệu quả mà động thái này đem lại vẫn chưa rõ ràng. 

Việc đóng cửa nhà máy lọc dầu trong những năm gần đây đã khiến Úc ngày càng phụ thuộc vào các sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu. Nhập khẩu chiếm 65% sản lượng tiêu thụ trong năm tài chính 2019, và con số này dự kiến ​​sẽ đạt 79% vào năm tài chính 2021.

Xu hướng này đặc biệt đem lại lợi ích cho Trung Quốc.

Tính theo giá trị trong năm tài chính 2019, Singapore là nguồn cung các sản phẩm xăng dầu hàng đầu của Úc, với 26% tổng sản lượng, tiếp đến là Hàn Quốc với 18%, Nhật Bản và Trung Quốc cùng ở mức 14%. Nhưng trong khi thị phần của Singapore và Hàn Quốc lần lượt giảm 8 và 9 điểm phần trăm so với 5 năm trước đó, thì Trung Quốc lại tăng 9 điểm so với cùng kỳ.

Alexander Yap, nhà phân tích cấp cao của S&P Global Platts Analytics, nhận định: “Có khả năng Trung Quốc sẽ vượt qua Singapore vào một thời điểm nào đó”.

Chính viễn cảnh này đã làm dấy lên lo ngại về an ninh.

Paul Barnes, một nhân viên cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Úc, cho biết: “Nếu xảy ra căng thẳng ở Biển Đông và các chuỗi cung ứng hàng hải khác làm tăng thời gian vận chuyển nhiên liệu tinh chế đến Úc, thì điều này sẽ là mối nguy khôn lường tới tính bền vững của chuỗi cung ứng”.

Việc gián đoạn nhập khẩu khi đó sẽ gây cản trở không chỉ tới cuộc sống hàng ngày của người dân mà còn cản trở quốc phòng của Úc, chẳng hạn như việc quân đội không có nhiên liệu cho các máy bay chiến đấu.

Điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với chính quyền Úc, khi mối quan hệ của họ với Trung Quốc đã trở nên rạn nứt. Năm ngoái, Trung Quốc đã tạm dừng hoặc hạn chế nhập khẩu nhiều sản phẩm của Úc, và quốc gia này có thể tận dụng các quy định xuất khẩu để giảm bớt các lô hàng nhiên liệu.

Úc phải đối mặt với thách thức khó khăn là đảm bảo an ninh cho các công ty mà họ cần duy trì hoạt động, trong một môi trường kinh doanh không lành mạnh.

Từ Thức

Theo asia.nikkei.com

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x