Vị hoàng hậu không có con trai, mắt mù, chân phế vẫn được hoàng đế trân trọng cả đời

17/12/21, 15:38 Cổ Học Tinh Hoa

Nhắc đến hoàng hậu, người ta thường nghĩ ngay đến người phụ nữ sắc nước hương trời, ngọc ngà mỹ lệ. Tuy nhiên trong lịch sử có một vị hoàng hậu sau khi lên ngôi đã bị mù một mắt, tật nguyền một chân, lại không sinh được con trai, nhưng cả đời vẫn được hoàng đế yêu thương, trân trọng, thậm chí trước áp lực lớn vẫn bảo vệ ngôi vị cho bà. Đến khi sắp ra đi, ông còn hạ lệnh sau này phải hợp táng bà cùng lăng mộ…

(Ảnh minh họa qua kknews.cc)

Người phụ nữ ấy chính là Hiếu Trang Duệ Hoàng hậu hay Tiền Hoàng hậu (1426 – 1468), hoàng hậu duy nhất của hoàng đế Minh Anh Tông.

Xuất thân bình thường nhưng nhân phẩm xuất chúng

Tiền hoàng hậu có cha là một quan võ thuộc hàng Chính nhị phẩm. Mùa xuân năm 1442, Tiền thị thông qua kỳ tuyển tú nhập cung được chọn làm Hoàng hậu. Khi ấy bà mới 15 tuổi.

So với những mỹ nhân tham gia dự tuyển, Tiền thị không có xuất thân quá nổi bật, nhưng bà nội của Minh Anh Tông – Trương Thái hoàng thái hậu khi ấy đã cảm nhận được nhân phẩm xuất chúng của bà. 

Là một người phụ nữ kiệt xuất, từng giúp chồng giữ vững vị trí thái tử, phò trợ con trai và giờ là cháu trai, bà biết rõ vị trí hoàng hậu quan trọng với hoàng đế thế nào. Với con mắt từng trải tinh tường, bà lựa chọn Tiền thị vì tin rằng nàng sẽ là một vị Hoàng hậu tốt, có thể phò tá Hoàng đế trên con đường trị quốc.

Về phần nhà vua trẻ tuổi, có được người vợ thông tuệ, hiền đức thì vô cùng vui sướng. Cả hai sống những ngày tháng tân hôn rất mực hạnh phúc.

Một lần, Minh Anh Tông chợt để ý gia tộc của hoàng hậu chỉ giữ những chức quan khá nhỏ, ông bèn muốn cất nhắc, phong tước cho một vài người trong đó. Nhưng khi nhà vua đề cập đến việc này, hoàng hậu đã lập tức từ chối. Bà nói rằng, trong gia tộc chưa ai có đủ tài đức hay đóng góp to lớn gì cho triều đình để xứng đáng được phong tước cả. Việc cất nhắc như vậy không khéo sẽ ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của Hoàng đế. 

Về sau, Minh Anh Tông vẫn nhắc lại việc này thêm vài lần, nhưng lần nào hoàng hậu cũng một mực từ chối. Qua đó, nhà vua càng hiểu thêm và trân trọng phẩm chất chính trực của bà. Tình cảm hai người ngày càng sâu nặng, thắm thiết.

Chỉ có điều đáng tiếc, là dù nhà vua hết mực yêu thương nhưng Tiền hoàng hậu lại không thể sinh cho ông một vị hoàng tử nào. Sau đó, Thái hậu tiếp tục nạp cho Hoàng đế một phi tần họ Chu và phong làm Quý phi để sinh cháu nối dõi. Phi tần này sau đó đã sinh cho Hoàng đế 2 người con trai.

Sóng gió ập đến

Năm Chính Thống 14, thủ lĩnh bộ tộc Ngõa Lạt của Mông Cổ ồ ạt tiến quân vào lãnh thổ nhà Minh nhằm lấy lại lãnh thổ quân Nguyên trước đây. Nghe lời thái giám Vương Chấn xui khiến, Minh Anh Tông đích thân cầm quân ra trận mặc cho các đại thần ngăn cản.

Vương Chấn khi ấy tùy tiện mượn danh Hoàng đế chỉ huy quân đội, phong tỏa hết thảy thông tin bất lợi với nhà vua khiến quân Minh liên tiếp bại trận, thương vong vô số.

