Tư tưởng ngoại giao của Tập Cận Bình có gì khác Mao Trạch Đông?

23/07/20, 10:22 Trung Quốc

Tập Cận Bình nghĩ rằng, trong hàng loạt những lãnh tụ Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), không ai có thể sánh với ông ta, kể cả vị cha đẻ Mao Trạch Đông và nhà hồi sinh kinh tế Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.

Chủ tịch Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo Trung Quốc duy nhất ngoài Mao Trạch Đông có học thuyết được đưa vào hiến pháp đảng trong khi còn đương chức. (Ảnh qua Hindustan Times)

Từ năm 2012, Tổng Bí thư ĐCSTQ kiêm Tổng tư lệnh quân đội Trung Quốc (PLA) Tập Cận Bình đã trở thành lãnh đạo tối cao của Vương quốc Trung Hoa. 

Thái độ tự cao, cho rằng không ai có thể sánh với mình của ông Tập được lộ rõ ràng vào ngày 20/7, khi Trung tâm Nghiên cứu Ngoại giao Tập Cận Bình được khánh thành trong Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị (Wang Yi) – người đã tổ chức khánh thành trung tâm Nghiên cứu Ngoại giao Tập Cận Bình tại Bắc Kinh cho biết, học thuyết ngoại giao của Tập là hiện thân chủ nghĩa Mác của thế kỷ 21, nó vượt qua các lý thuyết truyền thống về quan hệ quốc tế. Vương Nghị mô tả học thuyết của Tập Cận Bình là nguyên tắc chỉ đạo tối thượng cho ngoại giao Trung Quốc.

Trung tâm nghiên cứu tư tưởng Tập Cận Bình đã được mở vào khoảng thời gian Trung Quốc đang đối đầu với nhiều quốc gia. (Ảnh qua Hindustan Times)

Theo các chuyên gia phân tích Trung Quốc, viện nghiên cứu mới về tư tưởng Tập Cận Bình đã đặt ông ngang hàng với người sáng lập ĐCSTQ Mao Trạch Đông – người lãnh đạo cuộc cách mạng văn hóa ở Trung Quốc cướp đi hàng triệu sinh mạng người dân. Tư tưởng Mao được sáp nhập vào Hiến chương của ĐCSTQ năm 1945.

Tháng 10/2017, Tập Cận Bình đã trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên có tư tưởng chính trị được đưa vào Điều lệ Đảng khi còn đang cầm quyền, kể từ thời của Mao Trạch Đông. Trong khi tên của Đặng Tiểu Bình chỉ được thêm vào hiến chương sau khi ông ta qua đời năm 1997.

Đặng Tiểu Bình là người lãnh đạo sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế, với học thuyết đặt sự phát triển kinh tế làm trung tâm của công tác đảng, đặt ra lộ trình tư tưởng cho sự hiện đại hóa nền kinh tế Trung Quốc.

Video: Tập Cận Bình – Độc chủ trọn đời

Trong khi thế giới coi sự tấn công của Tập Cận Bình ở Ladakh và Biển Đông là sự khác biệt giữa các cuộc đấu tranh trong nội bộ đảng, thì động thái này rõ ràng khẳng định vị trí của ông là ‘hoàng đế’ đầu tiên, và mạnh nhất của Trung Quốc.

Năm 1962 Mao Trạch Đông đã phát động xâm lược biên giới Ấn, sau thất bại của cuộc cách mạng nông nghiệp Đại nhảy vọt, hàng triệu người đã chết vì nạn đói kém. Sự xâm lược của PLA ở biên giới Trung-Ấn trong thời đại hòa bình đã xảy ra, sau khi hàng triệu người bị nhiễm virus Corona có nguồn gốc từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.

Trở lại sự kiện ngày 20/7, Chủ tịch Tập Cận Bình muốn biến Trung Quốc thành một cường quốc toàn cầu, nâng cao đường phát triển kinh tế của Đặng Tiểu Bình -đặt mình ở vị thế thấp, mở rộng thương mại Bắc Kinh, ông được mô tả là một chiến lược gia vĩ đại có tầm nhìn. Học thuyết của Đặng chủ trương: Trung Quốc nên “đặt mình ở vị thế thấp và dành thời gian của đối phương” tập trung vào sự hồi sinh kinh tế.

Tuy nhiên, ông Tập muốn Trung Quốc phải giữ vai trò tích cực trong đóng góp cho sự phát triển của quản trị toàn cầu, và theo như ông đã mô tả đó chính là “người bảo vệ trật tự quốc tế”.

“Lý thuyết về quan hệ quốc tế đã đạt được một bước nhảy vọt lịch sử trong lĩnh vực ngoại giao về việc bản địa hóa chủ nghĩa Mác”, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị phát biểu về đường lối của Tập tại sự kiện hôm 20/7.

Việc Tập Cận Bình đảo ngược những nỗ lực cải cách kinh tế Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình không phải là khía cạnh duy nhất. 2 năm trước, Tập Cận Bình cũng bãi bỏ hiến pháp về chủ tịch nước Trung Quốc do Đặng giới thiệu vào năm 1982, liên quan đến quy định giới hạn 2 nhiệm kỳ đối với cương vị chủ tịch nước, tổng bí thư, tổng tư lệnh. Điều này sẽ cho phép ông tiếp tục làm chủ tịch Trung Quốc ‘trọn đời’, khá giống Mao.

Thiện Thành (Theo Hindustan Times)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

    Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

x