Khán giả học Pháp Luân Công sau khi xem phim “Trường Xuân”

06/12/22, 09:00 Thế giới

Tối ngày 10/4, đội ngũ sản xuất bộ phim tài liệu hoạt hình “Trường Xuân” của nhà sản xuất người Canada Lofty Sky cùng họa sĩ nổi tiếng Hollywood gốc Hoa Da Xiong (Đại Hùng) đã ra mắt khán giả Hà Lan tại Liên hoan phim quốc tế The Hague. Khán giả đã thích thú tập theo các động tác của Pháp Luân Công sau khi biết được sự thật cuộc đàn áp diễn ra tại Trung Quốc Đại Lục thông qua bộ phim.

Tối ngày 12/4/2022, bộ phim tài liệu hoạt hình “Trường Xuân” đã tham dự “Đêm của các nhà hoạt động nhân quyền ở Hà Lan”, được khán giả hưởng ứng nhiệt liệt và đứng dậy học các bài công pháp của Pháp Luân Công. (Ảnh: Epoch Times)

Bộ phim kể về sự kiện chèn sóng truyền hình Trường Xuân chấn động thế giới từ 20 năm trước tại Trung Quốc. Ngày 5/3/2002, các học viên Pháp Luân Công đã chèn sóng thành công chương trình nói sự thật về Pháp Luân Công trên 8 kênh truyền hình ở thành phố Trường Xuân. Họ đã phát sóng 2 bộ phim ngắn “Là tự thiêu hay trò lừa bịp” và “Pháp Luân Đại Pháp truyền bá ra thế giới” trên các kênh này. Trong chưa đến một giờ đồng hồ, họ không chỉ giúp cả trăm ngàn khán giả biết được sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại nước này, mà còn được chứng kiến cảnh ​​Pháp Luân Công được truyền bá rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, sau đó các học viên Pháp Luân Công liên quan đã ngay lập tức bị ĐCSTQ bức hại.

ĐCSTQ đã phát động một cuộc truy lùng quy mô lớn. Trong vòng chưa đầy 20 ngày, chỉ riêng khu vực Trường Xuân, hơn 5.000 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ bất hợp pháp, 18 người bị cáo buộc tham gia vụ chèn sóng truyền hình đã bị ĐCSTQ bức hại dã man, trong số đó có Lương Chấn Hưng, Lưu Thành Quân, Lôi Minh và nhiều người khác bị bức hại đến chết.

Lần này, đội ngũ sản xuất của “Trường Xuân” đã đến thành phố The Hague tham dự liên hoan phim quốc tế thường niên có tên ‘Movies That Matter’ (tiền thân là Liên hoan phim Quốc tế của Tổ chức Ân xá Quốc tế). Khán giả đã nhiệt liệt hưởng ứng. Ông Paul Huijts, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Hà Lan, cũng đến dự đêm của các nhà hoạt động nhân quyền vào tối thứ Tư (13/4).

Ông nói rằng xem bộ phim “Trường Xuân” khiến ông nhớ đến “Người xe tăng” (vụ thảm sát Thiên An Môn nhắm vào học sinh, sinh viên đẫm máu ngày 4/6/1989) cách đây 30 năm.

Ông nói: “Câu chuyện của họ có rất nhiều điểm chung. Khi bạn trèo lên xe tăng, chèn sóng truyền hình, hoặc tiếp quản kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc – ĐCSTQ) trong một thời gian ngắn, như trong bộ phim này đều cần rất nhiều sự can đảm mới có thể đứng ra gánh vác rủi ro. Lòng cam đảm này thường đi kèm với một cái giá rất đắt.”

Là một học viên Pháp Luân Công ở Trường Xuân, họa sĩ Đại Hùng cũng bị ảnh hưởng bởi sự kiện trên. Anh buộc phải đi tha hương vì nhiều lần bị bức hại, và cuối cùng cũng phải rời khỏi Trung Quốc.

ĐCSTQ đã bức hại Pháp Luân Công hơn 20 năm. Chúng tôi chỉ muốn nói sự thật cho những người Trung Quốc bị nô dịch. Tại Trung Quốc, họ (các học viên Pháp Luân Công ở Đại Lục) đang gặp nguy hiểm. Hiện giờ tôi đã ra nước ngoài, và muốn nói sự thật với mọi người trên thế giới.” Đại Hùng nói với người dẫn chương trình rằng đây là một hành trình rất nguy hiểm, mọi hành động đều sẽ phải trả giá.

