Thêm nhiều góc nhìn về nữ anh hùng bị hoen ố của Myanmar Aung San Suu Kyi

02/02/21, 14:42 Góc Nhìn

Trong khi danh tiếng quốc tế của Aung San Suu Kyi bị vấy bẩn, “The Lady” vẫn được yêu mến ở quê nhà và việc giam giữ bà được coi là sự trở lại của chế độ áp bức quân sự nổi tiếng là không khoan nhượng.

Thêm nhiều góc nhìn về nữ anh hùng bị hoen ố của Myanmar Aung San Suu Kyi
Hashtag #savemyanmar và #Westandwithourleader hiện đang rải khắp các diễn đàn ASEAN trên hầu khắp các nền tảng mạng xã hội, bày tỏ rõ ràng chân thực suy nghĩ của người Miến Điện lúc này.

Đối với những sự kiện đang diễn ra ở Myanmar hiện nay, rất nhiều người đều đang đặt câu hỏi về bà Aung San Suu Kyi. Có người bất bình với bà, gắn nhãn ‘dân chủ cuội’, cũng có người thông cảm hơn khi nhìn vào thời cuộc và hoàn cảnh mà bà đang đối mặt.

Điều người ta phân vân nhất có lẽ là các cáo buộc xung quanh vụ ‘diệt chủng Rohingya’. Khi cuộc chiến giữa quân đội Myanmar và Quân đội Cứu thế Arakan Rohingya (Arsa) trở thành các cuộc thảm sát, bà San Suu Kyi đã bị quy trách nhiệm. Bà bị tước bỏ giải Nobel Hòa bình, bị gọi là “diệt chủng” và phải ra trước tòa án quốc tế La Hay. San Suu Kyi nói: “Tình hình ở bang Rakhine rất phức tạp và không dễ hiểu, các cáo buộc về tội diệt chủng là một bức tranh thực tế không đầy đủ và gây hiểu lầm”.

Vậy câu chuyện thật sự là như thế nào?

Theo Blogger Ngô Nhật Đăng cho biết:

“Đây là vấn đề tồn tại của lịch sử, người Anh khi còn cai trị Miến Điện đã cho nhập cư người Rohingya từ Bangladesh vào Miến Điện để lao động trong các đồn điền trồng lúa, vào những năm đầu thế kỷ 20, Miến Điện là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Xã hội Miến Điện không công nhận người Rohingya, họ bị coi như là những người nhập cư bất hợp pháp. Khi trao trả độc lập cho Miến Điện, người Anh đã trang bị vũ khí cho người Rohingya, tiền thân của lực lượng “Cứu thế Arakan Rohingya (Arsa)” sau này. Miến Điện đã có chính sách hồi hương người Rohingya với tốc độ từ 100-150 người /ngày và kéo dài từ 10-15 năm nhưng tổ chức nhân quyền LHQ yêu cầu Miến Điện phải cấp quốc tịch cho 1,5 triệu người Rohingya đang sinh sống chủ yếu ở bang Rakhine.

Lực lượng Arsa của người Rohingya có kế hoạch chiếm vùng đất Rakhine để thành lập một quốc gia Hồi giáo, họ đã gây ra những vụ thảm sát kinh hoàng, đốt phá chùa Phật giáo và tàn sát dân Miến Điện. Quân đội vốn khét tiếng tàn bạo của tướng Min Aung Hlaing cũng đáp trả với hành động tương tự, nạn nhân cuối cùng vẫn chỉ là những người dân vô tội, nhưng truyền thông đã không nói đến tội ác của quân đội Rohingya mà bà San Suu Kyi lại bị kết tội là diệt chủng.

Aung San Suu Kyi luôn là một người theo chủ nghĩa dân tộc gắn chặt với bản sắc Miến Điện đã bị biến thành một kẻ giết người hàng loạt một cách chậm rãi và có chủ ý.”

Nhà báo Vũ Linh cũng có cái nhìn về bối cảnh tương tự:

“Khối dân Rohingya đó đi đến đâu đốt chùa và giết sư đến đó, nên khối Phật giáo phải tự vệ. Nhiều ông sư đã mạnh miệng kêu gọi Phật tử Miến và cả sư sãi phải tự võ trang bằng gậy gộc, dao búa cá nhân để tự vệ. Truyền thông Âu Mỹ gọi mấy ông sư này là ‘buddhist terrorists’ – khủng bố Phật giáo. Truyên thông Dân chủ Mỹ theo chỉ thị của TT Obama, cho đến nay vẫn không dám gọi khủng bố Hồi giáo quá khích là ‘muslim terrorists’ hay khủng bố Hồi giáo, nhưng lại mau mắn gọi mấy ông sư ngồi giảng kinh và kêu gọi giữ chùa là khủng bố.

