Thần Tích Ngày Tết: Suy ngẫm về Tết Táo Quân

Tết cổ truyền là phong tục truyền thống đặc biệt quan trọng trong nền văn hóa Á Đông. Văn hóa Á Đông chính là văn hóa Thần truyền, do Thần truyền cấp cho con người, vì vậy chưa bao giờ tách khỏi những câu chuyện về Thần. Năm hết tết đến cũng là dịp gắn liền với rất nhiều Thần tích khác nhau. Trong loạt bài “Thần Tích Ngày Tết” này chúng tôi xin điểm lại một số truyền thuyết và Thần thoại mà cổ nhân đã lưu lại cho chúng ta, đồng thời cũng mạn phép đưa ra một vài góc nhìn khác mà có lẽ người hiện đại ít khi lưu tâm đến… 

Táo Quân là một vị Thần rất nổi tiếng trong văn hóa truyền thống, được xem là vị Thần minh trông coi việc bếp núc, đồng thời cai quản lành dữ Thiện ác của chủ nhà để ngày 23 tháng Chạp hàng năm về Trời tâu lại với Thượng Đế. Nhiều người còn tin rằng Táo Quân bảo vệ gia đình không để tà ma xâm nhập.

Táo Quân
Ngày 23 tháng Chạp Táo Quân sẽ về Trời trình diện Thiên Thượng. (Ảnh qua doisongphap luat)

Truyền thuyết về Táo Quân của người Việt

Trong Đạo giáo, Táo Quân là một trong ba vị Thần Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ được thờ phụng rộng rãi. Còn theo văn hóa riêng của người Việt thì ba vị Thần này gồm “hai ông một bà” – Thần Đất, Thần Nhà và Thần Bếp, dân gian đều gọi chung họ là Táo Quân. 

Có nhiều phiên bản khá khác nhau về truyền thuyết Táo Quân trong văn hóa Việt Nam và Trung Quốc, phiên bản phổ biến nhất mà người Việt thường nhắc đến là câu chuyện tay ba Trọng Cao, Thị Nhi và Phạm Lang:

Xưa có hai vợ chồng là Trọng Cao và Thị Nhi, tuy đã sống với nhau nhiều năm mà vẫn không có con, vì vậy tình cảm dần trở nên rạn nứt. Một ngày kia Trọng Cao nổi giận mắng nhiếc và đánh vợ, buộc Thị Nhi phải bỏ nhà ra đi. Thị Nhi lưu lạc bên ngoài gặp được Phạm Lang, hai người hợp ý nên kết thành vợ chồng.

Còn Trọng Cao về sau gặp nạn, gia sản đều mất hết, lại ân hận và nhớ vợ nên phải đi ăn xin khắp nơi, vừa để kiếm sống vừa tìm vợ. Trọng Cao tìm đến nhà Thị Nhi, đúng lúc Phạm Lang không có nhà, đôi vợ chồng cũ gặp lại hàn huyên chuyện xưa, đều cảm thấy có lỗi với đối phương. Trọng Cao tự trách mình đã đối xử tệ bạc với vợ, còn Thị Nhi thì hối hận vì đã trót tái hôn với Phạm Lang.

Đúng lúc đó Phạm Lang trở về, sợ khó giải thích với chồng mới nên Thị Nhi bèn nói Trọng Cao ẩn thân vào đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang không biết chuyện, vừa về nhà liền đốt rơm để bón ruộng, rốt cuộc khiến Trọng Cao chết cháy. 

Thị Nhi thấy chồng cũ vì sự sắp xếp của mình mà mất mạng oan uổng, liền liều mình nhảy vào đống lửa theo chồng. Phạm Lang không rõ sự việc, thấy vợ nhảy vào lửa, nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng thâm trọng nên cũng nhảy vào theo.

Sau khi cả ba chết, Thiên Đế thấy họ đều những người sống có tình nghĩa nên phong cho họ làm Táo Thần, gọi là Định Phúc Táo Quân, mỗi vị quản một việc: Phạm Lang làm Thổ Công trông coi việc đất đai; Trọng Cao làm Thổ Địa trông coi việc nhà cửa; Thị Nhi làm Thổ Kỳ trông coi việc bếp núc.