Đại Hùng nói: “Khi Pháp Luân Công bị bức hại, tôi là phóng viên của một tờ báo. Sau đó, tôi thành lập xưởng phim ‘Flag Cartoon’, kiêm giảng viên đại học. Trong thời gian này, tôi đã bị bắt giữ bất hợp pháp 3 lần. Cho đến Thế vận hội 2008, tôi mới ra nước ngoài”. “Sau khi tôi ra nước ngoài, họ (ĐCSTQ) vẫn xâm nhập vào máy tính, xâm nhập và theo dõi WeChat cùng QQ của tôi. Hiện giờ họ đã chặn tất cả sách của tôi từng được xuất bản tại Trung Quốc.”

Ảnh phim “Trường Xuân”: Tuổi thơ của Đại Hùng ở Trường Xuân thật hạnh phúc. (Ảnh chụp màn hình video / Epoch Times)

Xưởng truyện tranh “Flag Cartoon” do Đại Hùng thành lập quy tụ hơn 30 họa sĩ. Năm 2006, bộ truyện tranh “Thiên Long Bát Bộ” do Đại Hùng và Kim Dung đồng sáng tác đã giành được giải thưởng đặc biệt tại Liên hoan truyện tranh Angoulême của Pháp.

Đây là lần đầu tiên một người Trung Quốc giành được “Giải Oscar ngành công nghiệp phim hoạt hình”. Sau đó, Đại Hùng đã ký hợp đồng thành công với SOLEIL, công ty xuất bản truyện tranh lớn nhất Châu Âu. Trước khi bị cấm, truyền thông Đại Lục tung hô Đại Hùng là “ông hoàng phim hoạt hình”.

Ảnh trong phim “Trường Xuân”: Sau khi sự kiện chèn sóng xảy ra, ĐCSTQ điên cuồng bắt giữ và bức hại các học viên Pháp Luân Công tại địa phương. Đại Hùng cũng từng bị bức hại. (Ảnh chụp màn hình video / Epoch Times)

Giám đốc kinh doanh của Ban tổ chức Liên hoan phim: “Trường Xuân có sức ảnh hưởng rất lớn
“Bộ phim rất đặc biệt. Đúng vậy, kết hợp với hoạt hình … Phim kết hợp lời kể của nhân chứng với hoạt hình và khiến nó trở nên rất đặc biệt vì có rất ít cảnh quay.”
Bà Ali Remmelts, giám đốc điều hành của ban tổ chức liên hoan phim, nói rằng Đại Hùng đã hình tượng hóa câu chuyện trong ký ức của anh ấy theo cách này, “Tôi nghĩ nó rất đẹp.”

“Truyền thông, truyền thông thị giác và kể chuyện có thể giúp chúng tôi tiếp cận với mọi người theo cách tạo ra tình yêu thương, hiểu biết và thu hẹp khoảng cách.” Jason Loftus, đạo diễn kiêm nhà sản xuất phim “Trường Xuân”, giải thích về điều này ở mức độ chuyên nghiệp: “Tôi nghĩ điểm này đủ để kết nối bộ phim với mọi người.”

“Tôi có sự đồng cảm rất rõ. Bộ phim được miêu tả theo cách như vậy, và thực sự có ảnh hưởng rất lớn.” Những lời của bà Remmelts đã được cô Vương Gia Ân, chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Công Hà Lan, lặp lại.

“Tôi đang tự hỏi bản thân, nếu sống ở Trung Quốc, liệu tôi có đủ lòng tốt và sự can đảm để liều mạng mang sự thật đến cho người Trung Quốc hay không? Đây là điều khiến tôi suy nghĩ nhiều nhất.” Cô Gia Ân nói, khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp, có 100 triệu người Trung Quốc học Pháp Luân Công, tương đương với 5 lần dân số Hà Lan. Tuy nhiên, do bị ĐCSTQ che đậy, nhiều người không biết sự thật về pháp môn này.