Thực tế, đây là một cuộc ‘chiến tự vệ’ của khối Phật tử Miến chống khối Hồi giáo xâm lăng Rohingya từ Bangladesh tràn qua, chứ không phải chuyện Miến kỳ thị, đàn áp một sắc dân thiểu số của họ. Một số không ít dân Miến cũng theo đạo Hồi, và tại những thành phố lớn như Yangon, Mandalay,… đều có nhiều đền thờ Hồi giáo, và dân Miến theo đạo Hồi chẳng gặp chống đối hay kỳ thị gì.”

Trải qua những năm qua, bởi nhiều xung đột xảy ra giữa tổ chức nhân quyền Liên Hợp Quốc và chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald J. Trump, người ta nhận ra rằng cái gọi là Tổ chức Nhân quyền không gì hơn một công cụ chính trị, hơn nữa là chịu ảnh hưởng rất lớn từ Trung Quốc. 

Nhà báo Vũ Linh viết: “Nhìn vào phiên toà La Hay thì thấy rõ tính phe phái. Phiên tòa phỏng vấn hơn 200 ‘nạn nhân’ Hồi giáo và đưa ra trước tòa 3 ‘nhân chứng’ Hồi giáo, trong khi phỏng vấn và đưa ra đúng zero nhân chứng Phật giáo Miến Điện, ngoại trừ cho phép một mình bà Aung San Suu Kyi ra trước tòa.”

Tuy nhiên, dù truyền thông chính thống có làm xấu hình ảnh của San Suu Kyi trong mắt cộng đồng quốc tế, thì bà vẫn được yêu mến ở Myanmar. Và khi vụ đảo chính xảy ra, đã có những cuộc biểu tình ủng hộ bà ở Tokyo và Băng Cốc. Họ lo lắng và căng thẳng khi nhìn vào tương lai của đất nước.

Nhà sử học Myanmar, Thant Myint-U viết:

“Tôi có cảm giác chìm đắm rằng sẽ không ai thực sự có thể kiểm soát được những gì xảy ra tiếp theo. Và hãy nhớ Myanmar là một đất nước ngập tràn vũ khí, với sự chia rẽ sâu sắc giữa các sắc tộc và tôn giáo, nơi hàng triệu người hầu như không thể tự kiếm ăn”.

Nhà báo Đặng Sơn Duân cũng có một cái nhìn dễ dãi đối với nữ anh hùng của Miến Điện này:

“Bà Suu Kyi lên nắm quyền không phải trong một nền dân chủ non trẻ, mà là nền dân chủ giả tạo, bị kìm kẹp bởi bản hiến pháp 2008 do quân đội soạn thảo. Quân đội nắm rất nhiều thực quyền và bà Suu Kyi gần như không có tiếng nói trong vấn đề an ninh quốc gia. Không những thế, Myanmar vẫn chìm trong rất nhiều mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo và nội chiến.

Dẫu vậy, có không ít hy vọng lúc bấy giờ rằng đó dù sao cũng là bước đầu tiên để hướng đến quá trình hòa giải và chuyển đổi. Nhưng nhìn thực tế đất nước Myanmar, mục tiêu này nếu không muốn nói là viển vông thì hẳn phải là một điều thần kỳ nếu được hiện thực hóa, khi bà Suu Kyi thậm chí còn không được chính danh cầm quyền và phải chèo lái con thuyền dưới lưỡi gươm của quân đội luôn đè trên cổ – một cuộc đảo chính bất kỳ lúc nào.

Không thể không nói đến cuộc khủng hoảng của người Rohingya, vốn bị xem như là một vết nhơ của bà Suu Kyi sau biết bao sự trọng vọng và khâm phục mà người ta dành cho bà. Đó là một cuộc khủng hoảng mà nhà lãnh đạo gần như hữu danh vô thực trong vấn đề an ninh quốc gia phải luồn lách giữa ba bốn làn đạn – cộng đồng quốc tế, quân đội, người Phật giáo chiếm đa số, người Rohingya và các nhóm phiến quân do Trung Quốc hậu thuẫn.

Quân đội luôn có xu hướng khôi phục quyền kiểm soát của mình, hay ít nhất xóa mờ hình ảnh sáng chói của bà Suu Kyi và đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ ở trong và ngoài nước, đã không ngại ngần phát động chiến dịch càn quét người Rohingya, với danh nghĩa chống khủng bố, bạo loạn.

Nếu bà Suu Kyi đứng về phía người Rohingya lên án quân đội, bà sẽ bị dán nhãn che chở cho quân khủng bố, một cái cớ hoàn hảo để tiến hành một cuộc đảo chính. Không những thế, sự hậu thuẫn dành cho bà và đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ từ cộng đồng Phật giáo chiếm đa số sẽ bị giảm đi đáng kể.

Nếu bà Suu Kyi nhẹ nhàng với quân đội, hình ảnh lung linh của bà trong mắt cộng đồng quốc tế sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, đúng như thực tế đã diễn ra. Đằng nào quân đội cũng hưởng lợi với cuộc tấn công hung bạo của họ. Quả thật, khi họ tiến hành đảo chính, không ít người đã không còn cảm giác phẫn nộ như lẽ ra phải thế, thậm chí còn có ý nghĩ rằng bà Suu Kyi đáng bị như thế.

Trong hoàn cảnh đó, có một lựa chọn để bà Suu Kyi bảo toàn thanh danh của mình, đó là cực lực lên án quân đội và rũ áo ra đi. Nhưng như thế còn nói gì nữa, bỏ lại một đất nước tan hoang như thế ư? Nếu như thế, bà đã không đứng ra nhận lãnh vị trí thủ lĩnh phong trào phản kháng năm 88 khi từ Anh quốc trở về chỉ để chăm sóc người mẹ già, hay chấp nhận ly hương để được nhìn người chồng đang hấp hối lần cuối cùng năm 1997.

Bà đã chọn lựa nhẹ nhàng với quân đội, bất chấp những tổn hại cho danh tiếng của mình, biết trước cái bẫy đang giăng sẵn. Ở lại để khởi động tiến trình hòa giải, với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, song song đó nỗ lực vận động tu chính hiến pháp để tước bớt quyền lực của quân đội, mở đường cho quá trình chuyển đổi thực sự. Bà còn làm được gì hơn?

Thế nhưng, cứ mỗi khi một tiến trình mới được khởi động, nhóm phiến quân Arakan do Trung Quốc hậu thuẫn lại mở đợt tấn công mới, châm ngòi cho cuộc trả đũa của quân đội, mở ra vòng xoáy bạo lực mới. Ai là người được lợi khi tượng đài Aung San Suu Kyi bị sụp đổ, đất nước Myanmar không thể chuyển đổi dân chủ và luôn bất ổn?

Đứng dưới góc độ dân chủ nhân quyền, lên án bà Suu Kyi với những lời lẽ khoa trương quá dễ. Nhưng không bao giờ có chọn lựa dễ dàng cho những người ở hoàn cảnh cheo leo như bà. Dấn thân không phải là một khẩu hiệu. Có lúc người ta phải đưa ra chọn lựa đau đớn là đành phải hy sinh danh tiếng cá nhân ngõ hầu tìm một con đường tươi sáng nhất có thể cho đất nước của họ. Rất tiếc, không ai cho bà thời gian, quân đội không và cộng đồng quốc tế cũng như vậy!”

Cũng có những cái nhìn khắc nghiệt đối với bà như nhà báo Mạnh Kim, nhấn mạnh rằng dưới thời của bà “khu vực biên giới Myanmar, nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số,  xảy ra nhiều xung đột hơn so với cách đây một thập niên”. Tuy nhiên ông lại không nói vì sao lại xung đột. Tham chiếu từ nước Mỹ, chúng ta nhận ra rằng xung đột là điều ắt phải xảy ra khi thay đổi xã hội, dù là quy chính hay khiến nó băng hoại. Điều này chỉ có thể nói rằng bà Aung đang thực hiện sự cải tổ.

Đánh giá về con người của Aung San Suu Kyi, nhà bình luận chính trị Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng bà là người theo chủ nghĩa xã hội và dân chủ. Tuy cha là lãnh tụ cộng sản Myanmar, nhưng đã mất khi bà mới 3 tuổi. Tư tưởng của bà bị ảnh hưởng từ mẹ, và nền dân chủ xã hội phương Tây. Ông cho rằng bà là một người đáng kính, kiên cường, nhưng kém năng lực.

Những chính sách thân Trung Quốc của Myanmar dưới thời của bà là không thể chối cãi. Nhưng trong một bối cảnh hết sức phức tạp này, khoảng trống cho một nhà đấu tranh dân chủ xoay sở quả thực là không nhiều. Một số nhà bình luận cũng cho rằng các dự án của BRI tại Myanmar đang gặp vấn đề và Myanmar đang cẩn trọng với các dự án của Trung Quốc, điều này đã khiến Bắc Kinh không hài lòng. Người dân Miến Điện cũng như người Việt Nam (trừ bang Wa) không thích những gì đến từ Trung Quốc, nhưng họ vẫn dành sự ủng hộ và tình cảm cho Aung San Suu Kyi. Hashtag #savemyanmar và #Westandwithourleader hiện đang rải khắp các diễn đàn ASEAN trên hầu khắp các nền tảng mạng xã hội, bày tỏ rõ ràng chân thực suy nghĩ của người Miến Điện lúc này.

Từ Thức

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

x