Khi tình hình trở nên vô cùng bất lợi, Vương Chấn bèn tìm cách rời khỏi nhà vua; nhưng trên đường tẩu thoát, y bị quân Mông Cổ bắt được và giết chết. Còn Minh Anh Tông bị bắt làm tù binh. Sử gọi sự kiện này là “sự biến Thổ Mộc”.

Hoàng đế Minh Anh Tông. (Ảnh minh họa qua History.com)

Trước tình thế nhà vua bị giặc bắt, triều đình hoảng loạn, Tôn thái hậu gấp gáp lập em trai Minh Anh Tông là Chu Kỳ Ngọc lên ngôi, tức Minh Đại Tông, nhằm ổn định tình hình, tổ chức đánh trả quân Mông Cổ.

Nhận được hung tin chồng bị bắt, anh trai và em trai tử trận, Tiền hoàng hậu đau đớn khôn xiết. Dù rất muốn cứu chồng, nhưng phận nữ yếu đuối trước giờ chỉ ở chốn hậu cung thì có thể làm gì đây? Thế là bà đành ngày ngày dập đầu quỳ lạy trước tượng Phật, thành tâm cầu khẩn Thần linh giúp trượng phu trở về bình an.

Đến khi cái lạnh mùa đông cắt da cắt thịt tràn về, Tiền Hoàng hậu vẫn ngày ngày quỳ lạy, ngày ngày khóc thương. Sức khỏe của bà dần suy yếu đến mức không tự đứng dậy được, nhưng bà vẫn chưa một ngày ngừng cầu nguyện. Đến nỗi, dần dần một bên mắt và một bên chân của bà yếu đi và cuối cùng là tật nguyền vĩnh viễn. Nhưng bà vẫn không muốn chữa trị, cho rằng để giúp nhà vua thì dù bản thân phải trả giá lớn như vậy cũng xứng đáng. Năm đó, Tiền hoàng hậu mới 24 tuổi.

Có lẽ tấm lòng son sắt của Tiền Hoàng hậu đã làm cảm động Trời xanh nên cuối cùng, Minh Anh Tông cũng được quân Mông Cổ trao trả. Nhưng lúc này, Anh Tông bị đặt vào một tình thế vô cùng nhạy cảm khi bản thân cũng là vua nhưng triều đình lại có một ông vua mới. 

Đầu năm 1450, Minh Anh Tông về kinh, được tôn làm Thái thượng hoàng và bị giam lỏng ở Nam Cung. Thế là Tiền hoàng hậu lại tiếp tục dọn đến Nam Cung, đồng cam cộng khổ với Anh Tông. Gặp lại thê tử, Hoàng đế nghẹn ngào xúc động. Lúc này đối với ông, tình cảm của Tiền Hoàng hậu vô cùng trân quý.

Thân là Hoàng đế nhưng cuộc sống của Anh Tông khi ấy rất cơ cực, ngay cả thức ăn cũng không được cung cấp đầy đủ. Tiền Hoàng hậu bèn phải thêu thùa thêm để mang bán đổi lấy thức ăn. Dẫu khó khăn khổ ải, dẫu nhan sắc tàn phai, nhưng hoàng hậu vẫn được trượng phu hết lòng yêu thương, trân trọng. Hai người sống những ngày tháng gian nan nhưng rất mực hạnh phúc.

Khổ tận cam lai

Bảy năm sau, Minh Đại Tông bỗng nhiên mắc bệnh qua đời. Minh Anh Tông một lần nữa trở về ngôi hoàng đế.

Lúc này, nhà vua cần sắc phong lại hoàng hậu. Mọi người đều nghĩ quý phi Chu thị sẽ được lựa chọn. Bởi so với Tiền thị tàn tật, không sinh được con cho nhà vua thì quý phi Chu thị có ưu thế hơn hẳn: không những có nhan sắc mà còn sinh cho nhà vua đến 3 hoàng tử, trong đó có Chu Kiến Thâm sau này được phong là thái tử. Bản thân Chu quý phi cũng nôn nóng muốn thay Tiền hoàng hậu.