Tối ngày 12/4/2022, bộ phim tài liệu hoạt hình “Trường Xuân” đã tham dự đêm của các nhà hoạt động nhân quyền tại Pathé Buitenhof, Hà Lan. Đạo diễn kiêm nhà sản xuất Jason Loftus (thứ 2 từ phải sang), nghệ sĩ hàng đầu Đại Hùng (thứ 4 từ trái sang), cô Vương Gia Ân – chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Công Hà Lan (thứ 4 từ phải sang) và các học viên Pháp Luân Công tại địa phương cùng chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Frank Wu / Epoch Times)

Đạo diễn Loftus nói: “Tôi nhìn thấy tiềm năng trong câu chuyện này. Tôi nghĩ khi bạn kết nối với một thứ gì đó, bạn luôn muốn chủ đề này phát huy hết tiềm năng của nó” . “Bạn có cảm giác như mình đã bắt gặp một câu chuyện, hoàn cảnh và điều kiện để có thể chuyển thể thành phim. Bạn chỉ muốn làm điều đó một cách công bằng.”

Vợ của Loftus cũng đến từ Trường Xuân. “Khi lớn lên ở đó, cô ấy không có mối liên hệ nào với cộng đồng học viên Pháp Luân Công. Cô ấy không biết họ phải chịu đựng những gì, gặp phải những gì.” Loftus nói rằng kỳ thực anh ấy và Đại Hùng quen biết khi chơi trò chơi điện tử Kung Fu cùng nhau.

Nhà sản xuất phim này cho biết: “Câu chuyện về việc Đại Hùng phải đi tha hương ngay lập tức gây ấn tượng với chúng tôi. Chúng tôi muốn tái hiện nó bằng nghệ thuật tuyệt vời của cậu ấy, cũng là chia sẻ câu chuyện phi thường này với phần còn lại của thế giới.”

Tối ngày 12/4/2022, bộ phim tài liệu hoạt hình “Trường Xuân” đã tham dự đêm của các nhà hoạt động nhân quyền ở Pathé Buitenhof, Hà Lan. Nghệ sĩ hàng đầu Đại Hùng (thứ 2 từ trái sang) và đạo diễn kiêm nhà sản xuất Jason Loftus (đầu tiên bên phải) cũng có mặt. (Ảnh: Frank Wu / Epoch Times)

Lần đầu tiên biết đến “Pháp Luân Công” qua bộ phim “Trường Xuân”, khán giả Arne van Vliet đã bị sốc.

“Điều khiến tôi ngạc nhiên là điều này lại xảy ra tại một quốc gia (chế độ) như Trung Quốc (ĐCSTQ). Đặc biệt là nước này vừa mới đăng cai Thế vận hội Mùa đông, và luôn được khắc họa bằng những hình ảnh lãng mạn hóa của văn hóa Trung Quốc…” Van Vliet nói rằng anh ấy biết ít nhiều về cuộc đàn áp của ĐCSTQ nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ, đặc biệt là Phật giáo Tây Tạng, “nhưng tôi không biết gì về Pháp Luân Công.”

Van Vliet, 18 tuổi, nói:“Vì vậy, sản xuất một bộ phim như thế này là điều rất quan trọng; có thể kể câu chuyện này cho mọi người” . “Được thực hiện qua lời khai của nhân chứng và hình thức hoạt hình, khiến câu chuyện được kể rất lôi cuốn. Đây thực sự là một bộ phim phải xem.”

Tổ chức Ân xá Quốc tế: Tôi thấy hiện thân của “Chân – Thiện – Nhẫn”

Tối ngày 12/4/2022, bộ phim tài liệu hoạt hình “Trường Xuân” đã tham dự đêm của các nhà hoạt động nhân quyền tại Pathé Buitenhof, Hà Lan. Tiến sĩ Stijn Deklerck, quan chức cấp cao của Chương trình Ân xá Quốc tế Trung Quốc tại Hà Lan, cũng đến tham dự. (Ảnh: Gokhan Tunc / Epoch Times)

Tối hôm đó, Tiến sĩ Stijn Deklerck từ Chương trình Trung Quốc của Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Hà Lan cũng đến xem phim. Ông nói rằng “Trường Xuân” không chỉ cảm động, mà còn rất mới mẻ.

Tiến sĩ Stijn Deklerck nói: “Đây là một bộ phim rất cảm động. Nhóm những người rất dũng cảm này đã thực sự làm được một số điều đáng kinh ngạc. Có thể chèn sóng truyền hình của nhà nước ở Trung Quốc, đây thực sự là một điều không thể tin được”, “Đồng thời, tôi đã phát hiện ra bộ phim này (‘Trường Xuân’) rất đẹp vì nó là sự kết hợp giữa người thực, các cuộc phỏng vấn và hoạt hình. Hơn nữa bạn sẽ thực sự cảm thấy rất nhiều điều về cảm nhận của những người trẻ tuổi.”

