Trí tuệ trong việc tặng quà của người xưa: Hôn lễ không tặng ô, mừng thọ không tặng thuốc lá
Lễ tiết truyền thống của người xưa vốn rất nhiều, không ít trong số đó vẫn còn phổ biến đến tận ngày nay. Chúng ta hãy cùng bàn luận một câu tục ngữ về phương diện lễ tiết, xem lời của cổ nhân nói có lý hay không.
Những lễ nghi này nhìn có vẻ rườm rà, nhưng đó là kinh nghiệm cùng trí tuệ mà người xưa đã đúc kết được trong thời gian dài, hơn nữa còn thể hiện đạo lý làm người, chỉ bảo chúng ta cách cư xử trong các phương diện cuộc sống và công việc, v.v.
Có câu tục ngữ: “Hôn lễ không tặng dù, mừng thọ không tặng thuốc lá, đám tang không đưa tiền phúng sau”. Câu này lời ít mà ý nhiều, ý chỉ lúc gặp các việc ma chay cưới hỏi, tặng lễ cần phải để ý, biết né tránh những thứ kiêng kị.
Vì sao khi gặp đám cưới thì không tặng dù; trong tiệc mừng thọ không tặng thuốc lá; đi đám tang, tiền biếu phải đưa cùng ngày, không được đưa sau đó?
1. Đám cưới không tặng dù
Chúng ta cùng nói về “đám cưới không tặng dù” trước. Từ xưa đến nay, kết hôn đối với mỗi cá nhân, thậm chí cả gia đình đều là chuyện vui lớn. Lúc này, tất cả mọi người đều chìm đắm trong cảm giác vui mừng. Vì vậy, khi gặp chuyện đại hỷ sự này, người hiện đại thường tặng tiền mặt.
Nhưng thời cổ đại thì không như vậy, bởi điều kiện sống không cao, mọi người cũng chỉ có thể có cái gì thì tặng có đó. Tuy nói như vậy, nhưng tặng quà cũng phải có ý tứ, có vài thứ không thích hợp làm lễ vật biếu tặng, ví dụ như cây dù.
Bởi vì người xưa cho rằng ô dù (tán) là điềm xấu, có ý tứ “ly tán”, mà đối với người mới kết hôn mà nói, sợ nhất là “tán”. Cho nên mỗi khi gặp chuyện vui như hôn lễ, hầu như không ai đi tặng dù, tất cả mọi người đều hy vọng cặp đôi có thể trăm năm hạnh phúc.
2. Mừng thọ không tặng thuốc lá
“Mừng thọ không tặng thuốc lá” cũng có ý tứ tương tự như “hôn lễ không tặng dù”. Nhà có người già, giống như có bảo vật, vì vậy đến sinh nhật, mừng thọ nhất định sẽ tổ chức thật linh đình. Thọ yến đại biểu cho vui mừng, nhất là đại thọ 70, 80 tuổi, thường sẽ vô cùng náo nhiệt.
Đương nhiên tiệc vui thì nên vui mừng, nhưng người làm khách như chúng ta khi tặng quà cũng nên chú ý một chút, có vài thứ không nên tặng, nếu không có thể gợi ra rủi ro, chẳng hạn như thuốc lá.
Mừng thọ không tặng thuốc lá, nguyên nhân quan trọng là bởi vì người xưa cho rằng thuốc lá có ý “nấc nghẹn”, hiển nhiên đối với thọ yến mà nói cũng không phải là điều tốt.
Còn có một điều nữa, hút thuốc có hại cho sức khỏe, nhất là đối với người lớn tuổi mà nói, dễ gây ra xuất huyết não và bệnh phổi. Cho nên đến tiệc mừng thọ hầu như không ai tặng thuốc lá, cho tới bây giờ, đa số mọi người vẫn tặng tiền lì xì là chủ yếu.
3. Đám tang không đưa tiền phúng sau
Sau khi đọc hai điều trên, hẳn các bạn đọc cũng phần nào đoán được “đám tang không đưa tiền phúng sau” là vì lý do gì.
Lo việc tang ma là chuyện đại sự, gồm có rất nhiều quy củ, vì vậy tặng lễ cũng không được tùy ý quá mức, nhất là phải chú ý thời điểm. Trong tình huống bình thường, chẳng hạn đám cưới, mừng thọ, chúng ta có thể bổ sung tiền biếu sau cũng được, chủ nhà cũng sẽ không để ý những chuyện đó.
Nhưng tang sự thì không thể như vậy, bởi vì người xưa cho rằng làm như vậy, thứ nhất là trái quy củ, mất lễ tiết, làm người nhà không vui. Thứ hai, tang sự đối với chủ nhà là một chuyện vô cùng đau buồn, nếu chúng ta sau đó mới bổ sung tiền phúng thì sẽ làm gợi lại vết thương trong lòng họ lần nữa.
Sinh lão bệnh tử là quy luật tự nhiên, nhà nào cũng đều sẽ gặp phải tình huống như vậy, cho nên rất ít người nào vì chuyện tiền phúng điếu mà làm mất lòng người khác.
Nhìn chung, những quan niệm này vẫn đúng và hợp lý cho đến tận ngày nay. Chỉ là điều kiện sống bây giờ đã cao hơn trước nhiều, người tặng quá cũng ít, chủ yếu là tặng tiền, vì vậy cũng tránh bớt được những tranh cãi.
Đương nhiên tặng tiền cũng có những điểm cần chú ý, vì vậy mọi người cũng nên nghe quan niệm của người xưa, dù sao biếu tiền chuyện nhỏ, mất lễ tiết mới là chuyện lớn.
Tuệ Tâm biên dịch
Xem thêm: