Thạc sỹ Quang học và Công nghệ Nano, Pháp: hạnh phúc ngập tràn vì tìm được Chân Pháp

05/01/19, 11:37 Pháp Luân Công

Suốt 3 ngày, tôi chìm trong thất vọng, mất niềm tin; nội tâm đầy ắp những mâu thuẫn, giằng xé, không biết nên bước tiếp như thế nào. Bỗng nhiên, trực giác mách bảo tôi tìm về với Phật…

Thạc sỹ Quang học và Công nghệ Nano, Pháp: hạnh phúc ngập tràn vì tìm được Chân Pháp.1
Bảo Trâm đang tập bài công pháp số 2 của Pháp Luân Công.

Tôi quen bạn vào một ngày đầu năm 2014, khi đó bạn đang theo học ở Hàn Quốc, còn tôi là một giáo viên dạy Vật lý tại Việt Nam. 6 tháng chúng tôi mới gặp nhau trực tiếp được một lần. Mọi cuộc hội thoại chủ yếu qua điện thoại. Nhưng chúng tôi đã lập rất nhiều kế hoạch, dự định về một cuộc sống hôn nhân sau này: đám hỏi, đám cưới, rồi sang Hàn Quốc cùng nhau học tiếp. Dù yêu xa nhưng nghĩ đến những lời hứa hẹn và một tương lai được vẽ ra trong đầu, tôi vẫn cố gắng duy trì mối quan hệ, nghĩ rằng sẽ có được hạnh phúc.

Thạc sỹ Quang học và Công nghệ Nano, Pháp: hạnh phúc ngập tràn vì tìm được Chân Pháp.2
Bảo Trâm – Thạc sỹ Quang học và Công nghệ Nano.

Nhưng, sau 2 năm yêu nhau, một khoảng cách vô hình hình thành giữa chúng tôi, tình cảm cứ nhạt nhoà dần… chỉ còn lại những trách nhiệm và gánh nặng. Chúng tôi không cãi nhau, nhưng sự im lặng đó như báo hiệu trước cho kết cục của một cuộc tình. Một ngày, cô bạn cùng trường đã thử bói cho tôi một lá bài, nói rằng chúng tôi sẽ chia tay, và bạn có người yêu mới… Sau này, tôi cũng bàng hoàng khi chuyện xảy ra đúng như vậy. Sau 2 năm yêu nhau, bạn nói chia tay.

Tôi đã nghĩ thứ hạnh phúc trong tưởng tượng được định hướng và lên kế hoạch của mình là thứ sẽ khiến mình an toàn và sống tốt. Nhưng giây phút ấy, mọi nỗ lực trong quá khứ của tôi dường như mất sạch. Những lời thề non hẹn biển… Một phần, tôi cảm thấy đau khổ vì chuyện không như ý, vì tôi đã đặt hết hi vọng và quãng thanh xuân còn lại vào mối tình này, nhưng phần còn lại tôi cảm thấy đây là một sự giải thoát, giải thoát tôi khỏi những kế hoạch, những áp lực vô hình mà tôi nghĩ cần chịu đựng để có được hạnh phúc. Bởi tôi đã quá mệt mỏi với thứ gọi là trách nhiệm và hi sinh…

Lúc ấy, tôi mới cảm nhận sâu sắc những cái gọi là hạnh phúc mà tôi từng hết mình theo đuổi đó chỉ là hư ảo, vô định…  Suốt 3 ngày, tôi chìm trong thất vọng, mất niềm tin; nội tâm đầy ắp những mâu thuẫn, giằng xé, không biết nên bước tiếp như thế nào. Bỗng nhiên, trực giác mách bảo tôi tìm về với Phật…

Thạc sỹ Quang học và Công nghệ Nano, Pháp: hạnh phúc ngập tràn vì tìm được Chân Pháp.3
“Trực giác mách bảo tôi tìm về với Phật…”

Cuốn sách vô giá

Tình cờ tôi nghe được bản nhạc thiền với hình ảnh vị Phật từ bi, tiếng nhạc như làn nước mát trong chảy vào sâu trong tâm hồn xoa dịu trái tim bỏng rát và cuốn đi những gánh nặng cuộc sống, lòng tôi trở nên nhẹ nhõm, an yên.

Bất giác tôi nhận ra rằng, chỉ có tu luyện Phật Pháp mới là con đường hạnh phúc thật sự – con đường mà tôi mong muốn đi. Tôi nhớ đến cuốn sách Chuyển Pháp Luân 7 năm trước anh trai tôi giới thiệu mà tôi mới chỉ chưa đọc hết một lần đã bỏ dở, nhớ đến sức mạnh thần kỳ của bộ môn tu luyện Pháp Luân Công đã khiến anh trai khỏi bệnh đau cột sống.

Một lần nữa tôi mang cuốn Chuyển Pháp Luân ra, ngồi tịnh tâm lại, lần này tôi đọc một mạch hết cuốn sách. Năng lượng từ bi của những bài giảng thức tỉnh trong tôi một điều gì đó, khiến tôi hiểu rằng tình cảm nam nữ vốn không thể nắm bắt, hạnh phúc rồi khổ đau, theo đuổi, bám víu vào nó khiến lòng mình không an yên được.Hạnh phúc thật sự rất khác, đâu phải bằng đeo đuổi những công việc tốt, một cuộc hôn nhân “cổ tích”. Đó là sự thoải mái từ trong tâm với những lựa chọn của riêng mình. Cuộc đời tôi từ trước tới nay cứ như một người máy được lập trình: cố gắng học tốt, ra trường đi làm, rồi lập gia đình. Tôi sống bằng thứ quan niệm mà tôi nghĩ là sẽ đem đến hạnh phúc cho mình! Rồi thậm chí thật đau khổ khi không đạt được như mong muốn. Trái tim tôi đã không thực sự chân thành…

Tôi đọc đi đọc lại cuốn sách Chuyển Pháp Luân, qua các bài giảng, Sư phụ Lý đã vén mở bức màn bí ẩn về vũ trụ mênh mang, về nguồn gốc và ý nghĩa chân chính của sinh mệnh con người. Ngài từ bi giải thích về cội rễ của những khổ đau, hạnh phúc của kiếp người và cũng cho tôi thấy con đường chân chính để quay trở về bản nguyên Chân – Thiện – Nhẫn. Và điều đặc biệt là, tất cả những tri thức bao la vạn trượng ấy được Ngài giảng ra dưới góc độ của khoa học một cách có hệ thống và chặt chẽ vô cùng, điều mà trước đây tôi chưa hề được biết ở bất cứ cuốn sách hay tài liệu nào. Lúc ấy, trong lòng ngập tràn hạnh phúc vì đã tìm thấy được Chân Pháp.

Tôi phát tâm muốn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Từ giây phút đó, cuộc đời tôi đã hoàn toàn thay đổi…

Tháng 9 năm 2016, tôi xách vali tạm biệt Việt Nam, đến thành phố Troyes của Pháp theo học chương trình thạc sỹ về Quang học và Công nghệ Nano, bỏ lại sau lưng quá khứ và hướng đến một một chương mới trong cuộc đời…

Sự tự tin chân chính đến từ việc chấp nhận tất cả con người mình    

Ấn tượng đầu tiên trong tôi về nước Pháp là sự lịch thiệp và tốt bụng, thấy tôi mang vác nặng nề hay không biết đường, họ đều sẵn sàng chủ động hỏi han giúp đỡ; và đặc biệt là khung cảnh nước Pháp nên thơ lãng mạn, với 4 mùa ngập tràn vẻ đẹp cuộc sống.   

 
Thạc sỹ Quang học và Công nghệ Nano, Pháp: hạnh phúc ngập tràn vì tìm được Chân Pháp.10
Khung cảnh nước Pháp nên thơ lãng mạn mỗi độ vào thu.

Môi trường ở Pháp và xã hội tự do khiến mọi thứ thoải mái, dễ thở hơn, các quyền cơ bản của con người được đảm bảo. Nhiều người Việt cố gắng nhập cư bất hợp pháp để tìm kiếm hạnh phúc… Nhìn sự bon chen này tôi cảm thấy thương họ. Bởi hạnh phúc không phải từ tranh giành mà có…

Ở trường, thầy giáo khuyến khích tôi mạnh dạn phát biểu ý kiến dù đúng hay sai. Các bạn học không cạnh tranh ganh đua mà cùng giúp đỡ nhau học tập. Họ luôn trung thực, chân thành trong giao tiếp, không che giấu suy nghĩ của mình cũng như phải băn khoăn quá nhiều về việc nên nói gì. Khi người nào đó mắc lỗi, họ tập trung vào giải quyết vấn đề chứ không phải chỉ trích cá nhân.

 
Thạc sỹ Quang học và Công nghệ Nano, Pháp: hạnh phúc ngập tràn vì tìm được Chân Pháp.9
Bảo Trâm và bạn học tại thành phố Troyes, Pháp.

Người Pháp văn minh lịch sự, và tôi thấy mình cần phải học hỏi. Có lẽ chính thái độ chân thật, không tự ti về thiếu sót hay khác biệt của bản thân khiến họ có thể đối xử vô tư với người khác như vậy!

Vì lợi ích tốt nhất cho bản thân hay lợi ích tốt nhất cho người khác?

Sáu tháng cuối tôi đi thực tập ở một viện nghiên cứu ở Grenoble, tuần đầu tiên làm thí nghiệm, tôi lấy nhầm một trong các hoá chất để thực hiện tổng hợp mẫu mà không biết. Thế là các mẫu làm trong thời gian đó vẫn được đo đạc và báo cáo bình thường. Khi phát hiện ra, tôi cảm thấy choáng váng, trong đầu có hai luồng suy nghĩ: một là chỉ nghĩ cho bản thân, lẳng lặng làm lại tất cả các mẫu mà không cần báo cáo sai phạm này; hai là báo cáo hết để tránh việc có thể làm chệch hướng khảo sát của nhóm.

Ngay lập tức tôi nhớ mình là người tu luyện. Pháp Luân Đại Pháp dạy con người tu theo Chân-Thiện-Nhẫn, và làm các việc phải nghĩ đến người khác trước. Thế là tôi quyết định chắc chắn rằng mình sẽ trình bày rõ ràng hết với GS và cũng sẵn sàng tinh thần bị phê bình. Nhưng trái với những gì tôi suy diễn, các GS hướng dẫn lại bàn nhau an ủi động viên tôi, bảo tôi đừng lo lắng, “chúng ta có thể làm lại, chỉ tiếc là mất thời gian của em thôi”. Sự bao dung, lương Thiện của các GS khiến tôi vô cùng xúc động. Tôi tự nhủ rằng mình cần học tu chữ Chân thêm nữa.

Công việc nghiên cứu rất nhiều khi kết quả không được như mong đợi, tôi cảm thấy căng thẳng lo lắng và áp lực. Tất nhiên những suy nghĩ tiêu cực này không giúp cải thiện tình hình. Hướng vào nội tâm tìm thiếu sót của mình, tôi bàng hoàng phát hiện ra lo lắng ấy một phần là vì lợi ích chung của nhóm nghiên cứu, nhưng lớn hơn là xuất phát từ sợ mất lợi ích cá nhân, sợ bản thân không được đánh giá tốt, không có kết quả tốt để viết báo cáo, cảm thấy mất thời gian khi thường xuyên phải ở lại muộn sau giờ làm việc … Tôi đã không Thiện mà cũng chẳng Nhẫn.

