Thảm họa tự nhiên – Vành đai núi lửa và “Big One” tiếp theo
Thời gian qua có lẽ nhiều người đã nghe nói về đường đứt gãy San Andreas chạy qua bang California. Các nhà khoa học đã nghiên cứu về nó trong nhiều năm và cố gắng dự đoán trận động đất lớn sẽ xảy ra tiếp theo.
Năm 1970, một đường đứt gãy lớn dài gần 1.000km (cách bãi biển ngoài khơi Tây Bắc Thái Bình Dương khoảng 56 – 115km) được phát hiện ở Mỹ và Canada. Nó được dự đoán là có khả năng gây ra một trận động đất lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ từ đường đứt gãy San Andreas. Đi kèm với nó là một trận sóng thần dữ dội như trận sóng thần đã từng xảy ra ở Nhật Bản và Đông Nam Á.
Khi này khu vực Cascadia Subduction Zone là nơi nằm giữa đảo Northern Vancouver và mũi đất Mendocino ở bang California.
Nó là một phần của vành đai núi lửa, một vành đai địa chấn hình móng ngựa xuất phát từ phía Nam của Australia băng qua Philippines đến phần cực đông của Nga.
Sau đó, nó tiếp tục tiến về phía đông và đến quần đảo Aleutian của Alaska. Vành đai này tiếp tục đi xuống bờ biển phía tây của Canada, Hoa Kỳ, Mexico, Trung Mỹ, Nam Mỹ, trước khi trở về Australia.
Theo trang Encyclopaedia Britannica, hầu hết các trận động đất mạnh nhất thế giới và khoảng 75% các ngọn núi lửa trên trái đất đều nằm trong vành đai núi lửa.
Cụ thể hơn khu vực Cascadia Subduction Zone là nơi mà mảng kiến tạo Thái Bình Dương giao với mảng kiến tạo Juan de Fuca, khi nó di chuyển và bị đẩy xuống đáy biển Thái Bình Dương. Kết quả là nó có thể gây ra một trận động đất và cả sóng thần. Khi đó trận động đất càng lớn, thì sóng thần càng dữ dội.
Vào tháng 1 năm 1700, kịch bản này đã thật sự xảy ra với một trận động đất đạt 8,7-9,2 độ Richter. Nó đã phá hủy toàn bộ vùng Cascadia Zone.
Tiếp sau đó một cơn sóng thần cao 30m ở Nhật Bản đổ bộ vào đất liền trong 18 giờ, theo tờ ScienceDaily.
Mặc dù trong các ghi chép của lịch sử và cả các câu chuyện truyền miệng đều đề cập đến một trận động đất lớn trên bờ biển phía tây Hoa Kỳ và đợt sóng thần dữ dội ở Nhật Bản, nhưng không ai biết được thời điểm chính mà thảm họa sẽ xảy ra.
Trong những năm 1980 và 1990, các nhà khoa đã thử nghiệm “Khu rừng ma” dọc theo bờ biển của bang Washington và Oregon.
>>> Rừng Amazon sắp mất nửa số loài vì biến đổi khí hậu
Đây là nơi mà những gốc cây tuyết tùng đỏ ở phương Tây và các loài sinh vật khác bị hủy hoại cùng một lúc. Điều này đã được xác định thông qua lớp vỏ các bon và các cuộc nghiên cứu khoa học về vòng đời của cây.
FB ADS HERE ===>
Tất cả các bằng chứng cho thấy sự sống của thực vật đã ngừng phát triển vào cuối năm 1699. Theo đó, các mẫu đất từ đáy đại dương cũng chứng thực một sự kiện sinh thái lớn vào thời điểm này.
Ông Chris Goldfinger nhà cổ sinh vật học tại đại học bang Oregon và nhiều nhà khoa học khác đã dự đoán rằng: Có khoảng 1/3 khả năng một trận động đất lớn dọc theo vùng Cascadia sẽ xảy ra trong vòng 50 năm tới.
Theo một bài báo của Pulitzer Prize (người đoạt giải thưởng Kathryn Schulz) được đăng tải trên tờ The New Yorker trong năm 2015, ông Goldfinger dự đoán trận động đất tiếp theo sẽ bắt đầu với sóng ngầm, sóng chuyển động nhanh và loại sóng cao tần chỉ có thể nghe được ở loài chó cùng một số động vật khác.
>>> 7 vụ vỡ đập thảm khốc nhất trong lịch sử
Nếu như một bi kịch như vậy lại diễn ra, thì cường độ của trận động đất lần này sẽ tạo nên những cơn co thắt mở trong lòng đất và các bức tường nước biển sẽ dâng cao gây ngập lụt khắp nơi.
Khi đó các thị trấn và thành phố ven biển từ miền nam Canada đến miền nam California sẽ gặp nguy hiểm.
Nhiều lý thuyết khác được đưa ra cũng cho rằng một trận động đất mạnh mẽ (Big One) tiếp theo thật sự có thể chia cắt California hỏi các phần còn lại của đất nước.
Theo tờ USA Today, bang California sẽ không thể chịu đựng được trận động đất lớn tiếp theo và nó sẽ bị phá hủy.
Ông Peggy Hellweg, một nhà địa chấn học của Đại học California, tại thành phố Berkeley cho biết: “Có một khả năng lên đến 99,9% rằng một trận động đất (bằng hoặc lớn hơn 6,7 độ rich-te) gây thiệt hại lớn sẽ xảy ra ở nơi nào đó của California trong 30 năm tới”.
Theo thông tin mà các nhà khoa học cung cấp, vành đai núi lửa chạy qua một số địa điểm đông dân nhất trên Trái Đất. Đây là lý do mà bờ biển Thái Bình Dương của Châu Mỹ thường xuyên bị rung chuyển bởi các trận động đất, vết nứt mở trên quần đảo Hawaii (hòn đảo đông dân cư và vẫn chảy dung nham mỗi ngày). Bên cạnh đó, cơn bão dữ dội xảy ra tại vịnh Mexico cũng là một nguyên nhân gây nên sự chấn động.
Hiện tại có hàng ngàn người đang sinh sống gần ngọn núi St. Helen và Vesuvius. Dường như con người chúng ta thường bị thu hút vào các địa điểm nguy hiểm như thế này.
Tú Văn, theo thevintagenews