Ngay cả Tôn thái hậu khi ấy nghe lời thái giám Tưởng Miện cũng có ý định phế bỏ Tiền hậu. Tuy nhiên, khi Anh Tông biết chuyện đã vô cùng tức giận, liền cắt chức Tưởng Miện, đồng thời vẫn sắc phong cho Tiền thị lên ngôi Hoàng hậu.

Với ông, đạo nghĩa vợ chồng sâu nặng và tấm lòng sắt son của Tiền thị vượt lên trên tất thảy những tính toán thông thường. Bà bị tàn phế, tật nguyền cũng chỉ vì cầu khẩn Thượng Thiên phù hộ cho ông. Dù bà không có con nhưng sự trân quý của nhà vua dành cho bà chưa khi nào suy chuyển. Tham vọng của Chu quý phi cũng vì thế tiêu tan.

Tiền hoàng hậu. (Ảnh: wikipedia.org)

Quần thần bảo vệ Tiền hoàng hậu

Năm Thiên Thuận thứ 8 (1464), Minh Anh Tông ngã bệnh. Lo lắng cho cuộc sống của Tiền thị khi không còn mình bên cạnh, nhà vua bèn gọi thái tử đến dặn dò: “Hoàng hậu danh vị đã định, phải tẫn hiếu thiên niên”. Đồng thời còn ra chỉ dụ: “Hoàng hậu tha nhật thọ chung, nghi hợp táng”, tức khi Tiền thị ra đi phải dùng danh nghĩa hoàng hậu mà chôn cùng lăng tẩm với ông.

Thế nhưng sau khi Anh Tông băng hà, Hiến Tông lại toan phế bỏ Tiền hậu, chỉ suy tôn mẹ ruột Chu thị làm hoàng thái hậu. Các đại học sĩ trong triều đều ra sức phản đối. Đại học sĩ Bành Thời cảm thán: “Liệt tổ liệt tông cùng Thiên địa Thần linh ở trên trời nhìn xem, hoàng thượng đã lấy hiếu trị thiên hạ, há chỉ có tôn mẹ đẻ không tôn mẹ cả!” Dưới áp lực của triều thần, Chu Quý phi bèn khóc lóc với con trai là Hiến Tông để ra mặt, nhưng bản thân Hiến Tông cũng cảm thấy các đại thần có lý. Chu phi bèn miễn cưỡng chấp nhận.

Trước cảnh nhà vua mới qua đời, Tiền hoàng hậu còn đau buồn không tiếc ăn uống, Chu quý phi đã muốn tranh vị, triều thần trở nên bất mãn. Do đó 2 tháng sau, họ đã tôn Tiền hoàng hậu là hoàng thái hậu, gọi là Từ Ý hoàng thái hậu, còn Chu Quý phi chỉ là hoàng thái hậu, mà không có tôn hiệu.

4 năm sau ngày Hoàng đế băng hà, Tiền Hoàng hậu cũng qua đời. Lúc này, Chu Thái hậu vì ghen tức đã bất tuân di mệnh, không cho Tiền Hoàng hậu hợp táng với vua Anh Tông. Điều này khiến các quan đại thần vô cùng bức xúc. Họ đã đứng khóc bên ngoài thành Văn Hoa để gây sức ép. Cuối cùng Hoàng lăng được chia thành 3 phần để cả Chu Thái hậu và Tiền Thái hậu đều được an táng cùng chỗ với Minh Anh Tông.

***

Mang danh hiệu hoàng hậu cao quý, nhưng cả đời Tiền Hoàng hậu chẳng mấy lúc được bình yên hưởng phúc chốn thâm cung, ngược lại còn chịu không ít khổ ải, mất mát. Dẫu vậy, đức hạnh của bà đã viết nên một trang sử tuyệt đẹp về đạo nghĩa phu thê. Trương Thái hoàng thái hậu quả đã không sai khi cảm nhận được phẩm hạnh xuất chúng của bà, để rồi khi vua Anh Tông rơi vào tháng ngày tăm tối nhất, vẫn được tấm lòng sắt son của người vợ hiền đức chiếu soi. Đổi lại, Minh Anh Tông cũng không hổ danh là vị hoàng đế nghĩa trọng tình thâm, dẫu hoàng hậu có mắt mù, chân phế vẫn không quên ân nghĩa sớm hôm.

Hồng Liên(t/h)

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

    Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

    Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

x