Ba vị Thần
Ba vị Thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ cai quản các việc đất đai, nhà cửa và bếp núc của gia chủ. (Ảnh qua darkedeneurope.com)

Ngoài ra theo niềm tin của các tín ngưỡng dân gian, ba vị Táo Quân còn cai quản lành dữ và ghi chép việc Thiện ác của chủ nhà, đồng thời bảo hộ gia đình chủ nhà không bị tà ma quấy nhiễu. 

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo Quân sẽ về Trời trình diện, bẩm cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà với Thiên Đế. Đến đêm ngày 30 tháng Chạp, Táo Quân lại quay về gia đình và cùng chủ nhà bước sang năm mới, kết thúc năm cũ. Cứ như vậy làm thành một vòng tuần hoàn khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau, năm này sang năm khác.

Suy ngẫm về phong tục cúng ông Táo

Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người người đều dùng mâm cao cỗ đầy để “tiễn ông Táo về Trời”. Mỗi vùng miền khác nhau đều có những món ăn và tế phẩm khác nhau trong ngày này, nhưng hầu như đều chung mục đích: cầu Táo Quân giúp gia đình mình sang năm làm ăn thuận lợi, buôn may bán đắt. 

Vào ngày này cứ vào các chợ sẽ dễ dàng bắt gặp mọi người đều đang bày biện đồ cúng linh đình trước gian hàng của mình, ai nấy đều dâng lễ cung kính, có thể nói là rất thành tâm thành ý.

Nhiều lúc ngẫm lại thấy người Việt thật là lạ! Mấy chục năm qua chúng ta đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết vô Thần và chủ nghĩa duy vật, phủ định sự tồn tại của Thần Phật, cho rằng tất cả đều là “phong kiến mê tín”. Nhưng điều đó rốt cuộc không khiến tín ngưỡng tâm linh của người Việt bị mất đi, mà khiến nó bị biến dạng thành những thứ rất kỳ quặc, thậm chí không lý trí.

Xã hội hôm nay đã trượt dốc trầm trọng về đạo đức và luân lý, đây là điều bất kỳ ai cũng có thể nhận ra nên không cần phải nói giảm nói tránh nữa. Ngay cả giữa các thành viên trong gia đình, cha mẹ với con cái, vợ với chồng, anh chị em ruột thịt với nhau, cũng có thể vì những mâu thuẫn không đáng mà làm hại sinh mệnh của chính người thân mình. 

Còn trong xã hội thì việc gì cũng có, vì tiền tài danh lợi mà điều ác nào cũng làm, trong các ngành nghề cái gì cũng có thể giả: người buôn bán kinh doanh hàng giả, thực phẩm giả, thuốc giả, người trí thức sử dụng bằng giả, người làm luật và thực thi công lý thì sử dụng giấy tờ giả, ngay cả người trong tôn giáo cũng có thể rao giảng… đạo đức giả! Toàn bộ xã hội tràn ngập “giả – ác – đấu”, hoàn toàn mâu thuẫn với quan niệm của cổ nhân về sự chân thành, lương thiện và bao dung nhẫn nại.

Một xã hội như vậy nhưng cứ đến dịp lễ tết là người ta lại tìm đến nơi tâm linh để cầu khẩn, hoặc là cúng kiến tại nhà, dù sao cũng nhất định phải làm lễ trước Thần Phật! Hỏi họ có tin vào sự tồn tại của Thần Phật và Thiên lý nhân quả báo ứng hay không? Nếu không thì sao họ phải tốn nhiều công sức như vậy, ngay cả những quan chức tự xưng là “duy vật biện chứng” cũng quyết không chịu thua ai trong vấn đề tế lễ và xây chùa đúc tượng, có người còn tự tay chép kinh Phật để mong được Thần Phật phù hộ,… Nhưng đổi lại, nếu họ tin thì tại sao ngay từ đầu họ lại dám làm chuyện xấu, dám hại người, sao dám ngông nghênh đòi đấu Trời đấu Đất, đấu với vận mệnh, mà không sợ quả báo?

