Tích cổ Việt Nam: “Ngoài trời còn có trời cao hơn”

04/03/15, 21:52 Cổ Học Tinh Hoa

Kho tàng tích cổ Việt Nam rất phong phú, đặc biệt hơn khi chúng còn gắn liền với những vị anh hùng xuất hiện trong suốt chiều dài lịch sử. Ông bà có câu, “ôn cố tri tân”, đọc chuyện xưa để học cách làm người đúng đắn, biết coi trọng đạo đức, âu cũng là điều nên làm.

đạo lý, Việt Nam, văn thơ, Trung Quốc, lich su, Bài chọn lọc,

Năm 979, Lê Hoàn (941 – 1005) lên ngôi hoàng đế, lập nên triều Tiền Lê, giữ nguyên quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Mười đạo quân của Lê Hoàn, các binh sĩ đều xăm trên trán ba chữ “Thiên tử quân”. Hoàng đế nước Tống lúc bấy giờ là Triệu Quang Nghĩa (Tống Thái Tông) đùng đùng nổi giận phát động binh mã đánh chiếm Đại Việt vì tội dám xưng “đế”, lại tự tôn là “thiên tử” ngang hàng vua Tống.

Năm 981, Lê Hoàn đánh bại quân xâm lược nhà Tống, đại sử gia Lê Văn Hưu viết: “Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, bắt Quân Biện, Phụng Huân, dễ như lừa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà cõi bờ yên tĩnh, cái công đánh lấy tuy nhà Hán nhà Đường (hai đời cường thịnh nhất thời phong kiến Trung Quốc) cũng không hơn được.

Le-Dai-Hanh
Vua Lê Đại Hành

Lê Hoàn tuy không sợ quân Tống, nhưng cũng không muốn chiến tranh, chỉ mong hai nước Trung Hoa – Đại Việt đời đời hòa hảo. Năm 987, nhà Tống sai Lý Giác làm sứ giả sang Đại Việt. Lý Giác hay chữ nổi tiếng, là Quốc tử giám bác sĩ, vua Tống biết Lê Hoàn có tài ăn nói, mà triều đình cũng lắm người giỏi văn chương nên không thể sai những sứ giả không xứng đáng. Lê Hoàn bảo nhà sư Đỗ Thuận làm lái đò đi đón sử giả. Lý Giác tính hay nói văn thơ, nhân thấy một đôi ngỗng trời đang bơi trên sông, chợt nhớ bài thơ nổi tiếng đời Đường của Lạc Tân Vương, cao hứng hắng giọng ngâm:

Nga! Nga! Lưỡng nga nga!

Ngưỡng diện hướng thiên nha.

(Ngỗng! Ngỗng! Ngỗng một đôi

Ngẩng mặt ngóng chân trời.)

Lý Giác mới ngâm được hai câu, chưa biết nên chăng thế nào, dừng lại ngắm đôi ngỗng. Đỗ Thuận cầm mái chèo khua mạnh một cái rồi ngâm tiếp:

Bạch mao phô lục thủy

Hồng trạo bãi thanh ba

(Nước biếc phô lông trắng

Chèo hồng khua sóng xanh)

Lý Giác giật mình kinh sợ, không ngờ một người lái đò nước Nam cũng thông thạo văn thơ đến thế. Bài thơ “Vịnh Ngỗng” của Lạc Tân Vương nguyên tác 4 câu:

Nga! Nga! Nga!

Khúc hạng hướng thiên ca

Bạch mao phù thủy lục

Hồng chưởng bãi thanh ba.

(Ngỗng! Ngỗng! Ngỗng!

Cong cổ ngóng trời kêu

Lông trắng nổi trên mặt nước

Bàn chân hồng khua sóng xanh.)

Bởi trước mắt Lý Giác chỉ có hai con ngỗng, và hai con ngỗng ấy ngóng trông về phía chân trời xa chứ không ngẩng lên trời kêu, ông thêm và chữa mấy chữ để hợp cảnh hợp tình.

Ông chưa biết nên sửa tiếp như thế nào, Đỗ Thuận đã đỡ lời ông, thay bằng mấy chữ rất tài tình. Đỗ Thuận thay chữ “phù” là nổi bằng chữ “phô” là khoe, thay chữ “hồng chưởng” là bàn chân hồng bằng chữ “hồng trạo” là mái chèo hồng làm cho câu thơ trở thành tuyệt cú.

