Truyện cổ: Bảo Tuyên và cuộc gặp gỡ kỳ lạ với bạch mã
Thế gian có nhiều câu chuyện ly kỳ, tưởng rằng chúng không có liên hệ gì với nhau nhưng sau này ngẫm lại mới thấy, không có gì là ngẫu nhiên.
Vào thời Tây Hán khoảng 2.000 năm trước, có một người đàn ông tên Bảo Tuyên, xuất thân nghèo khó. Tuy nhiên, vị thầy nhận thấy anh là người có đạo đức tốt, liền gả con gái mình là Thiếu Quân cho anh, ban cho hai người của hồi môn hết sức long trọng.
>>> Cảm ngộ sâu sắc từ câu chuyện ngụ ngôn “Bạch Long Mã và Lừa” (Video)
Bảo Tuyên nói với vợ mình: “Nàng được sinh ra trong một gia đình giàu có, quen dùng những đồ trang sức xa xỉ. Nhưng ta nghèo, ta không thể nhận những món quà đắt giá như vậy”.
Thiếu Quân trả lời: “Cha thấy chàng là người chú trọng tu dưỡng phẩm hạnh và đạo đức, sống cuộc sống giản dị, tiết kiệm, do đó ông mới cho thiếp cưới chàng, để thiếp có thể chăm sóc chàng. Giờ thiếp đã là vợ của chàng, thiếp sẽ nghe lời chàng”.
Bảo Tuyên cười vui vẻ: “Nếu nàng có thể nghĩ như vậy thì ta đâu còn mong ước gì hơn chứ!”.
Thiếu Quân liền cất hết quần áo và những đồ trang sức sang trọng, mặc vào trang phục đơn giản, trở về quê cùng với Bảo Tuyên trên một chiếc xe nai kéo.
Sau khi chào hỏi mẹ chồng, Thiếu Quân lập tức bắt đầu công việc nội trợ gia đình, thực hiện nghĩa vụ của một người con dâu, làm một người vợ tuyệt vời. Tên tuổi của Thiếu Quân và Bảo Tuyên đã được ghi lại trong sách sử nhà Hán.
Ngày nay, người ta thường dùng thành ngữ “Cưỡi cùng trên chiếc xe nai kéo” để mô tả một cặp vợ chồng trẻ sống hòa hợp hạnh phúc ngay cả khi nghèo khổ.
Bảo Tuyên sau đó được tiến cử trở thành quan chức triều đình. Một lần trên đường đến kinh thành, anh gặp một thư sinh đang một mình vội vã trên đường, đột nhiên lên cơn đau tim. Bảo Tuyên đã cố gắng giúp đỡ anh ta nhưng không thể cứu được, thư sinh đó đã nhanh chóng qua đời.
Bảo Tuyên không biết tên của thư sinh đó là gì nhưng thấy anh ta mang theo một cuốn sách cuộn bằng lụa trắng cùng với mười nén bạc. Anh đã dùng một nén bạc để sắp xếp việc chôn cất vị thư sinh, rồi đặt phần bạc còn lại bên dưới đầu và cuốn sách lụa cuộn trên bụng anh ta.
Sau khi khấn vái, Bảo Tuyên đã nói trước ngôi mộ của thư sinh: “Nếu oan hồn của anh có linh, xin hãy để cho gia đình biết được rằng anh được chôn cất ở đây. Bây giờ tôi có việc khác phải làm, không thể ở đây lâu hơn”. Anh chào tạm biệt và tiếp tục cuộc hành trình của mình.
Khi đến kinh thành, Bảo Tuyên nhận thấy có một con ngựa trắng đi theo mình. Con ngựa không cho phép bất cứ ai ngoài anh đến gần nó. Nó cũng không để cho bất cứ ai khác cho nó ăn. Thế là Bảo Tuyên nhận nuôi con ngựa.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở kinh thành, Bảo Tuyên cưỡi con ngựa trắng này về nhà nhưng bị lạc đường. Anh nhìn thấy dinh thự của một Vương gia. Khi trời sắp tối, anh tiến về phía trước đưa thẻ tên cho gia chủ để xin chỗ tá túc..
Người hầu nhìn thấy con ngựa đi cùng Bảo Tuyên ở ngay cửa liền báo lại với vị Vương gia: “Người khách này đã đánh cắp con ngựa của chúng ta”.
Vị Vương gia nói: “Bảo Tuyên là một người tốt có tiếng tăm. Chắc phải có lý do nào đó trong việc này. Đừng nói những điều vô căn cứ”.
Rồi ông hỏi Bảo Tuyên: “Làm thế nào mà cậu có được con ngựa này? Con ngựa này từng là của chúng tôi và không biết tại sao nó lại mất tích”.
Bảo Tuyên kể chi tiết về sự việc đã trải qua của anh với vị thư sinh lên cơn đau tim. Vương gia bị sốc: “Đó chính là con trai của ta!”
Sau đó, ông tìm thấy quan tài của con trai mình. Khi mở nắp quan tài ra, ông thấy cuộn sách lụa trắng và những nén bạc, tất cả điều nằm ở đó như lời Bảo Tuyên đã mô tả.
Tiểu Phúc, theo Epoch Times