Thỏa thuận thương mại Mỹ-Nhật sẽ khiến Trung Quốc gặp nhiều khó khăn hơn?
Theo đánh giá của các quan sát viên, việc ký kết thỏa thuận thương mại giữa Washington và Tokyo có thể làm phức tạp thêm nỗ lực giải quyết cuộc chiến thuế quan giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bởi vì nó có thể thúc đẩy các cố gắng của Hoa Kỳ, buộc Bắc Kinh phải chấp nhận các yêu cầu thương mại mà họ đề ra.
Phát biểu bên lề tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở thành phố New York vào hôm thứ Tư ngày 25/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố họ đã đồng ý một thỏa thuận giảm bớt rào cản thương mại qua lại giữa 2 nước. Cụ thể, Tokyo sẽ mở cửa thông thoáng đối với một số hàng hóa nông sản của Hoa Kỳ như: thịt bò, thịt lợn, lúa mì, phô mai, hạnh nhân, rượu vang và các sản phẩm khác vào Nhật Bản. Washington cũng đáp lễ lại bằng cách tạo kiện cho mặt hàng như: tua-bin, máy công cụ, xe đạp, trà xanh, hoa và các hàng hóa khác của Nhật Bản vận chuyển nhập vào Hoa Kỳ.
Trump mô tả thỏa thuận này là “một đại chiến thắng đối với nông dân Mỹ”.
Mặc dù văn bản đầy đủ của thỏa thuận thương mại này vẫn chưa được công bố nhưng dường như nó không bao gồm bất kỳ sự đảm bảo nào cho thấy, Hoa Kỳ sẽ không áp dụng thuế quan đối với nhập khẩu ô tô từ Nhật Bản, theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại Hoa Kỳ mà Trump đã từng đề cập trong quá khứ.
Vòng đàm phán thương mại tiếp theo giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ diễn ra tại thủ đô Washington sau 2 tuần nữa, các nhà quan sát cho rằng thỏa thuận thương mại mới có thể khiến vấn đề của Bắc Kinh trở nên tồi tệ hơn.
“Thỏa thuận với Nhật Bản là một cột mốc quan trọng đối với chính quyền Trump, nhằm ưu tiên cho các thỏa thuận thương mại tự do song phương và có thể làm tăng thêm niềm tin vào các cuộc đàm phán trong tương lai,” He Ping, một giáo sư tại Đại học Fudan ở Thượng Hải cho biết
He Ping cho rằng những nhượng bộ do Tokyo đưa ra có thể là “biểu tượng và kết quả” của mối quan hệ đang ngày càng chặt chẽ hơn giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Thỏa thuận này cũng có thể giúp Trump giành lại được sự ủng hộ từ phía nông dân Mỹ. Họ từng phàn nàn về việc mất thị phần, không chỉ do chiến tranh thương mại với Trung Quốc mà còn là vì quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương của Tổng thống, một thỏa thuận thương mại đa phương mà trong đó sẽ làm giảm các rào cản thương mại với Nhật Bản.
Video: Thỏa thuận thương mại Mỹ-Nhật tại hội nghị thượng đỉnh G7
Ông cho biết: “Trên thực tế thì nông nghiệp là chủ đề chính trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung hiện nay, nó có thể có ảnh hưởng gián tiếp đến các cuộc đàm phán thương mại sắp tới”.
Bắc Kinh cũng đang lo ngại rằng thỏa thuận giữa Mỹ và Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ ba trên thế giới này có thể là “viên thuốc độc”, ngăn cấm các đối tác thương mại tự do của Mỹ ký kết các thỏa thuận với “các quốc gia phi thị trường”, như Mỹ đã từng mô tả về Trung Quốc.
“Đây sẽ là một cứu cánh cho Bắc Kinh nếu thỏa thuận [Tokyo] không có điều khoản, nếu không thì đây có thể được coi là một động thái nhằm kiềm chế đáng kể Trung Quốc,” Châu Vĩnh Sinh, giáo sư tại Viện Quan hệ Quốc tế ở Trung Quốc, trường đại học đối ngoại Bắc Kinh cho biết.
“Nếu điều khoản này được bao hàm trong đó, có nghĩa là cả thỏa thuận thương mại Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc và Hiệp định kinh tế toàn diện khu vực đều có thể thông qua”, ông Châu nói.
Thiện Thành (Theo South China Morning Post)