Lý Giác dù sau đó biết Đỗ Thuận chỉ đóng vai ông lái đò, vẫn rất khâm phục nhà sư. Lý Giác về đến sứ quán, gửi cho Đỗ Thuận một bài thơ:

Hạnh ngộ minh thì tán thịnh du,

Nhất thân nhị độ sứ Giao Châu.

Đông đô lưỡng biệt tâm vưu luyến

Nam Việt thiên trùng vọng vị hưu.

Mã đạp yên vân xuyên lãng thạch

Xa tri thanh chướng phiếm trường lưu

Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu

Khê đàm ba tĩnh kiến thiềm thu.

(May gặp thời bình được giúp mưu,

Một lần hai lượt sứ Giao Châu.

Đông đô mấy độ còn lưu luyến,

Nam Việt nghìn trùng vẫn ước cầu.

Ngựa vượt khói mây xuyên đá chởm,

Xe qua rừng biếc vượt dòng sâu.

Ngoài trời lại có trời soi nữa,

Sóng lặng khe đầm, bóng nguyệt thâu.

Bản dịch Đại Việt sử ký toàn thư

Bài thơ này có câu “Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu”, trong đó “Thiên ngoại hữu thiên” là một câu thành ngữ Trung Quốc có ý nghĩa tương tự câu thành ngữ Việt Nam: Ngoài núi này cao còn núi khác cao hơn.

Về mặt chính trị từ xưa đến nay, giữa các nước luôn có một sự cạnh tranh nhất định, đó là sự đối đầu giữa các giai cấp thống trị. Nhưng đối với người dân bình thường, thời xưa hầu như ai cũng được dạy các chuẩn tắc khi cư xử, những đạo lý làm người. Cụ thể ở đây là đức tính khiêm cung và công nhận tài năng của người khác.

Sư Đỗ Thuận chép bài thơ dâng lên vua Lê Đại hành. Thấy được tâm ý bày tỏ trong bài thơ, vua rất hài lòng, sai thiền sư Khuông Việt, người đứng đầu giới Phật giáo khi ấy, làm bài thơ tiễn sứ về nước như sau (tạm dịch):

Gió xuân đầm ấm cánh buồm giương,

Trông vị thần tiên về đế hương.

Muôn lần non nước vượt trùng giương,

Đường về bao dặm trường.

Nhớ vị sử lang

Xin lưu ý việc biên cương,

Tâu rõ lên thánh hoàng.

Thiên triều Trung Quốc dù nhiều lần bại trận, nhưng mỗi lần sai sứ mang chế sách sang phong, văn phong của hoàng để Trung Quốc vẫn thể hiện thái độ cậy nước lớn chèn ép nước bé, mỗi lần như thế Lê Hoàn đều nhận chiếu rất cung kính nhưng không bao giờ lạy (vọng bái thiên tử). Những sứ giả trí thức Trung Quốc như Lý Nhược Chuyết, Lý Giác, Tống Cảo, Vương Thế Tắc,… đều lấy “lễ” làm đầu, không hề xấc láo, nhũng nhiễu hay hạch sách việc nhận chiếu không đúng quy định của Tống triều. Tuy vua có tham vọng của vua, nhưng dân thì có đạo lý làm người của dân.

Việc Lê Hoàn chỉ nhận chiếu nhưng không lạy cũng là hành động ngoại giao khéo léo. Nhận chiếu tức là chấp nhận mối quan hệ giữa hai nước, còn từ chối lạy tức là khẳng định uy thế của Đại Việt. Rồi sau đó vua còn đàm phán với sứ giả nhằm giảm bớt nhiều điều khoản vô lý hoặc quá đáng trong chiếu thư. Đối với Lê Hoàn, không bao giờ có chuyện năm lần bảy lượt đem lãnh thổ, đem tài nguyên dâng cho Trung Quốc khai thác, lại còn nghe theo cái gọi là “công hàm” của Trung Quốc để bắt bớ và bức hại người dân nước mình. Thử hỏi khí thế Đại Việt ngày xưa nay còn đâu.

Châu Xuân tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

    Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x