Thần linh
Con người đã làm nhiều việc ác mà còn dám đến trước Thần Phật cầu xin tiền tài danh vọng cho bản thân, đó có phải là quá kỳ quặc, thậm chí thiếu lý trí? (Ảnh qua Epoch times)

Cũng như trong ngày 23 tháng Chạp, có rất nhiều người đứng trước bài vị Táo Quân mà cầu xin điều này điều nọ trong năm mới. Ở nơi khác họ từng làm rất nhiều chuyện xấu, từng tham ô hối lộ, từng kinh doanh hàng giả kém chất lượng, từng vì chút lợi ích nhỏ như đầu ruồi mà làm hại người khác, làm hại cộng đồng, làm hại cả người thân của mình,… chẳng lẽ họ đã quên mất rằng Táo Quân chính là vị Thần chuyên ghi chép việc Thiện ác mà họ đã làm để trình lên Thiên Đế hay sao? Họ chẳng những không sợ tội, không sám hối hay ân hận vì những việc xấu đã làm trong năm qua của mình, mà còn dám ở trước mặt Ngài cầu xin tiền tài danh vọng? Hay là họ muốn Táo Quân nhận đồ cúng và “khai gian” vài lời tốt đẹp về mình với Thiên Đế? Nếu thật sự họ nghĩ vậy thì có khác gì đang đánh đồng Thần Thánh với tham quan ô lại nơi thế gian? Đây chính là khinh miệt Thần Thánh, là hành vi bất kính lớn nhất!

Cho nên mới nói tín ngưỡng của người Việt không mất, nhưng mà đã méo mó thành những thứ rất quái đản kỳ dị, người ta cầu cúng dường như bất chấp cả lý trí!

Có một câu chuyện kể rằng: Vào thời nhà Minh, có người tên Du Đô, từng làm rất nhiều việc Thiện nhưng tâm của ông không Thiện: ông là người coi trọng học vấn nhưng đối với sách vở Thánh Hiền thì tùy tiện bỏ xó, ông nói mình lòng dạ ngay thẳng nhưng thấy mỹ nữ thì suốt ngày tơ tưởng chuyện không đâu, ông thường giúp đỡ người khác nhưng lại giúp với vẻ hằn hộc và kiêu ngạo,… chính vì vậy nên mệnh ông không hề thuận lời, lòng ông đầy căm phẫn bất bình, oán trời trách đất không nguôi.

Đến đêm giao thừa một năm nọ, Táo Quân có lòng thương xót nên hiện ra trong dáng vẻ một người khách, để chỉ điểm cho Du Đô những sai trái của mình: ông làm việc Thiện thì tâm cũng nhất định phải Thiện thì mới được Thiên Thượng bảo hộ. Du Đô từ đó quyết chí tu sửa bản thân, việc gì cũng nhường nhịn người khác, cung kính với sách vở Thánh Hiền, không dám nghĩ tới những chuyện xấu xa loạn bậy nữa, vì vậy mà nửa đời sau của ông đã thật sự được cải biến, phúc thọ đều viên mãn.

Câu chuyện trên cho thấy rằng con người muốn được Thần Phật và Thiên Thượng bảo hộ thì nhất định phải làm nhiều việc Thiện, hơn nữa quan trọng hơn là tâm càng phải Thiện, giữ lòng dạ ngay thẳng, cung kính khiêm nhường, đó mới là đang tích lũy phúc báo sâu dày cho bản thân. 

Còn với kẻ làm nhiều việc ác, hay với người tuy tay làm điều Thiện nhưng lòng không Thiện (chẳng hạn những người xây chùa, đúc tượng, chép Kinh Phật, làm bố thí… nhưng lại tham ô hối lộ, xem thường mạng người), mà muốn thông qua lễ vật cúng kiến để được Thần linh bảo hộ, hoặc mong được tiêu tai giải nạn, thì chuyện đó hoàn toàn không thể được, có lẽ chỉ càng tăng thêm tội nghiệt của họ với Thần Phật mà thôi.

Thế Di

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

    TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

    Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

    Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Hạt giống

    Hạt giống

x