Thỏa thuận mới: Mọi hoạt động của cảnh sát Trung Quốc tại Australia phải được giám sát

27/09/17, 09:04 Thế giới

Hôm 25/9, Bắc Kinh và Canberra đã ký kết một thỏa thuận chính thức rằng mọi hoạt động điều tra tội phạm kinh tế của cảnh sát Trung Quốc trên đất Australia đều phải nằm dưới sự giám sát của chính quyền nước này.

Cảnh sát Trung Quốc tuần tra bên ngoài một nhà ga ở thủ đô Bắc Kinh. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Theo báo Sydney Morning Herald, thỏa thuận chính thức về hợp tác điều tra tội phạm kinh tế vừa được ký kết giữa Cảnh sát liên bang Australia (AFP), Bộ Nhập cư và bảo vệ biên giới Australia và Bộ Công an Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 25/9.

Thỏa thuận này không nhằm thay thế hiệp định dẫn độ đổ vỡ trước đó giữa Bắc Kinh và Canberra. Mục đích là vạch ra những tiêu chí cụ thể buộc cảnh sát Trung Quốc phải tuân theo nếu họ muốn điều tra tội phạm kinh tế một cách hợp pháp tại Australia.

Ví dụ, cảnh sát Trung Quốc sẽ không được phép tiếp xúc bất cứ nghi phạm nào nếu không có sự có mặt của một viên chức AFP.

Tất cả các cuộc thẩm vấn đều sẽ được ghi hình lại bởi nhà chức trách Australia với sự tham gia của một thông dịch viên độc lập. AFP cũng không cho phép Trung Quốc đưa hình ảnh các nghi phạm trốn chạy lên sóng truyền hình khi những người này trở về nước. Một cảnh tượng thường gặp ở Trung Quốc là các nghi phạm bị còng tay bước xuống máy bay phải đi qua một rừng ống kính, máy quay của các cơ quan truyền thông.

Bên cạnh đó còn có một quy định khác cấm Trung Quốc dùng vũ lực dẫn độ công dân của họ trên đất Australia. AFP luôn theo dõi những nghi phạm Trung Quốc trở về nước một cách tình nguyện, dù rằng việc này không cần phải thông qua quy trình pháp lý nào.

Cũng theo báo Sydney Morning Herald, cảnh sát Trung Quốc và Australia từng có mối quan hệ khá trắc trở trong quá khứ.

Trong một vụ lùm xùm hồi tháng 12/2014, cảnh sát Trung Quốc từ thành phố Nhật Chiếu âm thầm đến Australia không thông báo để thuyết phục một người tài xế bị buộc tội đưa hối lộ trở về nước. Chính quyền liên bang Australia đánh giá vụ việc này là “không thể chấp nhận được” và gửi công hàm phản đối đến Đại sứ quán Trung Quốc.

Kể từ đó, cảnh sát Trung Quốc đến Australia được yêu cầu phải xin một loại visa đặc biệt thông qua AFP, và họ đã phải chấp hành.

Theo Tuổi Trẻ

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x