Công việc nghiên cứu có nhiều áp lực…
Công việc nghiên cứu có nhiều áp lực…

May mắn thay, bài học từ sách của Pháp Luân Đại Pháp đã giúp tôi nhận ra và loại bỏ tâm ích kỷ này. Vì lợi ích tốt nhất cho mọi người chứ không phải vì cá nhân tôi, thường tự nhắc mình như vậy, tôi trở nên nhẹ nhõm và có thể toàn tâm vào công việc. Mà nghiên cứu thì bạn biết đấy, luôn cần đến một chút “may mắn” bên cạnh sự cần cù. Có lẽ tâm thái đúng đắn hơn đã làm cho “may mắn” mỉm cười với tôi. Kết thúc thực tập, tôi được Giáo sư hướng dẫn đánh giá cao và ngỏ ý muốn tôi làm tiếp cùng.

Dần dần học Pháp tôi phát hiện ra rằng, khi tâm càng tĩnh lặng thì đầu óc càng sáng suốt, học bài và làm các việc đều tốt hơn. Khi nội tâm an hòa, gặp điều không vừa ý sẽ không dễ nổi nóng. “Lấy Thiện đãi người” thì các mối quan hệ xung quanh đều trở nên hài hòa. Đặc biệt là, hãy tôn trọng cảm xúc và những suy nghĩ của bản thân. Đừng ép mình phải trở thành một hình mẫu nào đó để người khác vừa lòng. Sống thật với chính mình và đem điều tốt lành cho người khác, đó mới là sự tự tin lâu bền và chân chính nhất. Chỉ có mạnh dạn với cuộc sống, mỗi con người mới có thể trưởng thành.

Thạc sỹ Quang học và Công nghệ Nano, Pháp: hạnh phúc ngập tràn vì tìm được Chân Pháp - H1
“Chỉ có mạnh dạn với cuộc sống, mỗi con người mới có thể trưởng thành”.

Mùa đông nước Pháp rất lạnh. Thấy mọi người xung quanh ho, sổ mũi, hắt xì,… theo thói quen, tôi cảm thấy lạ: “Ủa, vì sao mình không bị đau họng và sốt nhỉ, trời lạnh vậy rồi mà”. Vì lúc ở nhà tôi ốm yếu lắm, đi học thì nghỉ học, đi làm thì nghỉ làm, tháng nào cũng đau đến nỗi bạn bè trêu rằng nhà tôi nằm trên con đường toàn bác sĩ với bệnh viện quả là đúng đắn. Tôi bất chợt nhận ra chính là hiệu quả kì diệu của việc luyện công và học Pháp Luân Công đây mà. Tâm tính thay đổi tốt lên thì các bệnh tật cũng được loại bỏ. Tôi ngập tràn hạnh phúc và cảm ân vô hạn đối với Sư phụ Lý. Cả cuộc đời tôi chưa bao giờ biết cảm giác khỏe mạnh là như thế nào mãi đến khi ấy.

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang tập bài công pháp số 5.
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang tập bài công pháp số 5.

Trong thời gian ở đây, tôi có cơ hội gặp các học viên khác đến từ nhiều nước ở châu Âu, trong đó có cả những người Việt xa xứ. Tiếp xúc với họ tôi cảm nhận được trường năng lượng hòa ái từ bi mang lại sự ấm áp dễ chịu mà không thể diễn tả bằng lời. Chúng tôi nói với mọi người về vẻ đẹp của Pháp Luân Công và lên tiếng cho cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc, hy vọng rằng tự do tín ngưỡng sẽ sớm trở lại với những người tu luyện theo Chân-Thiện-Nhẫn ở vùng đất Thần Châu ấy.

Tôi từng nói với hai bạn học rằng: “Học Pháp Luân Công là điều quý giá nhất mà mình được ban tặng trong cuộc đời này”.

Theo ĐKN

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x