“Đồng thời, còn có một tình yêu, một niềm hy vọng vẫn tiếp tục tỏa sáng ngay cả trong những thời điểm rất đen tối. Vì vậy, tôi nghĩ điều đó thật đặc biệt”. Ông cũng rất ấn tượng bởi những nhà hoạt động đã xuất hiện để ủng hộ bộ phim này.

Ông Deklerck nói: “Tôi cũng nhìn thấy hy vọng ở những người dám lên tiếng, chính là các nhà hoạt động nhân quyền.” Họ thực sự hiểu “yêu nước nghĩa là gì”.

“Hơn nữa, họ xuất phát từ mục đích tốt nhất, đó là sự đồng cảm, chân thành, trung thực, vâng, đây đều là những điều đáng hy vọng”. Ông Deklerck nói với phóng viên của Epoch Times rằng mình đã nhìn thấy hiện thân của “Chân, Thiện, Nhẫn”, giá trị cốt lõi của Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp).

Tối ngày 12/4/2022, bộ phim tài liệu hoạt hình “Trường Xuân” đã tham dự đêm của các nhà hoạt động nhân quyền tại Pathé Buitenhof, Hà Lan. Đạo diễn kiêm nhà sản xuất Jason Loftus (thứ 2 từ phải sang) và họa sĩ chính Đại Hùng (thứ 2 từ trái sang) đã trả lời câu hỏi của người dẫn chương trình. (Ảnh: Frank Wu / Epoch Times)

Là một thành viên của Tổ chức Ân xá Quốc tế, Deklerck đã theo dõi cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ. “Tôi biết rằng môn này (Pháp Luân Công) là một phong trào tín ngưỡng. Các học viên Pháp Luân Công mà tôi từng gặp cũng biết cách giải thích điều này (giảng sự thật) rất tốt ở đó. Hơn nữa, vừa rồi chúng tôi cũng tham gia tập các bài công pháp. Theo quan điểm của tôi, tôi thấy rằng môn này (Pháp Luân Công) đã mang lại rất nhiều lợi ích cho nhiều người.”

Tối hôm đó, các học viên Pháp Luân Công có mặt đã lên sân khấu biểu diễn những bài công pháp cho khán giả. Mọi người trong hội trường đều thích thú học theo.

Tối ngày 12/4/2022, bộ phim tài liệu hoạt hình “Trường Xuân” đã tham dự đêm của các nhà hoạt động nhân quyền tại Pathé Buitenhof, Hà Lan. Học viên Pháp Luân Công đã biểu diễn các bài công pháp. (Ảnh: Frank Wu / Epoch Times)

Tiến sĩ Deklerck nói rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ là không thể tin được. Ông cho rằng có quá nhiều người tập Pháp Luân Công, và điều này đã khiến ĐCSTQ sợ hãi, từ đó mới đàn áp họ. “Bởi vì môn này (Pháp Luân Công) nằm ngoài sự kiểm soát của họ (ĐCSTQ), đó là lý do tại sao họ lại phản ứng gay gắt như vậy. Nhưng về bản chất, môn này (Pháp Luân Công) thực sự là một phong trào tràn đầy tình yêu thương.”

Đại Hùng nói với người dẫn chương trình rằng trong những ngày tới, anh ấy sẽ tiếp tục sự nghiệp nhân quyền của mình: “Nói thật với các bạn, tôi tin rằng một ngày nào đó mọi người trên toàn thế giới cũng sẽ làm điều tương tự như các đệ tử Pháp Luân Công.”

Trong liên hoan phim này, “Trường Xuân” đã lọt vào danh sách 3 giải thưởng: Phim tài liệu hay nhất, Giải lựa chọn của sinh viên và Đề cử giải thưởng lớn, và cuối cùng đã giành Giải được chú ý đặc biệt. Đầu năm nay, “Trường Xuân” giành được giải Khán giả và giải Giá trị nhân loại trong Liên hoan phim quốc tế Thessaloniki ở Hy Lạp.

Khán giả cũng học theo các động tác của Pháp Luân Công. (Ảnh: Frank Wu / Epoch Times)
Khán giả cũng học theo các động tác của Pháp Luân Công. (Ảnh: Frank Wu / Epoch Times)
Khán giả cũng học theo các động tác của Pháp Luân Công. (Ảnh: Frank Wu / Epoch Times)

***

Pháp Luân Công dạy mọi người thực hành “Chân – Thiện – Nhẫn” trong cuộc sống, giúp các học viên khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế. Năm 1999, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.

Theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

    Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x